58 Khoản 1 Điều 438 BLDS năm 2005.
2.4. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định khoản nợ để tính lã
Trong bất cứ một giao dịch dân sự nào, để tính một khoản tiền lãi bao giờ cũng phải xác định được khoản tiền gốc, đây là căn cứ để tính lãi. Khi bên có nghĩa đã trả một phần nợ gốc thì số tiền gốc cịn lại có tiếp tục tính lãi hay khơng? Trong một khoản tiền để tính lãi có cả tiền gốc và tiền lãi hai bên thỏa thuận nhập lãi vào gốc để tính lãi đây là vấn đề cần giải quyết.
Khi hợp đồng bị vi phạm, sự kiện pháp lý xảy ra là tính tiền lãi, theo khoản 2 Điều 290 BLDS năm 2005 quy định về Thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì “Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác”, theo điểm A mục 4 phần I thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của TANDTC- VKSNDTC-Bộ tư pháp-Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản thì về nguyên tắc tiền lãi chỉ được tính trên số nợ gốc.
Thực tiễn xét xử hiện nay có một số điểm bất cập khi xác định khoản nợ phải tính lãi như trường hợp thỏa thuận lãi nhập gốc.
Thể hiện qua vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa nguyên đơn bà Trương Thị Nhứt với bị đơn ông Nguyễn Hữu Nam và bà Trần Thị Thu Hằng (Bản án được đính kèm tại Phụ lục số 20): Nội dung vụ án thể hiện: Ngày 23/11/2004 nguyên đơn cho bị đơn vay 350.000.000đ, lãi thỏa thuận 4%/tháng, hạn trả tháng 10/2008, đến ngày 07/7/2008 bị đơn viết giấy cam kết và gút nợ gốc là 600.000.000đ. Bị đơn xác định vay của bà Nhứt nhiều lần với tổng số tiền
65
350.000.000đ, lãi 4%/tháng85. Đây là tranh chấp hợp đồng vay tài sản có thời hạn và có lãi, căn cứ khoản 1 Điều 473 BLDS năm 1995; Điều 474, khoản 1 Điều 476 BLDS năm 2005; áp dụng mục 4 phần I thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của TANDTC-VKSNDTC-Bộ tư pháp-Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản thì “...ngồi ngun tắc tiền lãi chỉ được tính trên số nợ gốc, các bên có thể thoả thuận về việc nhập lãi vào nợ gốc để tính lãi của thời hạn vay tiếp theo, để tránh tình trạng bên cho vay có thể lợi dụng thoả thuận này để thu lợi trái pháp luật, Toà án chỉ chấp nhận việc nhập lãi vào nợ gốc một lần đối với loại vay có kỳ hạn giữa các bên ở ngồi tổ chức Ngân hàng, tín dụng tại thời điểm đến hạn trả nợ”. Mặc dù hai bên đương sự thỏa thuận nhập tiền lãi vào tiền gốc để xác định thành một khoản tiền vay mới, nhưng sự thỏa thuận này theo mức lãi suất 4%/tháng là cao hơn mức lãi suất quy định của pháp luật, nên không chấp nhận sự thỏa thuận này, đồng thời phải xác định khoản tiền gốc ban đầu là 350.000.000đ để tính lại khoản tiền đã trả, và xác định áp dụng mức lãi suất tại thời điểm trả tiền và mức lãi suất tại thời điểm xét xử, đã xác định được bị đơn phải trả cho nguyên đơn tiền gốc là 350.000.000đ; tiền lãi là 282.046.000đ, cách tính lãi được thực hiện tại phụ lục tính lãi số 10.
Đối chiếu với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định khoản nợ gốc 600.000.000đ là không đúng. Việc điều chỉnh khoản tiền gốc như trên phù hợp với quan điểm xét xử của Tòa án nhân dân Tối cao tại bản án giám đốc thẩm.
Tương tự như vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa nguyên đơn ông Nguyễn Tiến Nhi và bị đơn vợ chồng ông Nguyễn Thanh Hải (Bản án được đính kèm tại Phụ lục số 21). Nội dung vụ án thể hiện: Ngày 30/12/2008 nguyên đơn cho bị đơn vay số tiền 30.000.000đ, lãi thỏa thuận 3,5%/tháng, hạn trả ngày 30/12/2009, ngày 30/12/2009 bị đơn viết giấy vay nợ mới là 42.000.000đ, lãi thỏa thuận là 3,5%/tháng, hạn trả ngày 30/12/2010, ngày 20/01/2011 bị đơn viết giấy vay nợ mới là 62.000.000đ86. Xác định đây là tranh chấp hợp đồng vay tài sản có thời hạn và có thỏa thuận lãi, căn cứ Điều 474, Điều 476 BLDS năm 2005, các bên xác định được khoản vay ngày 30/12/2008 với số tiền 30.000.000đ, khoản vay ngày 30/12/2009
85 Quyết định giám đốc thẩm số: 152/2012/DS-GĐT ngày 23/3/2012 về “V/v tranh chấp hợp đồng vay tài sản” của Tòa án nhân dân Tối cao. sản” của Tòa án nhân dân Tối cao.
86 Bản án số: 19/2013/DS-ST, ngày 01/7/2013 về “V/v tranh chấp hợp đồng vay tài sản” của Tòa án nhân dân huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng . huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng .
66
với số tiền 42.000.000đ (trong đó có 30.000.000đ tiền gốc và 12.000.000đ tiền lãi), khoản vay ngày 20/01/2011 với số tiền 62.000.000đ (trong đó có 42.000.000đ tiền nợ gốc (đã nhập lãi vào gốc ngày 30/12/2009) và số tiền lãi 20.000.000đ). Như vậy, khoản tiền này được nhập lãi vào gốc hai lần đều với mức lãi 3,5%/tháng, khi giải quyết cần phải điều chỉnh và xác định khoản tiền nợ gốc ban đầu là 30.000.000đ làm căn cứ tính lãi.
Đối chiếu với bản án sơ thẩm thể hiện khoản tiền bị đơn viết trên giấy vay nợ khơng có thật, đã nhập lãi vào gốc hai lần với mức lãi suất 3,5%/tháng nên không chấp nhận và xác định số nợ ban đầu là 30.000.000đ để tính lãi.
Qua cách xác định khoản tiền nợ gốc trên, chúng ta thấy việc các bên thỏa thuận nhập lãi vào gốc là tự nguyện, nhưng do mức lãi suất đó quá cao so với quy định của pháp luật, và coi đó là thỏa thuận trái pháp luật, nên không chấp nhận, cần điều chỉnh khoản nợ gốc về trạng thái ban đầu là đúng.
Vấn đề cần đặt ra ở đây là trong trường hợp các bên đương sự thỏa thuận nhập lãi vào gốc theo mức lãi suất nào thì chấp nhận được, và hiện nay ngồi quy định tại thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của TANDTC-VKSNDTC- Bộ tư pháp-Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản, hướng dẫn quy định BLDS năm 1995, nhưng BLDS năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay khơng có bất cứ hướng dẫn nào về vấn đề này, thực tiễn xét xử hiện nay Tịa án khơng chấp nhận cho nhập tiền lãi vào tiền gốc.
Tòa án xác định trách nhiệm trả nợ của bên có nghĩa vụ trong giai đoạn thi hành án đối với khoản tiền gốc và tiền lãi trong bản án, quyết định của Tòa án, theo khoản 2 Điều 305 BLDS năm 2005 quy định về Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán”. Từ quy định này trong các bản án, quyết định của Tòa án đều xác định “Kể từ ngày người được
thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu người phải thi hành án khơng thanh tốn khỏan tiền nêu trên thì hàng tháng cịn phải chịu khoản tiền lãi theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố, tương ứng với thời gian và số tiền chưa thi hành án”, số tiền chưa
thi hành án ở đây bao gồm tiền gốc và tiền lãi phải thanh tốn. Đây chính là trường hợp nhập tiền lãi vào tiền gốc để tính lãi chậm thực hiện nghĩa vụ khi thi hành bản án.
67
Qua đối chiếu và phân tích ở trên chúng ta xác định được luật chỉ quy định cho nhập tiền lãi vào tiền gốc để tính lãi khi chậm thực hiện nghĩa vụ, nhưng khơng quy định cho nhập tiền lãi vào tiền gốc để tính lãi đối với việc giải quyết lãi trong hợp đồng dân sự, rõ ràng đây là xung đột trong cách xác định tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo bản án.
Theo quan điểm của chúng tôi, trong hợp đồng dân sự, không nên xác định trách nhiệm chịu lãi chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo bản án, quyết định trong khoản 2 Điều 305 BLDS năm 2005 như hiện nay, để đảm bảo đúng bản chất của hợp đồng dân sự là tự nguyện, luật cần xác định trách nhiệm chịu lãi chậm trả như cách xác định lãi trong giải quyết đối với hợp đồng tín dụng, đó là “buộc bị đơn tiếp tục phải chịu lãi nợ quá hạn trên nợ gốc kể từ ngày (ngày kế tiếp sau ngày xét xử sơ thẩm) cho đến khi thanh toán xong nợ theo hợp đồng” và việc tính lãi này do cơ quan thi hành án tính, có quy định như vậy, mới đảm bảo đúng bản chất của việc tính lãi trong hợp đồng dân sự, đảm bảo việc tính lãi xuyên suốt đến khi thanh toán xong nợ mà không bị gián đoạn như hiện nay.