46 Khoản 4,5 Điều 474 Bộ luật Dân sự năm 2005.
1.5. Lãi suất trong giao dịch hụi, họ, biêu, phường
Theo quy định tại Điều 479 BLDS năm 2005 “Họ, hụi, biêu, phường (sau
đây gọi chung là họ) là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên”.
Bộ luật dân sự cũng không quy định riêng về khái niệm lãi suất trong giao dịch Họ, hụi, biêu, phường.
Tại Điều 10 Chương I phần những quy định chung của nghị định 144/2006/NĐ-CP ngày 27/11/2006 của Chính phủ về Họ, hụi, biêu, phường quy định về Lãi suất “trong trường hợp họ có lãi thì lãi suất đối với phần họ được thực
hiện theo quy định tại Điều 476 của Bộ Luật Dân sự”.
Như vậy, trong giao dịch Họ, hụi, biêu, phường có thỏa thuận lãi thì lãi suất được thỏa thuận theo quy định tại Điều 476 của BLDS năm 2005.
Lãi suất trong giao dịch này khác với lãi suất trong các hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng tín dụng ở chỗ lãi suất trong giao dịch họ được tính trên phần họ theo kỳ mở họ và khoản tiền lãi này thành viên lĩnh họ phải trả lãi cho các thành viên khác.
Mục đích quy định lãi suất trong giao dịch Họ, hụi, biêu, phường nhằm bù đắp một phần tương đối cho các thành viên khác khi một thành viên lĩnh họ và tránh xảy ra tình trạng cho vay lãi nặng.
Thời điểm tính lãi là thời điểm người lĩnh họ bỏ lãi và nhận tiền lĩnh họ và cũng là thời điểm kết thúc việc tính lãi khi các thành viên trong họ đóng phần tiền còn lại cho chủ họ để giao tiền cho thành viên lĩnh họ.
Mức lãi do các thành viên tự xác định khi lĩnh họ, mỗi kỳ lĩnh họ có một mức lãi khác nhau tùy thuộc vào ý chí người bỏ lãi cao nhất sẽ là người lĩnh họ,
“việc trả lãi được thực hiện bằng cách khấu trừ trước tiền lãi vào phần họ mà thành viên được hưởng lãi phải đóng góp”53.
53 Hoàng Ngọc Tùng (2010), “Vấn đề lãi suất trong Họ, Hụi, Biêu, Phường”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (10), tr. 26. tr. 26.
31
Kết luận Chương 1
Lãi trong hợp đồng dân sự Việt Nam là chế định quan trọng, là cơ sở pháp lý để các bên khi thiết lập hợp đồng dân sự làm căn cứ thỏa thuận về lãi, xác định về quyền yêu cầu lãi và nghĩa vụ thanh toán lãi trong hợp đồng dân sự dân sự cũng như lãi chậm trả, lãi quá hạn, lãi chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự khi hợp đồng bị vi phạm, để giải quyết các vấn đề như khái niệm về lãi, lãi suất, cách tính lãi, mức lãi, thời điểm bắt đầu tính lãi, thời điểm kết thúc tính lãi, các loại hình lãi, khoản nợ để tính lãi.
Với mục đích làm rõ các quy định này, tại chương 1 của luận văn, chúng tôi đã tập trung phân tích về mặt lý luận, cơ sở pháp lý và bản chất của lãi, lãi suất, cách tính lãi, mức lãi, thời điểm bắt đầu tính lãi, thời điểm kết thúc tính lãi, các loại hình lãi, khoản nợ để tính lãi.
Để làm rõ được yêu cầu này, chúng tôi đã nêu các quy định của pháp luật Dân sự Việt Nam quy định về lãi, lãi suất, tổng hợp, phân tích và phân biệt với các loại hình lãi, từ đó đã nêu lên được bản chất pháp lý của lãi, lãi suất nhằm giúp người đọc có cách nhìn cụ thể, rõ ràng và có nhận thức đúng đắn về lãi. Đồng thời phân tích làm rõ bản chất pháp lý của của lãi, lãi suất, cách tính lãi, mức lãi, thời điểm bắt đầu tính lãi, thời điểm kết thúc tính lãi, các loại hình lãi, khoản nợ để tính lãi.
Thơng qua việc phân tích các quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, chúng tôi đã chỉ ra được những điểm chung trong nhóm hợp đồng có lãi, lãi suất và giải quyết vấn đề thực tiễn xét xử của loại hợp đồng khơng có lãi, lãi suất, có liên quan đến thanh tốn một khoản tiền, nhưng BLDS năm 2005 khơng quy lãi chậm trả do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Đặc điểm chung bao gồm: Thứ nhất nó tồn tại một nghĩa vụ dân sự; thứ hai phải có việc chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự; thứ ba khơng u cầu phải có thỏa thuận lãi, nó phát sinh khi một bên chậm thực hiện nghĩa vụ mà khơng bắt buộc các bên phải có thỏa thuận lãi; thứ tư tất cả các khoản lãi này khi áp dụng nó độc lập với thiệt hại, tứ là có hay khơng có thiệt hại thì khoản lãi này vẫn phải áp dụng, cứ có việc chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự là phát sinh lãi.
Nhưng cũng có những điểm khác nhau ở chỗ mức lãi thỏa thuận của mỗi hợp đồng khác nhau; mức tính lãi của mỗi loại hình lãi khác nhau, thời điểm bắt đầu tính lãi, thời điểm kết thúc tính lãi cũng khác nhau, có những hợp đồng pháp luật
32
quy định lãi, cũng có hợp đồng pháp luật khơng quy định lãi chậm trả nhưng thực tiễn xét xử đã buộc bên chậm trả phải trả lãi.
Giải quyết vấn đề còn vướng mắc, tồn tại, một điều luật được hiểu theo nhiều nghĩa, tính lãi theo nhiều cách khác nhau, quy định về lãi chưa rõ hay chưa phù hợp với thực tiễn xét xử, pháp luật không quy định phải trả lãi nhưng thực tiễn xét xử đã buộc bên vi phạm phải trả lãi do chậm trả tiền, để làm cơ sở, nêu các ý kiến đề xuất kiến nghị sẽ được trình bày ở chương sau.
33