.1 Bảng mô tả giả thuyết nghiên cứu do tác giả tổng hợp

Một phần của tài liệu Các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận kế toán tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (luận văn thạc sĩ) (Trang 51 - 57)

Giả

thuyết Nội dung Lý thuyết nền Nghiên cứu đƣợc kế thừa Thang đo

H1 HOPHDQT: họp HĐQT càng nhiều thì QTLN càng thấp Lý thuyết đại diện Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực

Xie and et al (2003), Ronen và Yaari (2008), Sarkar và Sen (2008), Services (2011),

Abbadi and et al (2016).

Số lần HĐQT tổ chức họp trong năm. Biến đƣợc thu thập từ BCTN và BCQT 6 tháng và cuối năm. H2 TVHĐQT: thành viên HĐQT có chun ngành về tài chính càng nhiều thì QTLN càng thấp Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực

Xie and et al (2003), Park và cộng sự (2004), Lin và Hwang (2010), Ayemere and et al (2015), Abbadi and

et al (2016)

Số ngƣời của HĐQT có chun ngành tài chính, biến đƣợc thu thập từ BCTN, phần giới thiệu của

từng ngƣời trong HĐQT H3 TVNHDQT: SL thành viên nữ thuộc HĐQT càng nhiều thì QTLN càng thấp Lý thuyết đại diện Lý thuyết các bên liên quan

Zelechowski và Bilimoria (2004), Thiruvadi và Huang (2011), John và Senbet (1998) Số thành viên nữ trong HĐQT trên tổng số thành

viên trong HĐQT. Biến đƣợc thu thập từ BCTN, phần giới thiệu HĐQT. H4 TVBKS: số lƣợng thành viên BKS càng lớn thì QTLN càng thấp Lý thuyết đại diện Lý thuyết TTBCX

Lin và Hwang (2010)Lin và cộng sự (2006), Ayemere và cộng sự (2015) Akerlof (1970) và Spence (1973) Số lƣợng thành viên trong Ban kiểm soát. Biến đƣợc thu thập từ BCTN, phần giới thiệu BKS. H5 TVNBKS: SL thành viên nữ thuộc BKS càng nhiều thì QTLN càng thấp Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực Lin và cộng sự (2006), Ayemere và cộng sự (2015) Số lƣợng thành viên nữ trên tổng số thành viên ban

kiểm soát. Biến đƣợc thu thập từ BCTN, phần giới

thiệu BKS.

H6

BIG 4: Cơng ty đƣợc kiểm tốn bởi BIG4 thì QTLN càng thấp Lý thuyết đại diện Lý thuyết tín hiệu Inaam và cộng sự (2012), Soliman và cộng sự (2013), Al-Rassas và cộng sự (2015), Ahmad và cộng sự (2016), Abbadi và cộng sự (2016)

Biến giả: Bằng 1 nếu cơng ty đƣợc kiểm tốn bởi Big 4, bằng 0 nếu không phải do Big 4 kiểm toán. Biến đƣợc thu thập từ BCTC đã qua kiểm tốn.

H7

THAYDOI KT: Cơng ty có thay đổi cơng ty kiểm tốn độc lập thì QTLN càng thấp Lý thuyết tín hiệu DeFond và Jiambalvo (1993), DeFond và Subramanyam (1998), Davidson và cộng sự (2006)

Biến giả: Bằng 1 nếu có thay đổi, bằng 0 nếu khơng

thay đổi. Biến đƣợc thu thập từ BCTC đã qua kiểm

39

3.4 Kết quả phỏng vấn chuyên gia

Sau khi tổng hợp các nghiên cứu trƣớc, tác giả tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi QTLN bao gồm: Họp hội đồng quản trị (HOPHĐQT), Thành viên hội đồng quản trị có chun mơn tài chính (TVHDQT), thành viên nữ hội đồng quản trị (TVNHDQT); ban kiểm soát (BKS); thành viên nữ ban kiểm soát (TVNBKS), cơng ty kiểm tốn (Big4), Thay đổi kiểm tốn (THAYDOIKT). Từ đó, tác giả tổng hợp và xây dựng mơ hình nghiên cứu dự kiến với các nhân tố nhƣ đã trình bày trên bảng [3.1], trên cơ sở đó tác giả thực hiện phỏng vấn các chuyên gia, để xin ý kiến các chuyên gia cho biết nhân tố nào ảnh hƣởng đến hành vi QTLN kế toán tại các NH TMCP Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng; đây là những ngƣời có trình độ cử nhân trở lên, có thâm niên trong lĩnh vực ngân hàng ít nhất là 05 năm. Sau đó, tổng hợp ý kiến của các chuyên gia và đối chiếu kết quả tổng hợp này với các nghiên cứu có liên quan để thống nhất về các nhân tố đƣợc cho là ảnh hƣởng đến hành vi QTLN kế toán tại các NH TMCP Việt Nam.

Kết quả sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia về các nhân tố QTCT ảnh hƣởng đến hành vi QTLN kế toán và các chuyên gia đƣợc lấy ý kiến đều thống nhất với các nhân tố mà tác giả đã kế thừa từ nghiên cứu của Ngơ Hồng Điệp (2018) để đƣa vào mơ hình nghiên cứu.

3.5 Phƣơng pháp chọn mẫu

Trích dẫn theo Nguyễn Đình Thọ (2013) quy định kích thƣớc mẫu của Tabachnick và Fidell (2007) là n>50+8*p. Trong đó: n: cỡ mẫu; p: số biến độc lập của mơ hình. Dựa vào các cơ sở nêu trên, tác giả chọn cỡ mẫu là 150 mẫu để thu thập dữ liệu từ 30 ngân hàng, số liệu của 05 năm từ năm 2015-2019. Mẫu nghiên cứu: Tại thời điểm tiến hành chọn mẫu, số lƣợng NHTM Cổ phần Việt Nam có tổng cộng là 31 ngân hàng. Tuy nhiên, NHTMCP Đông Á bị loại khỏi mẫu dữ liệu vì dữ liệu khơng đủ qua nhiều năm. Nhƣ vậy, mẫu dữ liệu của luận văn chỉ còn lại 30 NHTM Cổ phần Việt Nam (theo danh sách do ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam cơng bố).

40

3.6 Thực hiện phân tích hồi quy

Quy trình nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện qua các bƣớc để thu thập dữ liệu nhằm kiểm định nhân tố tổng hợp đại diện QTCT tác động đến hành vi QTLN, cụ thể:

Bƣớc 1: Xác định mẫu nghiên cứu và nguồn thu thập dữ liệu

Tác giả chọn cỡ mẫu là 150 mẫu thu thập dữ liệu từ 30 ngân hàng, số liệu của 05 năm từ năm 2015-2019. Tác giả chọn mẫu dữ liệu nghiên cứu từ ngành ngân hàng, vì đây là ngành có mức độ ảnh hƣởng rất lớn trong việc điều tiết vốn của nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam và thông tin trên BCTC của ngân hàng hiện nay là rất cần thiết để các nhà đầu tƣ và các đối tƣợng liên quan sử dụng để ra quyết định đầu tƣ hoặc quyết định các chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế thị trƣờng.

Nguồn dữ liệu thu thập đƣợc lấy trên các chuyên trang https://cafef.vn/ và https://vietstock.vn/. Dữ liệu ban đầu theo dự tính của mẫu là 31 công ty. Sau khi loại bỏ những quan sát không đủ điều kiện, thiếu thông tin (không đủ 5 năm niêm yết, không cung cấp đủ thông tin trên báo cáo quản trị, báo cáo thƣờng niên), số công ty đủ số liệu phục vụ nghiên cứu là 30 công ty với 150 quan sát. Theo Nguyễn Đình Thọ (2013) đã trích dẫn quy định kích thƣớc mẫu của Tabachnick và Fidell (2007) là n>50+8*p. Trong đó: p là số biến độc lập, nhƣ vậy ta có cơng thức n=50+8*7 = 116 mẫu, nên số mẫu 150 là đủ để nghiên cứu. Nhƣ vậy, cỡ mẫu trong nghiên cứu này đủ điều kiện chạy mơ hình hồi quy và có thể dùng biện luận kết quả.

Bƣớc 2: Trong nghiên cứu định lƣợng, dữ liệu đƣợc thu thập thông qua thị trƣờng thứ

cấp (dữ liệu có sẵn thu thập từ BCTN, BCTC, BCQT) nên công cụ xử lý dữ liệu là phƣơng trình hồi quy Nguyễn Đình Thọ (2013) nên tác giả sử dụng phần mềm thống kê SPSS để thực hiện chạy mơ hình nghiên cứu.

Sử dụng mẫu quan sát để tính tốn các chỉ tiêu nhằm xác định DA theo mơ hình Shen (2016). Các chỉ tiêu này đƣợc thu thập thông qua BCTC lấy trên chuyên trang vietstock.com và cafef.vn

41

3.7 Mơ hình nghiên cứu

3.7.1 Biến độc lập

Tác giả kế thừa kết quả nghiên cứu của Ngơ Hồng Điệp (2018) để chọn ra 07 nhân tố để đƣa vào mơ hình nghiên cứu:

(1) Họp hội đồng quản trị (HOPHĐQT): Đo bằng số lần họp trong năm

(2) Thành viên HĐQT có chun mơn tài chính (TVHDQT): Đo bằng số ngƣời có chun mơn tài chính.

(3) Thành viên nữ hội đồng quản trị (TVNHDQT): Số lƣợng nữ trong HĐQT (4) Ban kiểm soát (BKS): Số lƣợng ngƣời trong BKS.

(5) Thành viên nữ ban kiểm soát (TVNBKS): Số lƣợng nữ trong BKS.

(6) Danh tiếng cơng ty kiểm tốn (Big4): Cơng ty chọn cơng ty kiểm toán là một trong những cơng ty thuộc nhóm Big 4 (nếu chọn thì gán số 1, ngƣợc lại là 0)

(7) Thay đổi kiểm tốn (THAYDOIKT): Thay đổi cơng ty kiểm tốn (nếu có thay đổi cơng ty kiểm tốn thì gán số 1, ngƣợc lại là 0).

Tác giả chọn các nhân tố này vì đây là những nhân tố đã đƣợc nghiên cứu tại Việt Nam nhƣng các nhân tố này chƣa có nhiều nghiên cứu dành cho lĩnh vực ngân hàng. Vì vậy, để góp phần cho lĩnh vực ngân hàng có thêm một góc nhìn về hành vi QTLN tác giả mạnh dạn thực hiện nghiên cứu với 07 nhân tố đƣợc kế thừa từ kết quả nghiên cứu của Ngơ Hồng Điệp (2018), đây là tính mới của luận văn.

3.7.2 Biến phụ thuộc

Qua tổng hợp các nghiên cứu trong và ngồi nƣớc cho thấy có nhiều mơ hình đo lƣờng hành vi QTLN, tuy nhiên mỗi nghiên cứu sẽ lựa chọn mơ hình phù hợp để đo cho đối tƣợng mình cần nghiên cứu. Theo sự nghiên cứu của tác giả tại Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu có liên quan đến mối quan hệ của nhóm nhân tố QTCT và quản trị lợi nhuận đƣợc các nhà nghiên cứu sử dụng các mơ hình chủ yếu nhƣ mơ hình của Jones

42

(1991), mơ hình Jones cải tiến của Dechow and et al (1995) và mơ hình của Kothari and et al (2005) và các nghiên cứu này sử dụng mẫu là các công ty phi tài chính. Chính vì vậy, để có sự phù hợp khi áp dụng mơ hình đo lƣờng hành vi QTLN kế toán cho nghiên cứu của đề tài, tác giả kế thừa mơ hình đo lƣờng hành vi QTLN dựa trên rủi ro của Shen (2016) để đo lƣờng biến phụ thuộc. Vì mơ hình này đã đƣợc Trần Quốc Thịnh và Nguyễn Đức Phƣớc (2018), Trần Quốc Thịnh và Trần Ngọc Anh Thƣ (2020) sử dụng mẫu nghiên cứu là các NHTM. Nhƣ vậy, hành vi QTLN sẽ đƣợc đo lƣờng bằng biến rủi ro có điều chỉnh tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro tín dụng, cụ thể:

Trong đó:

RISK: Quản trị lợi nhuận;

LLPit: Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng/thu nhập lãi thuần của ngân hàng (i) tại năm (t);

LOANt-1: Tổng dƣ nợ cho vay khách hàng của ngân hàng (i) tại năm (t-1);

σ LLP/LOANt-1: Độ lệch chuẩn LLP/LOANt-1 dữ liệu từ năm 2015 đến 2019, nếu dữ liệu không thể thu thập đủ, độ lệch chuẩn đƣợc xác định theo dữ liệu có thể thu thập đƣợc.

3.7.3 Mơ hình nghiên cứu

Đề tài mô tả cách thức đo lƣờng biến phụ thuộc và các biến độc lập thơng qua mơ hình chính thức đƣợc xây dựng nhƣ sau:

RISK_LLP = α0 + β1 HOPHDQTit + β2 TVTCHDQTit + β3 TVNHDQTit + β4

SLBKSit + β5 TVNBKSit + β6 BIG4it + β7 TDCTKTit + £it

3.8 Kết luận chƣơng 3

Tóm lại, chƣơng này tác giả đã tổng hợp các biến độc lập (nhân tố QTCT) có tác động đến hành vi QTLN kế toán và biện luận cơ sở chọn biến phụ thuộc để xây dựng mơ

43

hình nghiên cứu. Theo nghiên cứu của tác giả từ các nghiên cứu trƣớc cho thấy có ba nhóm nghiên cứu trội nhất đƣợc sử dụng nhiều với các mơ hình của Jones (1991), Dechow and et al (1995) và Kothari and et al (2005). Tuy nhiên, các nghiên cứu lựa chọn một trong những mơ hình này chỉ chọn mẫu nghiên cứu là các cơng ty lĩnh vực phi tài chính. Vì vậy, để có sự phù hợp với lĩnh vực ngân hàng tác giả đã kế thừa mơ hình của Shen (2016) khi tham khảo các nghiên cứu của Trần Quốc Thịnh và Nguyễn Đức Phƣớc (2018) và Trần Quốc Thịnh và Trần Ngọc Anh Thƣ (2020). Tuy nhiên, các nghiên cứu này của nhóm tác giả tập trung vào các chỉ số tài chính và cơ cấu vốn sở hữu là chủ yếu. Chính điều này đã giúp tác giả nhận ra, cần có sự nghiên cứu về các nhân tố QTCT tác động đến hành vi QTLN của lĩnh vực ngân hàng trên cơ sở kế thừa mơ hình nghiên cứu của Shen (2016). Vì lĩnh vực ngân hàng là một hệ thống rất quan trọng đối với chính sách tiền tệ của quốc gia cho nên việc nắm bắt những yếu tố tác động đến bộ máy quản trị cơng ty chính là điều cần thiết nhằm giúp các nhà quản lý, điều hành có thêm cách nhìn tổng quát về những mặt hạn chế để có thể khắc phục kịp thời tạo nên sự đồng bộ trong quản lý, kiểm tra và giám sát để đảm bảo hài hịa lợi ích của các bên có liên quan, lợi ích về vật chất cũng nhƣ thơng tin…

Đầu tiên, tác giả đề xuất khung lý thuyết nghiên cứu với mục tiêu tổng hợp tồn bộ q trình nghiên cứu. Từ những tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nƣớc thu thập đƣợc, tác giả phân tích tài liệu và đề xuất mơ hình nghiên cứu ban đầu. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả thực hiện lần lƣợt 2 giai đoạn là giai đoạn nghiên cứu định tính và giai đoạn nghiên cứu định lƣợng để xây dựng mơ hình nghiên cứu. Sau đó, tác giả lấy ý kiến các chuyên gia để làm cơ sở hồn chỉnh mơ hình nghiên cứu. Sau khi có đƣợc mơ hình hồn chỉnh, tác giả thu thập tài liệu từ BCTN, BCTC, BCQT nhập liệu vào biểu excel và sử dụng phần mềm SPSS.23 để chạy mơ hình hồi quy.

Khi có kết quả từ mơ hình tác giả biện luận so sánh với các nghiên cứu trƣớc để đánh giá cho kết quả của tác giả vừa tìm đƣợc, đó cũng là cơ sở để tác giả kết luận và kiến nghị đề xuất. Nội dung này sẽ đƣợc trình bày tại chƣơng 4 và chƣơng 5.

44

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Kết quả nghiên cứu

4.1.1 Thống kê mô tả các biến trong mơ hình

Một phần của tài liệu Các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận kế toán tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (luận văn thạc sĩ) (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)