Thực tiễn áp dụng pháp luật về cách tính lã

Một phần của tài liệu Lãi trong pháp luật dân sự việt nam (Trang 48 - 61)

58 Khoản 1 Điều 438 BLDS năm 2005.

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về cách tính lã

Trong hợp đồng dân sự nói chung, khi thiết lập hợp đồng có thỏa thuận về lãi hoặc khi hợp đồng bị vi phạm, quá hạn thì bên vi phạm phải chịu lãi, pháp luật quy định về cách tính lãi hiện nay cịn mơ hồ, chưa rõ, thực tiễn xét xử hiện nay về cách tính lãi vẫn cịn nhiều quan điểm khác nhau, chưa thống nhất, từ đó gây nhiều khó khăn trong q trình áp dụng pháp luật và trong quá trình giải quyết các tranh chấp của Tòa án.

2.2.1. Áp dụng pháp luật trong cách tính lãi

2.2.1.1. Áp dụng pháp luật trong cách tính lãi đối với đồng vay tài sản không thỏa thuận lãi

Khi thiết lập hợp đồng các bên có quyền thỏa thuận lãi, việc thỏa thuận này phải tự nguyện, đảm bảo quyền lợi các bên và không trái pháp luật và đạo đức xã hội, khi tranh chấp xảy ra, việc tính lãi đối với loại hợp đồng này còn hiều bất cập và vướng mắc.

Trong vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa nguyên đơn bà Cát Thị Huyền với bị đơn ông Lê Văn Lăng và bà Nguyễn Thị Lệ Thanh (Bản án được đính kèm tại Phụ lục số 09). Nội dung vụ án thể hiện: Ngày 28/02/2011 nguyên đơn cho bị đơn vay số tiền một trăm triệu đồng, không thỏa thuận lãi suất, hạn trả ngày 04/3/2011, nguyên đơn yêu cầu bị đơn trả tiền gốc và lãi đến ngày xét xử70.

Đây là tranh chấp về hợp đồng vay tài sản có thời hạn và khơng lãi, căn cứ khoản 4 Điều 474, khoản 2 Điều 476 BLDS năm 2005 để giải quyết về lãi. Theo dữ liệu vụ án thì các bên khơng thỏa thuận lãi, cũng khơng thỏa thuận khi đến hạn trả mà bên vay khơng trả thì phải trả lãi, theo khoản 4 Điều 474 BLDS năm 2005 quy định “khi đến hạn bên vay khơng trả nợ hoặc trả khơng đầy đủ thì bên vay phải trả

lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản ...tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận”, khi giải quyết tranh chấp Tịa án khơng

thể buộc bên vay phải trả lãi. Tòa án chỉ buộc bên vay phải trả lãi trong trường hợp

69 Đỗ Văn Đại (2013), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam

(tái bản có sửa chữa, bổ sung), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 133-134.

70 Bản án số: 17/2013/DSST ngày 12/6/2013 về “V/v tranh chấp hợp đồng vay tài sản” của Tòa án nhân dân thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng; Quyết định kháng nghị số 1152/QĐKNPH-DS ngày 10/7/2013 của Viện thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng; Quyết định kháng nghị số 1152/QĐKNPH-DS ngày 10/7/2013 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng; Bản án số 86/2013/DSPT ngày 29/8/2013 về “V/v tranh chấp hợp đồng vay tài sản” của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

44

các bên tham gia hợp đồng có thỏa thuận “khi đến hạn mà bên vay khơng trả nợ gốc thì phải trả tiền lãi”.

Khi giải quyết Tòa án buộc bị đơn trả tồn bộ tiền gốc, khơng chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về yêu cầu trả tiền lãi mới đúng quy định của BLDS. Tòa án cấp sơ thẩm đã buộc bị đơn trả lãi chậm trả từ ngày 04/3/2011 đến ngày Tòa án xét xử sơ thẩm. Do vậy, Viện kiểm sát đã ban hành quyết định kháng nghị số 1152/QĐKNPH-DS ngày 10/7/2013, với nội dung khi thiết lập hợp đồng hai bên không thỏa thuận lãi suất, cũng không thỏa thuận “khi đến hạn bên vay khơng trả nợ gốc thì phải trả tiền lãi”, nhưng Tịa án lại buộc bị đơn trả lãi chậm trả là trái quy định tại khoản 4 Điều 474 BLDS năm 2005. Có thể khẳng định, Viện kiểm sát kháng nghị là đúng quy định của pháp luật.

Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân Tối cao tại Sổ tay Thẩm phán: Khi bên cho vay đã thông báo địi nợ mà bên vay khơng trả được nợ thì ngày đó là ngày vi phạm nghĩa vụ thanh toán (ngày chậm thực hiện nghĩa vụ thanh tốn). Dù là vay khơng có lãi thì bên vay vẫn phải trả lãi cho bên cho vay một khoản lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ, khoản lãi này được tính theo mức lãi suất cơ bản của NHNN quy định (khoản 2 Điều 305 BLDS năm 2005).

Qua nghiên cứu và đối chiếu các quy định của pháp luật tại khoản 4 Điều 474 BLDS năm 2005 và hướng dẫn giải quyết đối với loại vụ việc này của Tòa án nhân dân Tối cao cho thấy có sự không phù hợp, không đúng với quy định của BLDS, nên khi áp dụng để giải quyết không được thống nhất và cũng không đúng pháp luật. Bởi lẽ, khoản 4 Điều 474 quy định: Khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả khơng đầy đủ thì chỉ phải trả lãi, nếu có thoả thuận. Rõ ràng, Luật quy định nếu các bên tham gia hợp đồng khơng có thỏa thuận “khi đến hạn bên vay không trả nợ gốc thì phải trả tiền lãi” thì Tịa án khơng thể buộc bên vay phải trả lãi. Tòa án chỉ buộc bên vay phải trả lãi trong trường hợp các bên tham gia hợp đồng có thỏa thuận “khi đến hạn mà bên vay khơng trả nợ gốc thì phải trả tiền lãi”.

Khoản 4 Điều 474 và khoản 2 Điều 305 đều quy định về mức lãi phải trả là mức lãi suất cơ bản, nhưng về bản chất áp dụng pháp luật lại hoàn toàn khác nhau, khoản 4 Điều 474 quy định chuyên biệt để giải quyết về lãi trong hợp đồng vay tiền khơng lãi, cịn khoản 2 Điều 305 quy định về trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự, khi giải quyết về tranh chấp hợp đồng vay tiền khơng lãi, Tịa án chỉ áp dụng khoản 4 Điều 474 để giải quyết mà không được căn cứ vào khoản 2 Điều 305.

45

Đây là vấn đề xung đột hay nói cách khác là thực tiễn áp dụng pháp luật không đúng với quy định của pháp luật. Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân Tối cao để buộc bên vay phải trả lãi chậm thực hiện nghĩa vụ theo khoản 2 Điều 305 thì việc quy định khoản 4 Điều 474 BLDS khơng cịn ý nghĩa và bị thừa. Hơn nữa hướng dẫn của Tòa án nhân dân Tối cao đã không đảm bảo quyền tự thỏa thuận, quyền tự định đoạt của các bên tham gia hợp đồng, đó là kể từ khi đến hạn bên vay khơng trả hoặc trả khơng đầy đủ thì chỉ phải trả lãi, nếu có thoả thuận, nhưng Tịa án lại buộc phải trả lãi kể từ khi đến hạn mà không xem xét đến việc các bên tham gia hợp đồng có thỏa thuận phải trả lãi hay khơng.

Thực tiễn tại Tòa án nhân dân các cấp hiện nay áp dụng hướng dẫn của Tòa án nhân dân Tối cao để giải quyết đối với loại hợp đồng này và được giải quyết theo các dạng sau:

Thứ nhất: Tòa án chỉ chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về tính lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo khoản 2 Điều 305 BLDS kể từ thời điểm bên cho vay chứng minh được thời điểm thơng báo cho bên vay phải có nghĩa vụ trả tiền vào ngày bên cho vay đã ấn định, hoặc đến kỳ hạn trả nợ.

Thứ hai: Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện về lãi và buộc bên vi phạm nghĩa vụ trả tiền phải trả toàn bộ lãi kể từ thời điểm vay tiền.

Cả hai cách giải quyết này đều trái với quy định tại khoản 4 Điều 474 BLDS năm 2005.

Như đã trình bày ở trên, khoản 4 Điều 474 BLDS năm 2005 là điều khoản chuyên biệt, chỉ rành riêng cho việc giải quyết lãi trong hợp đồng vay tài sản, xác định nghĩa vụ và cũng là chế tài dân sự để áp dụng khi bên vay tiền vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng. Đã là nghĩa vụ, hay nói cách khác là chế tài dân sự thì khơng thể nói có sự thỏa thuận, đã là chế tài thì phải hiểu là “Luật định”, khi bên vay tiền không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong hợp đồng thì kể từ khi đến thời hạn trả nợ, bên vay phải bị chế tài dân sự áp dụng, để phạt lỗi chậm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, khơng cần biết trước đó các bên có thỏa thuận trả lãi hay không.

Qua nghiên cứu khoản 4 Điều 474 BLDS năm 2005 thì thấy, việc quy định thêm cụm từ “nếu có thoả thuận” là thừa và khơng phù hợp, máy móc, làm cho người áp dụng pháp luật hiểu theo nhiều nghĩa, “Luật” đã đề cao quá mức sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng mà không xem xét đến bản chất của “Điều

46

474 quy định về nghĩa vụ trả nợ”, đã là nghĩa vụ thì phải thực hiện, nếu khơng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì luật sẽ áp dụng chế tài.

Thực tiễn Tòa án nhân dân đã thực hiện đúng các chế tài pháp luật dân sự để buộc bên vay phải trả lãi, kể từ thời điểm quá thời hạn của hợp đồng (đối với hợp đồng vay có kỳ hạn) hoặc kể từ thời điểm bên cho vay thông báo cho bên vay một thời gian hợp lý (đối với hợp đồng vay không kỳ hạn), nhưng xét về bản chất áp dụng pháp luật không đúng với quy định của BLDS năm 2005.

Từ những phân tích nêu trên, chúng tôi kiến nghị cần sửa đổi quy định của BLDS năm 2005 tại khoản 4 Điều 474 như sau: “4. Trong trường hợp vay khơng có

lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả khơng đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ”71.

Qua nghiên cứu quy định tại khoản 4 Điều 489 dự thảo BLDS sửa đổi quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay đã bỏ cụm từ “nếu có thoả thuận”, như đã phân tích như trên chúng tơi hồn tồn thống nhất với quan điểm của dự thảo BLDS sửa đổi.

2.2.1.2. Áp dụng pháp luật trong cách tính lãi đối với đồng vay tài sản có thỏa thuận lãi để điều chỉnh lãi suất

Trong mỗi loại hình lãi suất được pháp luật quy định để giải quyết riêng đối với loại hợp đồng tương ứng khi có tranh chấp. Việc áp dụng Điều luật quy định về lãi suất nào? sao cho tương ứng và đúng pháp luật là vấn đề mà người thực thi pháp luật phải thực hiện cho đúng, mới tránh được sai sót trong giải quyết án. Trong thực tiễn xét xử, khi áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp Tòa án đã áp dụng điều luật khác nhau để giải quyết về tranh chấp lãi.

Vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa nguyên đơn bà Hoàng Thị Thúy với bị đơn bà Bùi Thị Loan (Bản án được đính kèm tại Phụ lục số 10). Nội dung vụ án thể hiện: Nguyên đơn cho bị đơn vay tổng số tiền 1.200.612.880đ và hẹn trả ngày 21/01/2009, lãi thỏa thuận 1%/tháng, nguyên đơn yêu cầu Tòa án buộc bị đơn trả tiền gốc và lãi từ ngày 13/7/2008 đến khi xét xử72.

71 Đinh Văn Sơn (2014), “Giải quyết lãi trong tranh chấp hợp đồng vay tiền”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (5), tr. 28-30. tr. 28-30.

72 Bản án số: 1276/2006/DS-PT ngày 28/9/2013 về “V/v tranh chấp hợp đồng vay tài sản” của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. dân thành phố Hồ Chí Minh.

47

Đây là hợp đồng vay tài sản có thỏa thuận lãi và có thời hạn, áp dụng khoản 5 Điều 474, Điều 476 và Điều 478 BLDS năm 2005 để giải quyết. Khi giải quyết về lãi, chúng ta xác định thời hạn vay của hợp đồng để tính lãi trong hạn và lãi quá hạn, Bị đơn nợ nguyên đơn tiền gốc là 1.200.612.880đ và tiền lãi là 927.572.000đ, cách tính lãi được thực hiện tại phụ lục tính lãi số 2.

Về áp dụng pháp luật, bản án phúc thẩm đã áp dụng khoản 2 Điều 305, khoản 2 Điều 476 BLDS năm 2005 để giải quyết về lãi trong vụ việc này là không đúng, khi giải quyết về lãi trong vụ việc này Tòa án phải áp dụng khoản 5 Điều 474, khoản 1 Điều 476 BLDS năm 2005 để giải quyết mới đúng pháp luật, bởi lẽ, khoản 2 Điều 476 BLDS năm 2005 quy định “có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng khơng xác định rõ mức lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do NHNN công bố”, để áp dụng khoản 2 Điều 476 BLDS năm 2005 thì hợp đồng đó phải thỏa mãn các điều kiện gồm: Có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng thỏa thuận không xác định rõ mức lãi suất hoặc tranh chấp về lãi suất. Trong vụ việc này, các bên thỏa thuận lãi suất 1%/tháng và đã được ghi vào trong hợp đồng vay, quá trình giải quyết vụ án bị đơn cũng thừa nhận và xác định lãi suất thỏa thuận là đúng và chấp nhận. Như vậy, không thuộc trường hợp “không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất”, nên việc áp dụng khoản 2 Điều 476 BLDS để điều chỉnh lãi là không đúng pháp luật.

Về cách tính lãi cấp sơ thẩm đã tính lãi từ ngày viết giấy vay (ngày 13/7/2008) đến ngày xét xử sơ thẩm, tính theo một mức lãi suất là 1%/tháng là không đúng, không phân định thời gian chịu lãi trong hạn, thời gian chịu lãi quá hạn, cấp phúc thẩm đã xác định được thời gian chịu lãi trong hạn, thời gian chịu lãi quá hạn, nhưng khi thực hiện tính lãi quá hạn mới chỉ xác định được lãi quá hạn mà chưa xác định được khoản lãi trên nợ gốc là không đúng quy định tại khoản 5 Điều 474 BLDS năm 2005.

2.2.2. Cách tính lãi

Thực tiễn xét xử cho thấy, cách tính lãi của hợp đồng vay tài sản có thỏa thuận lãi cịn nhiều vướng mắc, như cách xác định lãi trên nợ gốc, cách xác định lãi quá hạn, hiện nay trên cả nước, các Tịa án khi xét xử cịn có những cách hiểu khác nhau và cách tính lãi khi hợp đồng bị quá thời hạn chưa được thống nhất.

Thực tiễn xét xử hiện nay có bốn quan điểm về cách tính lãi đối với hợp đồng vay tài sản có lãi khi hợp đồng bị vi phạm

48

*Quan điểm thứ nhất: Khi hợp đồng bị vi phạm (bị quá thời hạn trả nợ của hợp đồng), cách tính lãi quá hạn theo cách tính do hệ thống tín dụng Ngân hàng áp dụng là lãi quá hạn = lãi trong hạn x 150% x tổng thời gian quá hạn.

Vụ việc thứ nhất tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa nguyên đơn ông Nguyễn Văn Sơn và bà Đỗ Thị Bạch Tuyết với bị đơn ông Phan Thành Vũ và bà Hoàng Thị Diệu Hiền (Bản án được đính kèm tại Phụ lục số 11). Nội dung vụ án thể hiện: Ngày 28/9/2007 nguyên đơn cho bị đơn vay số tiền 3.478.800.000đ, hạn trả ngày 08/10/2007, sau đó thỏa thuận gia hạn trả ngày 12/10/2007 và xảy ra tranh chấp73. Trong giấy vay nợ có ghi “bên vay phải chịu lãi quá hạn ngân hàng” nhưng không xác định được mức lãi suất, do vậy, cần xác định đây là hợp đồng vay tài sản có thời hạn và có thỏa thuận lãi, khi giải quyết chúng ta phải xác định thời gia chịu lãi trong hạn, thời gian chịu lãi quá hạn, do mức lãi suất các bên thỏa thuận không rõ, nên áp dụng khoản 2 Điều 476 BLDS năm 2005 và xác định áp dụng lãi suất tại thời điểm trả nợ ngày 28/10/2008 (thời điểm Tòa án xét xử) theo quyết định số 2316/QĐ-NHNN ngày 20/10/2008 của NHNN quy định lãi suất cơ bản là 13%/năm (1,08%/tháng), có hiệu lực từ ngày 21/10/2008 để giải quyết, bị đơn phải trả cho nguyên đơn tiền gốc là 3.478.800.000đ; tiền lãi là 882.918.000đ, cách tính lãi được thực hiện tại phụ lục tính lãi số 3.

Tịa án cấp sơ thẩm đã không xác định thời gian chịu lãi trong hạn và lãi quá hạn, mà tính lãi quá hạn theo mức lãi suất cơ bản x 150%/tháng từ ngày ký giấy vay tiền là khơng đúng. Tịa án cấp phúc thẩm xác định: Bị đơn đồng ý trả lãi nợ

Một phần của tài liệu Lãi trong pháp luật dân sự việt nam (Trang 48 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)