2.2.2 .Thực trạng về Người cao tuổi tại xã Nhật Tân
2.4. ĐÁNH GIÁ TỒN TẠI TRONG HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO NGƯỜI CAO
TUỔI TẠI XÃ NHẬT TÂN.
Tại xã Nhật Tân đã có hoạt động Cơng tác xã hội bao gồm: Tham vấn tâm lý cho NCT; Cung cấp các dịch vụ chăm sóc tại nhà như chăm sóc, nói chuyện, đưa NCT đi dạo,... và Hoạt động kết nối chuyển gửi đến các dịch vụ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, sự biết đến của tất cả các hoạt động này là không nhiều. Nghĩa là số người biết tất cả các dịch vụ là khơng cao mà có sự phân chia lẻ tẻ. Ta có thể nhận thấy được qua bảng sau đây:
Bảng 2.5: Các hoạt động Công tác xã hội hỗ trợ NCT xã Nhật Tân.
NỘI DUNG HỖ TRỢ SỐ NGƯỜI CƠ CẤU (%)
Tham vấn tâm lý cho NCT tại gia đình 22 31.4 Cung cấp các dịch vụ chăm sóc tại nhà
như trị chuyện, đưa NCT đi dạo, … 12 17.1
Hoạt động kết nối, chuyển gửi đến các
dịch vụ chuyên nghiệp. 15 21.4
Tổng 70 100.0
(Nguồn: Sinh viên khảo sát tháng 4/2019)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy số lượng người biết hết đến tất cả các dịch vụ CTXH tại xã Nhật Tân là khơng nhiều có 21/70 người biết tất cả các hoạt động này chiếm 30%. Còn lại là chỉ biết một số hoạt động riêng lẻ như hoạt động Tham cấn tâm lý cho NCT, đây là hoạt động mà có số người biết nhiều nhất 22/70 người chiếm 31,4%. 15/70 người biết đến Hoạt động kết nối, chuyển gửi đến các dịch vụ chuyên nghiệp chiếm 21,4%. Hoạt động Cung cấp các dịch vụ chăm sóc tại nhà là thấp nhất 12/70 người chiếm 17,1%, hoạt động này khá thấp có thể là do điều kiện kinh tế của các gia đình NCT khơng cho phép nên họ khơng có điều kiện để tiếp cận dịch vụ này.
Từ kết quả trên cho thấy, hoạt động CTXH chưa được phát triển mạnh mẽ và tồn diện tại xã Nhật Tân chỉ có một vài hoạt động và số lượng người biết đến các hoạt động là không nhiều.
Thứ hai, hoạt động CTXH chưa được xã Nhật Tân quan tâm và phát triển. Hoạt động hỗ trợ NCT chủ yếu là cán bộ chính sách xã hội, cán bộ lao động thương binh xã hội giúp đỡ khi gặp khó khăn.
Biểu đồ 2.7: Sự hiểu biết của NCT về các dịch vụ CTXH tại xã Nhật Tân.
58.60% 41.40%
Có Khơng
(Nguồn: Sinh viên khảo sát tháng 4/2019)
Qua biểu đồ trên cho thấy: Hoạt động CTXH tại xã Nhật Tân không được nhiều NCT biết đến 70% người được hỏi đã cho biết không biết tới hoạt động CTXH, cịn lại 30% thì lại cho rằng biết hoạt động CTXH. Từ số liệu khảo sát cho thấy hoạt động CTXH khơng được phổ biến rộng rãi, có thể là do trình học vấn của người dân chưa cao nên có thể họ chưa biết rõ về các hoạt động CTXH cho NCT và cũng một phần là do cán bộ xã Nhật Tân hoặc người hoạt động trong lĩnh vực CTXH chưa có những phổ biến rộng rãi về các hoạt động CTXH hội cho NCT nên NCT họ khơng biết để tìm đến các hoạt động này.
Thứ 3, số lượng và chất lượng nhân viên CTXH chưa được đảm bảo. Theo như Ông Lương Ngọc Canh – trưởng phỏng Văn hóa xã Nhật Tân cho biết: “Hiện nay số lượng nhân viên CTXH tại xã khơng nhiều có khoảng 5
người là chun về CTXH cịn lại thì có cán bộ lao động Thương binh xã hội, cán bộ bên bảo trợ xã hội cũng kiêm luôn một phần của CTXH”. Ơng cịn cho
biết thêm “ Chất lượng của đội ngũ CTXH chưa được đào tạo chuyên sâu, có
người khơng học chun ngành CTXH nhưng vẫn làm về CTXH và đặc biệt nhân viên CTXH tại xã không phân chia theo đối tượng cụ thể mà sẽ làm việc với tất cả các đối tượng cần trợ giúp chứ không riêng về NCT hay trẻ em”.
Ông Lương Văn Lai – NCT xã Nhật Tân cho biết: “ Nhân viên công
tác xã hội ở đây rất ít có mấy người thơi mà thái độ làm việc của họ không chuyên nghiệp cho lắm, nhiều khi muốn tìm NVXH để tham vấn tâm lý mà khó khăn, chắc là do họ phải kiêm nhiều việc”.
Trong quá trình khảo sát, có rất nhiều người bày tỏ thái độ khơng hài lòng đối với các hoạt động hỗ trợ của CTXH với NCT, bà Nguyễn Thị Mai cho biết: “ Khi chúng tơi có nhu cầu cần hỗ trợ như muốn tham gia vào các
câu lạc bộ mà không biết thủ tục để tham gia hay gặp ai để xin vào thì cũng có tìm đến sự hỗ trợ của NVXH mà mãi không gặp được, thấy cứ bận suốt, mà lúc gặp được để hỏi thì lại qua loa”. Theo như kết quả khảo sát có tới
80% NCT khơng hài lịng về chất lượng các hoạt động cũng như thái độ làm việc của nhân viên CTXH.
Như vậy có thể thấy số lượng và chất lượng đội ngũ nhân viên CTXH tại xã Nhật Tân chưa thực sự tốt, thiếu nguồn nhân lực để trợ giúp các đối tượng không chỉ là NCT đặc biệt thiết nguồn nhân lực đào tạo CTXH chất lượng cao. Điều này phần nào phản ánh sự quan tâm của chính quyền xã Nhật Tân tới các hoạt động CTXH.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.
Qua những số liệu đã được thống kê, ta có thể thấy được phần nào thực trạng của NCT trên địa bàn xã Nhật Tân. Có khá nhiều NCT khơng được đi học dẫn tới không biết chữ, điều này làm hạn chế sự tham gia của các cụ vào các hoạt động xã hội, sự hạn chế về hiểu biết, thích ứng với sự thay đổi của cuộc sống khiến NCT bị lạc hậu với thế hệ con cháu, từ đó dẫn tới NCT phải phụ thuộc vào con cái. Chính sự phụ thuộc vào con cái làm cho NCT có cảm giác họ là gánh nặng dẫn tới các vấn đề về tâm lý như cơ đơn, bi quan, chán nản; khó thích ứng với cuộc sống mới,... Từ thực trạng này đòi hỏi sự tham gia của các hoạt động CTXH trong hỗ trợ tâm lý cho NCT. Trong xã đã có các hoạt động hỗ trợ tâm lý cho NCT tuy nhiên, các hoạt này chưa chuyên sâu và còn nhiều bất cập. Số người biết đến hoạt động CTXH còn hạn chế, những hiểu biết về CTXH cịn ít. Tuy nhiên, hoạt động tham vấn cho NCT cũng đang được đẩy mạnh và ngày càng nhiều người biết đến.
Các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, thành lập các câu lạc bộ được nhân viên CTXH tổ chức đã và đang hoạt động nhưng chưa hiệu quả, thu hút được đông đảo NCT tham gia.
Sự phối hợp giữa nhân viên CTXH với NCT cũng như gia đình của NCT chưa thực sự tốt. Để NCT có cuộc sống vui, khỏe, đảm bảo thì cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các yếu tố: gia đình, bản thân NCT, nhân viên CTXH và chính quyền địa phương.