Đặc điểm của doanh nghiệp kiểm toán nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục kiểm toán các khoản ước tính kế toán và thông tin các bên liên quan trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 44 - 49)

Nghiên cứu FBI Các khoản mục thường xuất hiện gian lận

2.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp kiểm toán nhỏ và vừa

Báo cáo về tình hình hoạt động kiểm tốn, VACPA đã đưa ra những đặc điểm của công ty kiểm tốn quy mơ nhỏ và vừa như sau:

Số lượng kiểm toán viên hành nghề ít, lại làm bán thời gian, một số cơng ty có ba kiểm tốn viên hành nghề thì hai kiểm tốn viên làm bán thời gian.

Doanh nghiệp kiểm tốn có quy mơ vừa từ 50 -100 nhân viên, công ty quy mô nhỏ dưới 50 nhân viên.

Doanh thu doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mơ khơng q 20 tỷ đồng.

Dưới đây là một số đặc điểm của doanh nghiệp kiểm toán nhỏ và vừa tại Việt Nam, theo báo cáo kết quả của VACPA:

Kiểm toán viên và trợ lý kiểm tốn của các cơng ty thường xun biến động, xáo trộn do khơng có điều kiện đào tạo,

Giá phí kiểm tốn thường khơng cao, ...

Chất lượng dịch vụ kiểm tốn khơng cao, BCTC cịn nhiều sai sót thể hiện kiểm tốn viên và Ban Giám đốc cơng ty chưa nắm vững Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán theo quy định.

Các cơng ty kiểm tốn nhỏ và vừa chưa mua bảo hiểm nghề nghiệp.

Cơng ty kiểm tốn nhỏ chưa có danh tiếng, nhu cầu tuyển dụng ít (3-4 người /lần) nên chưa thu hút được ứng viên có trình độ.

Do hạn chế về thời gian, kinh phí nên khơng xây dựng và thực hiện được chương trình đào tạo riêng cho từng cấp bậc nhân viên. Hình thức đào tạo chủ yếu là trong quá trình làm việc.

2.2.CẦU CỦA CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM VỀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN ƯỚC TÍNH KẾ TỐN VÀ THƠNG TIN CÁC BÊN LIÊN QUAN

2.2.1. Yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về kiểm tốn các khoản ước tính kế tốn

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) số 540- Kiểm toán các khoản ước tính kế tốn, ban hành và cơng bố theo Quyết định số 143/2001/QĐ-BTCngày 21 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và có hiệu lực thi hành từ tháng 01/2002. Sắp tới, chuẩn mực này sẽ được thay thế bởi VSA 540 – Kiểm toán các ước tính kế tốn (Bao gồm ước tính kế tốn về giá trị hợp lý và các thuyết minh liên quan), ban hành kèm theo thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài Chính.

Do chuẩn mực 540 ban hành vào 2002 vẫn có hiệu lực đến thời điểm hiện tại, nên phần khảo sát thực trạng , người viết sẽ phải dựa trên chuẩn mực này. Nội dung cơ bản của chuẩn mực hiện hành như sau:

Theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 540 – Kiểm toán các ước tính kế tốn, kiểm tốn viên phải áp dụng một hoặc áp dụng kết hợp các phương pháp sau trong q trình kiểm tốn các ước tính kế tốn:

Thứ nhất, xem xét và kiểm tra q trình lập các ước tính kế tốn của đơn vị:

Kiểm tra các số liệu và xem xét các giả định dùng làm cơ sở lập ước tính kế tốn; Đối chiếu các số liệu và các giả định với các quy định có liên quan hoặc kinh nghiệm thực tế của các đơn vị trong cùng ngành, cùng địa phương: kiểm toán viên phải đánh giá sự chính xác, đầy đủ và thích hợp của các dữ liệu dùng làm cơ sở để lập các ước tính kế tốn. Khi sử dụng các số liệu kế toán để lập các ước tính kế tốn, phải kiểm tra tính nhất qn của số liệu đó với những số liệu đã được phản ánh trong sổ kế toán.

Kiểm tra các tính tốn liên quan đến ước tính kế tốn: Kiểm toán viên phải kiểm tra các phương pháp tính tốn mà đơn vị sử dụng để lập các ước tính kế tốn liên quan đến báo cáo tài chính.

So sánh ước tính kế tốn đã lập của các kỳ kế toán trước với kết quả thực tế của các kỳ đó: đây là thủ tục nhằm xem xét, đánh giá các bằng chứng đã thu thập về độ tin cậy đối với các phương pháp lập ước tính kế tốn của đơn vị, xem xét sự cần thiết phải điều chỉnh phương pháp ước tính, tính tốn và đánh giá sự chênh lệch giữa kết quả thực hiện với ước tính kế tốn trong kỳ.

Xem xét thủ tục phê duyệt ước tính kế tốn của Giám đốc: Giám đốc hoặc người đứng đầu đơn vị cần soát xét và phê duyệt các ước tính kế tốn quan trọng. Kiểm tốn viên phải xem xét việc sốt xét và phê duyệt các ước tính kế tốn quan trọng của các cấp quản lý có thích hợp hay khơng và điều đó có thể hiện trong các tài liệu làm cơ sở cho việc lập ước tính kế tốn chưa.

Thứ hai, kiểm toán viên lập một ước tính độc lập

Kiểm tốn viên có thể lập hoặc thu thập một ước tính độc lập và so sánh kết quả ước tính độc lập đó với ước tính kế tốn do đơn vị lập. Khi sử dụng kết quả ước tính độc lập, kiểm tốn viên phải đánh giá các dữ liệu, xem xét các giả định và kiểm tra các thủ tục tính tốn được sử dụng trong q trình lập ước tính kế tốn. Kiểm tốn viên cũng có thể so sánh các ước tính với kết quả thực tế của các kỳ kế tốn trước đó.

Thứ ba, xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính

Các nghiệp vụ và sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính nhưng trước ngày lập báo cáo kiểm tốn có thể cung cấp các bằng chứng kiểm tốn có liên quan đến việc lập các ước tính kế tốn của đơn vị được kiểm toán. Việc kiểm toán viên soát xét các nghiệp vụ và sự kiện trên có thể giúp họ giảm bớt hoặc thậm chí khơng phải thực hiện việc sốt xét và kiểm tra q trình lập ước tính kế tốn của đơn vị hoặc sử dụng một ước tính độc lập để đánh giá tính hợp lý của các ước tính kế tốn.

Thứ tư, đánh giá kết quả các thủ tục kiểm toán

Kiểm toán viên phải đánh giá lại lần cuối cùng tính hợp lý của các ước tính kế tốn dựa vào những hiểu biết của mình về đơn vị và tính nhất qn của các ước tính kế tốn với các bằng chứng kiểm tốn khác đã thu thập được trong q trình kiểm tốn.

Đến 1/1/2014, chuẩn mực hiện hành sẽ bị thay thế bởi chuẩn mực VSA 540. Nội dung của chuẩn mực VSA 540 mới tương tự như ISA 540 đã được trình bày ở chương 1.

2.2.2. Yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về kiểm tốn thơng tin các bên liên quan

Trình bày thơng tin các bên liên quan là việc làm cần thiết để người sử dụng BCTC có cái nhìn đúng đắn về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - đây cũng là yêu cầu của chuẩn mực kế tốn số 26 – Thơng tin về các bên liên quan.

Kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn phải thực hiện những thủ tục kiểm toán để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích hợp cho việc xác định và thuyết minh của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán về các bên liên quan và về những giao dịch với các bên liên quan có ảnh hưởng trọng yếu đối với báo cáo tài chính. Tuy nhiên, một cuộc kiểm tốn có thể khơng phát hiện được hết các giao dịch với các bên liên quan. Khi có dấu hiệu cho thấy rằng việc tồn tại các tình huống làm tăng rủi ro sai sót vượt q mức độ dự tính hoặc đã xảy ra sai sót trọng yếu liên quan các bên liên quan thì kiểm tốn viên phải thực hiện thêm một số thủ tục hoặc thực hiện những thủ tục sửa đổi thích hợp.

Các thủ tục kiểm toán cần áp dụng khi kiểm toán các bên liên quan theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán số 550 – Các bên liên quan (Ban hành và công bố theo quyết định số 195/2003/QĐ –BTC ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và có hiệu lực thi hành từ tháng 12 năm 2003. Tương tự như trên, do chuẩn mực ban hành vào 2003 vẫn có hiệu lực đến thời điểm hiện tại, nên phần khảo sát thực trạng, người viết sẽ phải dựa trên chuẩn mực này. Nội dung cơ bản của chuẩn mực này như sau:

Thứ nhất, xác định sự tồn tại của các bên liên quan và trình bày thơng tin:

Kiểm tốn viên và cơng ty kiểm toán phải xem xét những thông tin do Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị của đơn vị được kiểm toán cung cấp để xác định danh sách của tất cả các bên liên quan và phải kiểm tra tính đầy đủ của những thơng tin bằng những thủ tục sau:

- Soát xét lại giấy tờ làm việc năm trước để kiểm tra danh sách của những bên liên quan đã được biết;

- Kiểm tra các thủ tục mà đơn vị đã sử dụng để xác định các bên liên quan; - Thẩm tra mối liên hệ của thành viên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc đối với các đơn vị khác;

- Kiểm tra sổ đăng ký thành viên góp vốn hoặc sổ đăng ký cổ đơng để xác định họ, tên của những thành viên góp vốn hoặc cổ đơng chính. Trường hợp cần thiết phải thu thập bản danh sách những thành viên góp vốn hoặc cổ đơng chính;

- Xem xét lại biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội cổ đông, biên bản họp Hội đồng quản trị, biên bản họp Ban Giám đốc, Ban kiểm soát và những ghi chép theo luật định liên quan như sổ theo dõi vốn góp của thành viên góp vốn hoặc cổ đông;

- Thu thập thông tin từ kiểm toán viên khác đang cùng tham gia kiểm toán, hoặc các kiểm toán viên tiền nhiệm để bổ sung thêm hiểu biết về các bên liên quan mà họ biết;

- Xem xét quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp của đơn vị và những thông tin khác đơn vị đã cung cấp cho cơ quan quản lý.

Nếu kiểm toán viên đánh giá rủi ro phát hiện về các bên liên quan quan trọng là thấp thì những thủ tục này có thể được sửa đổi cho thích hợp và cơng ty kiểm tốn phải được đảm bảo là những vấn đề trình bày đó là đầy đủ.

Thứ hai, giao dịch các bên liên quan

Kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn phải xem xét thơng tin về các giao dịch với các bên liên quan do Ban Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị đơn vị được kiểm toán cung cấp, và cũng phải chú ý đến những giao dịch quan trọng khác với các bên liên quan.

Khi tìm hiểu hệ thống kế tốn và hệ thống kiểm soát nội bộ để đánh giá rủi ro kiểm soát, kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn cần phải cân nhắc tính đầy đủ và hiệu quả của các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với việc ghi chép và phê duyệt các giao dịch với các bên liên quan.

Thứ ba, kiểm tra giao dịch với các bên liên quan đã được xác định

Khi xem xét giao dịch đã được xác định với các bên liên quan, kiểm toán viên và cơng ty kiểm tốn phải thu thập bằng chứng kiểm tốn đầy đủ và thích hợp để xác nhận những giao dịch này đã được ghi chép trong sổ kế tốn và trình bày trên báo cáo tài chính.

Thứ tư, thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc

Kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn phải thu thập được giải trình bằng văn bản của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm tốn về:

- Tính đầy đủ của thơng tin được cung cấp liên quan đến việc xác định các bên liên quan;

- Thơng tin về các bên liên quan được trình bày đầy đủ trong báo cáo tài chính.

Thứ năm, kết luận và báo cáo kiểm toán

Nếu kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn khơng thể thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp về các bên liên quan và các giao dịch với các bên liên quan hoặc kết luận việc trình bày về các bên liên quan trong BCTClà không đầy đủ thì kiểm tốn viên và cơng ty kiểm toán phải sửa đổi lại báo cáo kiểm toán cho phù hợp.

Đến 1/1/2014, chuẩn mực hiện hành sẽ bị thay thế bởi chuẩn mực VSA 550 mới. Nội dung của chuẩn mực VSA 540 mới tương tự như ISA 550 đã được trình bày ở chương 1.

2.3.THỰC TRẠNG VỀ SAI PHẠM CÁC KHOẢN ƯỚC TÍNH KẾ TỐN VÀ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục kiểm toán các khoản ước tính kế toán và thông tin các bên liên quan trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 44 - 49)