nhất
Sau khi đã chọn được chủng nấm men L9 cho hoạt độ phytase cao nhất, chúng tôi tiến hành khảo sát môi trường nuôi cấy. Dựa vào kết quả nghiên cứu trước đây của (Trương Thị Thùy Vân, 2008), tác giảđã khảo sát và tìm ra một số môi trường thích hợp cho chủng L9 là môi trường Bột Bắp (BB), và môi trường YPD sau khi thu dịch lên men, ly tâm lấy dịch trong và xác định hoạt độ phytase đã cho hoạt độ
phytase cao. Nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 2 môi trường này, nhưng trong đó môi trường YPD chúng tôi bổ sung thêm 0,5% Na-phytate làm cơ chất cảm ứng cho phytase.
Hút 1ml dịch từ môi trường hoạt hóa lần lượt cho vào các bình erlen chứa 100ml môi trường BB, 100ml môi trường Yeast Pepton Dextrose (YPD) với 0,5% Na- phytate, lên men trong 5 ngày, thu mẫu, ly tâm thu dịch trong, lọc và xác định hoạt
độ phytase theo mục (2 2.1.2) hệ số pha loãng d = 50, xác định hàm lượng protein theo mục (2.2.2) hệ số pha loãng d = 20. Kết quả thu theo hình 3.3.
Hình 3.3: Hoạt độ phytase theo môi trường nuôi cấ
1.35 1.40 1.45 1.50 1.55 1.60 1.65 BB YPD 0,5% Na-phytate
Môi trường nuôi cấy
Ho
ạ
t
độ
chung phytase UI/ml
Nhận xét:
Nhận thấy rằng lên men trên môi trường BB cho hoạt độ chung là 1,63 UI/ml
cao hơn so với lên men trong môi trường YPD 0,5% Na-phytate cho hoạt độ chung là 1,46 UI/ml. Tuy nhiên sự chênh lệch này cũng không đáng kể.
Qua thực nghiệm cho thấy rằng khi lên men trong môi trường BB thì sau thời gian lên men thì dịch nuôi cấy có độ nhớt rất cao, rất khó trong việc ly tâm thu mẫu. Bên cạnh đó, thành phần môi trường BB có rất nhiều tinh bột, nên khi tủa lượng tinh bột này cũng tủa nên rất khó tách được tinh bột tủa và các protein tủa trong hỗn hợp.
Đối với môi trường YPD bổ sung 0,5% Na-phytate là cơ chất tinh thì môi trường sau ly tâm trong và dễ dàng tủa với các dung môi.
Nên chúng tôi chọn môi trường YPD 0,5% Na-phytate làm môi trường nuôi cấy cho chủng L9.