2.2.2 .Thực trạng về Người cao tuổi tại xã Nhật Tân
2.3. HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TRONG
2.3.6. Hỗ trợ Người cao tuổi đối phó với tình trạng bạo lực và bạc đãi về
tinh thần.
Trên thực tế, có khơng ít người già bị bạc đãi hoặc bạo lực nhưng rất ít trường hợp bị phát giác. Trong tương lai, con số này sẽ cao hơn vì tổng số những người cao tuổi trên khắp thế giới cũng như ở Việt Nam mỗi ngày một gia tăng.
Nạn nhân của sự bạc đãi và bạo lực thường là lứa tuổi trên 60 nhiều nhất là 80 tuổi.
Đa số nạn nhân đều suy yếu về sức khỏe về thể xác, có một vài rối loạn về tâm thần. Họ cũng có khó khăn về vấn đề tài chính, nhiều khi phải phụ thuộc vào thân nhân. Họ thường sống xa với xã hội, đôi khi sợ bị bỏ rơi nên cắn răng chịu đựng, không giám than phiền.
Người bị bạc đãi phần lớn là thân nhân và thường xảy ra ở ngay trong mơi trường gia đình, nhưng cũng có trường hợp xảy ra tại cơ sở ni dưỡng NCT. Biểu hiện của bảo lực về tinh thần là NCT sống cô lập, sợ sệt; mất định hướng, rối loạn tâm trí, hoang tưởng, buồn rầu, trầm cảm.
Hành hạ về tinh thần không để lại vết thương thực thể như bạo lực thể chất tuy nhiên sự hành hạ này nó cịn kéo dài hơn cả bạo lực về thể chất. Bạo lực về tinh thần là dùng những lời nói cay nghiệt, lăng mạ, làm nhục, làm mất uy tín, mất tự tin, đe dọa, gây sợ hãi, cơ lập nạn nhân,... Trước những hồn cảnh này, NCT thấy bất lực, lo sợ, buồn rầu, tự cơ lập vì sợ hãi. Đơi khi họ trở nên mất định hướng, rối loạn, khơng nói nên lời, khơng diễn tả được tâm trạng của mình, thậm trí nặng hơn cịn dẫn tới rối loạn tâm thần ở NCT.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bạo lực về tinh thần đối với NCT. Theo cuộc khảo sát về vấn đề này NCT tại xã Nhật Tân thì đã số cho rằng nguyên nhân của bạo lực tinh thần là do không kiếm ra tiền, là gánh nặng của con cái, vô dụng khơng đỡ dần được cho con cái. Có những NCT cịn bị bệnh mất trí nhớ ở NCT, họ không biết phân biệt, nhận biết mọi vật xung quanh mình, thậm chí khơng nhận ra con cái của mình... đó là một vài lý do mà con cái họ có hành động bạo lực về tinh thần đối với cha mẹ của mình.
Từ những ý kiến trên ta thấy phần nào những khía cạnh về nguyên nhân của bạo lực nói chung và bạo lực về tinh thần nói riêng. Với NCT nhận sự chăm sóc của thân nhân, con cái thì có nhiều lý do đưa đến sự bạc đãi: người chăm sóc q kiệt sức, bị căng thẳng vì hàng ngày phải liên tục lo lắng cho người già mà không được nghỉ ngơi, khơng có sự trợ giúp của người khác; Có khó khăn về kinh tế; Sợ mất việc vì phải bỏ nhiều thì giờ nghỉ ở nhà để chăm sóc người thân nên chuyển sự bực bội sang họ; Sống chung trong một căn nhà nhỏ hẹp không đủ chỗ cho mọi người; thấy mình như phải lãnh đạo trách nhiệm lo cho người thân mặc dù hồn cảnh khơng cho phép. Đơi khi chính người chăm sóc lại có vấn đề với rượu chè, sử dụng ma túy, có rối loạn tâm thần hoặc cũng đã bị bạo hành từ nhỏ.
Khi NCT bị bạc đãi ít than phiền, tố cáo vì nhiều lý do:
Một số cảm thấy ngượng ngùng, bối rối khi đề cập tới việc bị bạc đãi, một số không đủ khả năng để khai hoặc khơng ý thức được mình đang bị bạo hành về mặt tinh thần.
Để giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng bạc đãi, bạo lực về thể chất cũng như tinh thần đối với NCT cần có sự tham gia của nhà nước, gia đình, nhân viên CTXH và bản thân NCT:
Ở nước ta, hiện nay có những điều khoản luật lệ bảo vệ NCT, tránh sự lạm dụng, nhất là do người thân gây ra. Sự đối xử tệ với NCT đã được chính quyền lưu tâm và nạn nhân đã được luật pháp bảo vệ như: Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật NCT.
Đối với bản thân NCT:
Khi sống với thân nhân mà nghi ngờ bị lợi dụng thì nói cho bạn bè hoặc người thân khác hãy yêu cầu họ tới thăm mình thường xuyên hơn. Để tránh hoặc giảm thiểu sự đối xử tồi tệ. Trường hợp nghiêm trọng cần thơng báo với chính quyền địa phương để có biện pháp kịp thời trợ giúp, khơng để xảy ra tình trạng đáng tiếc.