5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm quản trị công ty
Theo Cadbury (1992); Shleifer và Vishny (1997) quản trị công ty là tối đa lợi nhuận cho cổ đông. Theo Healy và Wahlen (1999) quản trị công ty là hành vi điều chỉnh kết quả hoạt động doanh nghiệp của nhà quản lý. Chính vì vậy, trong thực tế, quản trị công ty là nâng cao giá trị Johl. Khan. Subramaniam và Muttakin (2016) và để công ty tạo thành một hệ thống quản trị hiệu quả thì phải tìm cách giảm xung đột lợi ích giữa các cổ đông thiểu số và các nhà quản lý, điều đó có nghĩa là giảm sự bất cân xứng thông tin và tăng hiệu quả quản lý Audousset-Coulier. Jeny. và Jiang (2016).
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD (2019)Bộ nguyên tắc đƣợc xây dựng với nhận định rằng “các chính sách quản trị cơng ty có vai trị quan trọng trong việc đạt đƣợc những mục tiêu kinh tế rộng hơn liên quan đến niềm tin của nhà đầu tƣ, tích lũy và phân bổ vốn”.
QTCT theo Ngân hàng Thế giới là hệ thống các yếu tố pháp luật, thể chế và thông lệ quản lý của doanh nghiệp, cho phép thu hút các nguồn tài chính và nhân lực, hoạt động có hiệu quả, trên cơ sở đó tạo ra các giá trị kinh tế lâu dài cho các cổ đông, quyền lợi của các bên liên quan và xã hội.
Theo quy định của Chính phủ (2017) tại Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2017 “Quản trị công ty là hệ thống các nguyên tắc, bao gồm:
a) Đảm bảo cơ cấu quản trị hợp lý;
b) Đảm bảo hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; c) Đảm bảo quyền lợi của cổ đơng và những ngƣời có liên quan;
24 d) Đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông; đ) Công khai minh bạch mọi hoạt động của công ty.”
2.1.2 Khái niệm hành vi quản trị lợi nhuận
Quản trị lợi nhuận là “sự tác động để điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý nhằm tác động đến thông tin BCTC” Schipper (1989), quản trị lợi nhuận thể hiện rõ khi các nhà quản lý đƣa ra những quyết định chủ quan thơng qua việc lựa chọn các chính sách kế tốn khác nhau để mang lại lợi ích cá nhân Scott (1997); các nhà quản lý đã “cắt gọt” các khía cạnh của nó theo chủ quan của họ, đó là mảng tối mà kế toán đã bị tác động làm sai lệch Levitt (1998). Hành vi QTLN đƣợc Healy và Wahlen (1999) định nghĩa tƣơng đối rõ hơn “Khi người quản lý sử dụng các ý kiến cá nhân làm thông tin trên
BCTC thay đổi hoặc tác động vào các giao dịch kinh tế có phát sinh nhằm làm cho các đối tượng sử dụng thơng tin BCTC hiểu sai lệch về tình trạng của cơng ty thì hành vi QTLN xuất hiện’’. Mặt khác, QTLN là việc sử dụng chính sách kế tốn nhằm tác động
đến lợi nhuận kế tốn và dịng tiền hoạt động Pincus và Rego (2003), hành động này của các nhà quản lý là nhằm che đậy những điểm yếu của công ty trên BCTC, che đậy về sự thật của kết quả hoạt động kinh doanh, đây đƣợc xem là sử dụng những đánh giá chủ quan để thao túng các thông tin về lợi nhuận nhằm làm đẹp BCTC của công ty Leuz and et al (2003).
Có thể hiểu quản trị lợi nhuận là việc nhà quản lý sử dụng các chính sách kế tốn để tác động đến lợi nhuận kế toán nhằm đạt đƣợc lợi ích mong muốn cá nhân.