ƯỚC TÍNH KẾ TỐN VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục kiểm toán các khoản ước tính kế toán và thông tin các bên liên quan trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 28 - 33)

Nghiên cứu FBI Các khoản mục thường xuất hiện gian lận

ƯỚC TÍNH KẾ TỐN VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN

1.3.1. Quy định của kế tốn về các ước tính kế tốn và thơng tin các bên có liên quan

a.Các ước tính kế tốn

Các khoản ước tính kế tốn phải được lập dựa trên nguyên tắc cơ bản của kế toán được quy định trong VAS 01 – Chuẩn mực chung, đó là nguyên tắc thận trọng, phù hợp, nhất quán. Nếu có bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách, phương pháp ước tính thì phải tn thủ theo các quy định của VAS 29 – Thay đổi chính sách kế tốn và các sai sót.

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có chuẩn mực kế tốn riêng biệt về các khoản ước tính kế tốn, các khoản mục này được lồng ghép vào các khoản mục liên quan như: khấu hao tài sản : VAS 03 – TSCĐ hữu hình và VAS 04 – TSCĐ vơ hình, các khoản dự phịng: VAS 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng...

Tuy khơng có chuẩn mực riêng biệt trình bày về các khoản ước tính kế tốn, song chế độ kế tốn Việt Nam lại hướng dẫn khá rõ về cách thức sử dụng cũng như hạch tốn các khoản ước tính kế tốn.

Về nguyên tắc, căn cứ để thiết lập các ước tính kế tốn là phải dựa trên các bằng chứng đáng tin cậy. Ví dụ, đối với các khoản phải thu khó địi thì theo quy định hiện hành, phải có các bằng chứng như: số tiền phải thu phải theo dõi được cho từng đối tượng, theo từng nội dung, từng khoản nợ trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó địi; phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ

chưa trả bao gồm hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ...

Chuẩn mực kế tốn Việt Nam cũng khơng đưa ra các mức trích lập cứng nhắc, rập khn đối với các khoản ước tính kế tốn như dự phòng, phân bổ, khấu hao...như các quy định của thuế. Các khoản ước tính này được lập dựa trên chính sách riêng của cơng ty dựa trên các quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

b. Thơng tin về các bên có liên quan

VAS 26 đưa ra các yêu cầu về việc trình bày thơng tin các bên có liên quan: Những mối quan hệ giữa các bên có liên quan có tồn tại sự kiểm sốt đều phải được trình bày trong BCTC, bất kể là có các giao dịch giữa các bên liên quan hay không, để người sử dụng BCTC có được cái nhìn bao qt về những ảnh hưởng của các mối quan hệ của các bên liên quan đến doanh nghiệp báo cáo.

Trường hợp có các giao dịch giữa các bên liên quan thì doanh nghiệp báo cáo cần phải trình bày bản chất các mối quan hệ của các bên liên quan cũng như các loại giao dịch và các yếu tố của các giao dịch đó.

Các yếu tố của các giao dịch thường bao gồm:

(a) Khối lượng các giao dịch thể hiện bằng giá trị hoặc tỷ lệ phần trăm tương ứng; (b) Giá trị hoặc tỷ lệ phần trăm tương ứng của các khoản mục chưa thanh tốn; (c) Chính sách giá cả.

Các khoản mục có cùng bản chất có thể được trình bày gộp lại trừ trường hợp việc trình bày riêng biệt là cần thiết để hiểu được ảnh hưởng của các giao dịch giữa các bên liên quan đối với BCTC của doanh nghiệp báo cáo.

Trong các BCTC hợp nhất của tập đồn khơng cần thiết phải trình bày các giao dịch giữa các thành viên vì báo cáo này đã nêu lên các thơng tin về công ty mẹ và các công ty con như là một doanh nghiệp báo cáo. Các giao dịch với các cơng ty liên kết do được hạch tốn theo phương pháp vốn chủ sở hữu khơng được loại trừ do đó cần được trình bày riêng biệt như là các giao dịch với bên liên quan.

1.3.2. Các quy định khác liên quan đến ước tính kế tốn và thơng tin các bên liên quan

a.Ước tính kế tốn (Quy định của thuế)

Thơng tư 228/2009/TT-BTC ra đời ngày 07 tháng 12 năm 2009 hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó địi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, cơng trình xây lắp tai doanh nghiệp. Thơng tư này u cầu doanh nghiệp phải trích lập các khoản dự phịng (nợ phải thu, giảm giá hàng tồn kho, đầu tư tài chính, bảo hành sản phẩm) vào chi phí sản xuất kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính khơng cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập BCTC.

Thông tư 34/2011/TT-BTC ra đời vào ngày 14 tháng 3 năm 2011sửa đổi thơng tư 228 bãi bỏ việc trích lập dự phịng của các tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại văn bản hướng dẫn chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng. Điều này có nghĩa việc trích lập dự phịng của các tổ chức tín dụng vẫn được áp dụng theo thông tư 228.

Thông tư cuối cùng đến thời điểm này có sửa đổi thơng tư 228 là thông tư 89/2013/TT-BTC sửa đổi về việc trích lập dự phịng các khoản đầu từ tài chính dài hạn, qua đó u cầu các khoản đầu tư tài chính dài hạn phải trích lập dự phịng nếu tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ(trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư). Đồng thời việc trích lập dự phòng đầu tư dài hạn được thực hiện đối với các khoản đầu tư được trình bày theo phương pháp giá gốc, khơng áp dụng cho các khoản đầu tư trình bày theo phương pháp vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

Thông tư 123/2012/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số

124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông tư này quy định các chi phí được trừ khi tính thuế trong đó có quy định khấu hao tài sản cố định, và phân bổ chi phí cơng cụ dụng cụ.

Thơng tư 45/2013/TT-BTC ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2013 hướng dẫn thi hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, thơng tư này điều chỉnh tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định, nguyên giá tài sản cố định phải được xác định một cách đáng tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên. Đồng thời thông tư này cũng mở rộng thời gian trích khấu hao của một số máy móc lên đến 15 năm.

b.Thơng tin các bên liên quan

Quy định của Luật doanh nghiệp về việc trình bày thơng tin các bên liên quan

Theo điều 118 của Luật doanh nghiệp yêu cầu công khai lợi ích bên liên quan:

Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của cơng ty phải kê khai các lợi ích liên quan của họ với cơng ty, bao gồm:

Tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mà họ có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần đó;

Tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mà những người có liên quan của họ cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần hoặc phần vốn góp trên 35% vốn điều lệ.

Việc kê khai quy định tại khoản 1 Điều này phải được thực hiện trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày phát sinh lợi ích liên quan; việc sửa đổi, bổ sung phải

được khai báo với công ty trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày có sửa đổi, bổ sung tương ứng.

Việc kê khai quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được thông báo cho Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên và được niêm yết, lưu giữ tại trụ sở chính của doanh nghiệp. Cổ đông, đại diện theo uỷ quyền của cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền xem xét nội dung kê khai bất cứ lúc nào nếu xét thấy cần thiết.

Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để thực hiện công việc dưới mọi hình thức trong phạm vi cơng việc kinh doanh của cơng ty đều phải giải trình bản chất, nội dung của cơng việc đó trước Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và chỉ được thực hiện khi được đa số thành viên còn lại của Hội đồng quản trị chấp thuận; nếu thực hiện mà không khai báo hoặc không được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị thì tất cả thu nhập có được từ hoạt động đó thuộc về cơng ty.

Điều 120 của Luật doanh nghiệp quy định Hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:

Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:

a) Cổ đông, người đại diện uỷ quyền của cổ đông sở hữu trên 35% tổng số cổ phần phổ thơng của cơng ty và những người có liên quan của họ;

b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

c) Doanh nghiệp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 118 của Luật này và người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong BCTC gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật phải gửi đến các thành viên Hội đồng quản trị; niêm yết tại trụ sở chính, chi nhánh của cơng ty dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch. Hội đồng quản trị quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục kiểm toán các khoản ước tính kế toán và thông tin các bên liên quan trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w