Điều 20. Trách nhiệm của Người dự tuyển
1. Người dự tuyển cần nghiên cứu đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn, chỉ tiêu tuyển dụng lao động, quyền lợi, trách nhiệm, các chế độ chính sách và các quy định có liên quan trong q trình làm việc mà đơn vị tuyển dụng lao động giới thiệu nhằm đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu của đơn vị tuyển dụng lao động.
2. Hoàn thiện hồ sơ và nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký dự tuyển dụng lao động theo mẫu quy định của đơn vị tuyển dụng lao động đúng thời hạn quy định.
3. Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật cũng như đơn vị tuyển dụng lao động về nội dung, tính chính xác của hồ sơ đăng ký tuyển dụng lao động.
4. Để tránh thất lạc hồ sơ, yêu cầu người đăng ký dự tuyển dụng lao động nộp trực tiếp hồ sơ cho đơn vị tuyển và nhận giấy biên nhận. Trường hợp ở xa, người đăng ký dự tuyển có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện (chuyển phát bảo đảm) hoặc qua email.
5. Chịu toàn bộ chi phí tàu xe đi lại, ăn ở,... cho việc đăng ký dự tuyển và trong thời gian tham gia thi tuyển.
Điều 21. Quy định về thời gian nhận việc
1. Khi nhận được thông báo tuyển dụng của Hội đồng tuyển dụng lao động, người trúng tuyển phải đến đơn vị tuyển dụng nhận việc theo đúng thời hạn quy định của thông báo.
2. Trong trường hợp người trúng tuyển có những lý do chính đáng mà khơng thể nhận việc đúng thời hạn thì phải làm đơn đề nghị gia hạn thời gian nhận việc và phải được đơn vị tuyển dụng đồng ý, nhưng thời gian gia hạn không quá 45 ngày kể từ ngày nhận việc theo thông báo tuyển dụng.
3. Trường hợp người trúng tuyển không đến nhận việc theo đúng thời hạn quy định trong thơng báo tuyển dụng mà khơng có lý do chính đáng hoặc q 45 ngày kể từ ngày nhận việc theo thông báo tuyển dụng (trong trường hợp có đơn đề nghị gia hạn thời gian nhận việc được đơn vị tuyển dụng đồng ý) thì đơn vị tuyển dụng ra quyết định huỷ bỏ kết quả tuyển dụng.
4. Đơn vị tuyển dụng lao động có trách nhiệm ghi chú các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này vào thông báo tuyển dụng.
Điều 22. Quyền lợi của người trúng tuyển
1. Người trúng tuyển khơng phải nộp bất kỳ khoản lệ phí nào cho đơn vị tuyển dụng lao động.
2. Người trúng tuyển sau quá trình thử việc nếu đạt yêu cầu và đủ điều kiện quy định sẽ được ký HĐLĐ, hưởng các quyền lợi theo quy định pháp luật về lao động và quy định của EVN và đơn vị.
Mục 3
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN Điều 23. Trách nhiệm của đơn vị
1. TGĐ/GĐ đơn vị tổ chức tuyển dụng lao động theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu tuyển dụng vượt quá chỉ tiêu hoặc không đúng đối tượng, vị trí/chức danh cơng việc đã được phê duyệt hoặc chất lượng lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc hoặc vi phạm quy trình tuyển dụng thì tùy theo mức độ vi phạm để xem xét, xử lý kỷ luật đối với TGĐ/GĐ đơn vị và trưởng các phòng/ban chức năng liên quan.
2. Các đơn vị tổ chức thi tuyển bảo đảm tính cơng bằng, dân chủ, công khai đối với mọi đối tượng tham gia dự tuyển. Nếu để xảy ra tiêu cực trong việc tuyển dụng lao động thì tùy theo mức độ vi phạm để xem xét, xử lý kỷ luật đối với Chủ tịch và các thành viên Hội đồng tuyển dụng lao động.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu số lượng lao động thực tế vượt quá kế hoạch đã được phê duyệt dẫn đến người lao động khơng có việc làm thì phải có kế hoạch sắp xếp, bố trí việc làm cho người lao động.
4. Tổ chức kiểm tra việc tuyển dụng lao động, quản lý lao động của các công ty con là công ty TNHH MTV, đơn vị trực thuộc và quyết định xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý những trường hợp tuyển dụng vượt quá chỉ tiêu hoặc khơng đúng đối tượng, vị trí/chức danh cơng việc đã được phê duyệt hoặc vi phạm quy trình tuyển dụng.
Điều 24. Trách nhiệm của EVN
1. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch lao động của các đơn vị. 2. Tổ chức kiểm tra việc tuyển dụng lao động, quản lý lao động của các đơn vị và quyết định xử lý hoặc trình HĐTV EVN xem xét, xử lý những trường hợp tuyển dụng vượt quá chỉ tiêu hoặc không đúng đối tượng, vị trí/chức danh cơng việc đã được phê duyệt hoặc vi phạm quy trình tuyển dụng.
3. Xây dựng, biên soạn các tài liệu, giáo trình chung về lịch sử, văn hóa,… của EVN phục vụ cơng tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nhập ngành cho lao động tuyển dụng mới hoặc thay thế.
Chương III
QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THÙ LAO
CỦA CÔNG TY MẸ - EVN, CÁC CÔNG TY TNHH MTV CẤP II
VÀ CÁC CÔNG TY TNHH MTV CẤP III Mục 1
XẾP LƯƠNG
Điều 25. Xếp lương đối với Công ty mẹ - EVN
1. Xếp lương đối với người quản lý
Người quản lý xếp lương theo hạng Tập đoàn kinh tế theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 52/2016/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
2. Xếp lương đối với người lao động
Người lao động xếp lương theo Hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương của EVN.
Điều 26. Xếp lương đối với các công ty TNHH MTV cấp II và các công ty TNHH MTV cấp III
1. Xếp lương đối với người quản lý
Người quản lý xếp lương theo hạng công ty (hoặc vận dụng xếp hạng hạng công ty hoặc vận dụng xếp lương theo hạng công ty) theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 52/2016/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
2. Xếp lương đối với người lao động
Người lao động xếp lương theo Hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương của EVN.
Điều 27. Phân cấp ra quyết định xếp lương, nâng bậc lương
1. Nguyên tắc
a) Người quản lý, người lao động do cấp nào quyết định bổ nhiệm, tuyển dụng thì cấp đó quyết định xếp lương, nâng bậc lương;
b) Chỉ xếp lại lương cho người quản lý khi có sự thay đổi về hạng cơng ty hoặc vận dụng xếp hạng công ty hoặc vận dụng xếp lương theo hạng cơng ty được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
a) Đối với các chức danh thành viên HĐTV, TGĐ: HĐTV EVN có văn bản trình Chủ tịch UBQLV xem xét, quyết định việc xếp lương, nâng bậc lương.
b) Đối với các chức danh PTGĐ, KTT: TGĐ EVN có văn bản trình HĐTV EVN xem xét, quyết định việc xếp lương, nâng bậc lương.
3. Đối với người quản lý với các công ty TNHH MTV cấp II
a) Đối với các chức danh thành viên HĐTV, Chủ tịch kiêm GĐ, TGĐ: HĐTV, Chủ tịch kiêm GĐ công ty TNHH MTV cấp II có văn bản trình HĐTV EVN xem xét, quyết định việc xếp lương, nâng bậc lương.
b) Đối với các chức danh PTGĐ/PGĐ, KTT: HĐTV, Chủ tịch kiêm GĐ công ty TNHH MTV cấp II xem xét, quyết định việc xếp lương, nâng bậc lương.
c) Đối với các KSV chuyên trách: Ban Tổ chức và Nhân sự EVN làm đầu mối trình HĐTV EVN xem xét, phê duyệt.
4. Đối với người quản lý với các công ty TNHH MTV cấp III
a) Đối với các chức danh thành viên HĐTV, Chủ tịch kiêm GĐ, GĐ: HĐTV, Chủ tịch kiêm GĐ công ty TNHH MTV cấp III có văn bản trình HĐTV cơng ty TNHH MTV cấp II xem xét, quyết định việc xếp lương, nâng bậc lương.
b) Đối với các chức danh PGĐ, KTT: Chủ tịch kiêm GĐ công ty TNHH MTV cấp III xem xét, quyết định việc xếp lương, nâng bậc lương.
c) Đối với các KSV chuyên trách: Ban Tổ chức và Nhân sự công ty TNHH MTV cấp II làm đầu mối trình HĐTV cơng ty TNHH MTV cấp II xem xét, phê duyệt.
5. Đối với người lao động
a) Đối với Công ty mẹ - EVN: TGĐ EVN xem xét, quyết định việc xếp lương, nâng bậc, nâng ngạch lương của NLĐ tại Cơ quan EVN. GĐ đơn vị trực thuộc xem xét, quyết định việc xếp lương, nâng bậc, nâng ngạch lương của NLĐ tại đơn vị.
b) Đối với các công ty TNHH MTV cấp II: TGĐ công ty TNHH MTV cấp II xem xét, quyết định việc xếp lương, nâng bậc, nâng ngạch lương tại Cơ quan công ty TNHH MTV cấp II. GĐ công ty TNHH MTV cấp II, GĐ đơn vị trực thuộc xem xét, quyết định việc xếp lương, nâng bậc, nâng ngạch lương tại đơn vị.
c) Đối với các công ty TNHH MTV cấp III: GĐ công ty TNHH MTV cấp III xem xét, quyết định việc xếp lương, nâng bậc, nâng ngạch lương.
Mục 2
QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG SXKD ĐIỆN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Điều 28. Nguyên tắc xác định/quản lý quỹ tiền lương
1. EVN định hướng quản lý tiền lương SXKD điện của người lao động các đơn vị đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với đặc thù hoạt động SXKD của từng đơn vị và EVN.
2. Tiền lương của người lao động được xác định gắn với hiệu quả SXKD, NSLĐ và kết quả thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả.
Điều 29. Phân cấp quản lý tiền lương
1. Đối với Công ty mẹ - EVN
TGĐ EVN xác định, trình HĐTV EVN phê duyệt, báo cáo UBQLV, BLĐTBXH theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư số 26/2016/TT- BLĐTBXH.
2. Đối với các Công ty mẹ - Công ty TNHH MTV cấp II
HĐTV/Chủ tịch kiêm GĐ công ty TNHH MTV cấp II xem xét, phê duyệt sau khi có ý kiến của HĐTV EVN, đồng thời gửi cho BLĐTBXH để theo dõi, giám sát chung.
3. Đối với các công ty TNHH MTV cấp III
Chủ tịch kiêm GĐ công ty TNHH MTV cấp III xem xét, phê duyệt sau khi có ý kiến của HĐTV công ty TNHH MTV cấp II.
Điều 30. Phương pháp xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương
1. Chỉ tiêu kế hoạch SXKD để xác định quỹ tiền lương kế hoạch a) Đối với Công ty mẹ - EVN
- Sản lượng điện bán;
- Lợi nhuận được UBQLV giao; - NSLĐ theo sản lượng điện bán.
b) Đối với các Công ty mẹ - TCT Điện lực - Sản lượng điện thương phẩm;
- Lợi nhuận SXKD điện và lợi nhuận hoạt động tài chính của Cơng ty mẹ - TCT (không bao gồm lợi nhuận sản xuất thuỷ điện nhỏ và lợi nhuận sản xuất điện mặt trời bán cho EVN);
- NSLĐ theo sản lượng điện thương phẩm. c) Đối với TCT Truyền tải điện Quốc gia - Sản lượng điện truyền tải;
- Lợi nhuận SXKD điện và lợi nhuận hoạt động tài chính; - NSLĐ theo sản lượng điện truyền tải.
d) Đối với các Công ty mẹ - TCT Phát điện, Công ty TNHH MTV nhiệt điện Thủ Đức
- Tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có lương);
- Lợi nhuận SXKD điện và lợi nhuận hoạt động tài chính của Cơng ty mẹ - TCT, Cơng ty TNHH MTV nhiệt điện Thủ Đức (đã bao gồm chênh lệch tỷ giá đến hạn trả);
- NSLĐ theo tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có lương).
e) Trong trường hợp đặc biệt, HĐTV EVN xem xét, quyết định thay đổi chỉ tiêu tính NSLĐ để xác định quỹ tiền lương kế hoạch cho các công ty TNHH MTV cấp II theo quy định.
f) Đối với các công ty TNHH MTV cấp III: Tùy theo đặc thù của loại hình cơng ty, các cơng ty TNHH MTV cấp II quy định các chỉ tiêu kế hoạch SXKD để xác định quỹ tiền lương kế hoạch đối với các công ty TNHH MTV cấp III.
2. Xác định quỹ tiền lương SXKD điện kế hoạch
a) Xác định mức tiền lương bình quân SXKD điện kế hoạch (TLkh) Mức tiền lương bình quân SXKD điện kế hoạch được xác định căn cứ vào mức tiền lương bình quân SXKD điện thực hiện năm trước liền kề, NSLĐ và lợi nhuận kế hoạch so với thực hiện năm trước liền kề theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH.
Khi xác định mức tiền lương bình quân SXKD điện kế hoạch, công ty phải loại trừ các yếu tố khách quan làm tăng hoặc giảm NSLĐ và lợi nhuận kế hoạch. Cơng ty phải liệt kê, tính tốn, lượng hóa và giải trình chi tiết từng yếu tố khách quan ảnh hưởng đến NSLĐ và lợi nhuận.
Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến NSLĐ và lợi nhuận khi xác định mức tiền lương bình quân, bao gồm:
- Nhà nước điều chỉnh giá (đối với sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá), ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng hoặc giảm vốn nhà nước, điều chỉnh cơ chế chính sách hoặc yêu cầu công ty di dời, thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh; các khoản chênh lệch tỷ giá chưa được đưa vào trong phương án giá điện theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Công ty đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh theo kế hoạch, tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện chương trình an sinh xã hội theo quy định của Chính phủ.
- Sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp hoặc bố trí, sắp xếp lại lao động theo chủ trương của cấp có thẩm quyền.
- Thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chiến tranh, các yếu tố bất thường và các nguyên nhân khách quan bất khả kháng khác.
b) Xác định quỹ tiền lương SXKD điện kế hoạch
Quỹ tiền lương SXKD điện kế hoạch của người lao động Công ty mẹ - EVN, các Công ty mẹ - Công ty TNHH MTV cấp II, các công ty TNHH MTV cấp III thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 26/2016/TT- BLĐTBXH.
Điều 31. Phương pháp xác định quỹ tiền lương thực hiện
1. Đối với Công ty mẹ - EVN và các công ty mẹ - Công ty TNHH MTV cấp II
a) Xác định mức tiền lương bình quân SXKD điện thực hiện
- Mức tiền lương bình quân SXKD điện thực hiện gắn với NSLĐ và lợi nhuận (TLbqth26)
Mức tiền lương bình quân SXKD điện thực hiện gắn với NSLĐ và lợi nhuận được xác định căn cứ vào mức tiền lương bình quân SXKD điện kế hoạch và việc thực hiện các chỉ tiêu NSLĐ và lợi nhuận so với kế hoạch theo nguyên tắc như xác định mức tiền lương bình quân SXKD điện kế hoạch quy định tại điểm a) khoản 2 Điều 30 Quy chế này.
Khi xác định mức tiền lương bình quân SXKD điện thực hiện gắn với NSLĐ và lợi nhuận, công ty phải đánh giá lại việc thực hiện các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến NSLĐ và lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch để loại trừ.
Đối với đơn vị có TLbqth26 cao hơn TLkh quy định tại điểm a) khoản 2 Điều 30 Quy chế này và còn lỗ chênh lệch tỷ giá chưa phân bổ thì TLbqth26 được xác định cụ thể như sau:
TLbqth26 = TLkh + ∑(∆ttth × Kđc)
Trong đó:
+ ∆ttth: Phần tiền lương tăng thêm của mức tiền lương bình quân thực hiện năm tính tối đa theo quy định tại Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH (TLthmax) so với TLkh.
Phần tiền lương tăng thêm so với TLkh làm cho TLthmax đạt: Dưới 20 triệu Từ 20 đến dưới 22 triệu Từ 22 đến dưới 25 triệu Từ 25 triệu trở lên Kđc 1 0,8 0,5 0,3
- Mức tiền lương bình quân SXKD điện thực hiện năm (TLbqth), gắn với kết quả thực hiện chỉ tiêu hiệu quả được xác định như sau:
TLbqth = TLbqthnt + (TLbqth26 - TLbqthnt) × HđcHQ
Trong đó:
+ TLbqth : Mức tiền lương bình qn SXKD điện thực hiện năm;
+ TLbqthnt : Mức tiền lương bình quân SXKD điện thực hiện năm trước liền kề, được xác định trên cơ sở quỹ tiền lương thực hiện năm trước liền kề