Thuyết phổ biến sử đổi mới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử tại việt nam (Trang 36)

Các nhân tố trong IDT đƣợc định nghĩa nhƣ sau:

Lợi thế tƣơng đối (Relative Advantage): mức độ cảm nhận rằng sự đổi mới là

tốt hơn so với tiền thân của nó.

Dễ sử dụng (Ease of use): mức độ cảm nhận rằng sự đổi mới là khó sử dụng. Hình ảnh (Image): mức độ cảm nhận rằng sự đổi mới giúp nâng cao hình ảnh

Tính trực quan (Visibility): mức độ mà một cá nhân nhìn thấy những ngƣời khác trong tổ chức sử dụng hệ thống.

Tính tƣơng thích (Compatibility): mức độ cảm nhận rằng sự đổi mới là phù hợp với những giá trị, nhu cầu và kinh nghiệm của các ngƣời dùng tiềm năng.

Tính minh chứng của kết quả (Result Demonstrability): tính hữu hình của kết quả khi sử dụng cái mới, bao gồm khả năng quan sát và tƣơng tác đƣợc với những kết quả này.

Tính tự nguyện (Voluntariness of Use): mức độ cảm nhận rằng việc sử dụng cái mới là hoàn toàn tự nguyện .

2.2.8. Thuyết nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory – SCT)

Dựa trên Thuyết hiểu biết xã hội (SLT) của Miller và Dollard (1941), Albert Bandura (1986) đã xây dựng nên Thuyết nhân thức xã hội (SCT). Trong đó thể hiện mối quan hệ qua lại lẫn nhau giũa 3 nhóm nhân tố: Các nhân tố môi trƣờng (Environment factors); Các yếu tố cá nhân (personal factors) và Các nhân tố hành vi (Behaviors). Hành vi Các yếu tố cá nhân (các sự kiện nhận thức, cảm xúc, sinh học) Các nhân tố mơi trƣờng Hình 2.12. Thuyết nhận thức xã hội (SCT) [17]

Năm 1995, Compeau và Higgins đã áp dụng Thuyết nhận thức xã hội (SCT) khi nghiên cứu về hành vi sử dụng máy tính của các cá nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Compeau và Higgins (1995) đã điều chỉnh và đề nghị rằng Hành vi sử dụng máy tính của các cá nhân chịu tác động bởi các nhân tố: kết quả hiệu suất mong đợi (Performance-Outcome Expectancy), kết quả cá nhân mong đợi (Personal-Outcome Expectancy), sự tự tin (Seft-Efficacy), sự xúc động (Affect) và sự lo lắng (Anxiety).

Kết quả - hiệu suất mong đợi Kết quả cá nhân mong đợi

Hành vi Sự tự tin

Sự lo lắng Sự xúc động

Các nhân tố chính trong Thuyết nhận thức xã hội (SCT) đƣợc định nghĩa nhƣ sau:

Kết quả hiệu suất mong đợi (Performance-Outcome Expectancy): Hiệu suất

liên quan đến kết quả hành vi. Đặc biệt là Hiệu suất mong đợi có liên quan đến kết quả công việc.

Kết quả cá nhân mong đợi (Personal-Outcome Expectancy): Các kết quả

hành vi của cá nhân. Đặc biệt là những kỳ vọng có liên quan đến việc cá nhân coi trọng và ý thức về những thành tựu đạt đƣợc.

Sự tự tin (Seft-Efficacy): Sự đánh giá về khả năng của một cá nhân sử dụng cơng nghệ (ví dụ nhƣ máy vi tính) để thực hiện một nhiệm vụ hoặc cơng việc cụ thể.

Sự xúc động (Affect): Sự u thích của một cá nhân đối với một hành vi cụ thể. Sự lo lắng (Anxiety): Sự lo lắng hoặc các phản ứng cảm xúc khi thực hiện hành

vi.

Hình 2.13. Lý thuyết nhận thức xã hội (SCT) [21]

2.2.9. Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology – UTAUT)

Venkatesh et al. (2003) nhận thấy rằng các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và hệ thống máy tính gặp nhiều khó khăn khi chọn lựa mơ hình nghiên cứu phù hợp và thƣờng lựa chọn kết hợp một số khái niệm từ một vài mơ hình khác nhau. Do đó Venkatesh và các cộng sự nhận thấy cần phải tổng hợp và

đƣa ra một mơ hình hợp nhất để nghiên cứu về sự chấp nhận công nghệ của ngƣời dùng.

Thông qua các nghiên cứu hiện trƣờng theo chiều học tại 4 tổ chức khác nhau đối với các cá nhân đƣợc giới thiệu một công nghệ mới tại nơi làm việc, Venkatesh et al. (2003) đã tiến hành so sánh thực nghiệm 8 mơ hình2 đã và đang đƣợc sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về lĩnh vực cơng nghệ thơng tin và máy tính. Việc đo lƣờng đƣợc tiến hành ở 3 thời điểm khác nhau: trƣớc huấn luyện, 1 tháng sau khi sử dụng và 3 tháng sau khi sử dụng; trong đó hành vi sử dụng thực sự đƣợc đo lƣờng sau 6 tháng. Dữ liệu đƣợc chia làm hai nhóm: Ép buộc và Tự nguyện. Các tác giả

cũng kiểm tra sự tác động của các biến kiểm soát nhƣ: kinh nghiệm, độ tuổi, giới tính và sự tự nguyện.

Venkatesh et al. (2003) đã chọn lọc và kết hợp các yếu tố tác động mạnh nhất trong 8 mơ hình trƣớc để xây dựng nên Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT). UTAUT [Xem hình 2.14] gồm có 4 nhân tố chính (Hữu ích mong đợi, Dễ sử dụng mong đợi, Ảnh hƣởng xã hội, Điều kiện thuận lợi); 4 biến kiểm sốt (Độ tuổi, Giới tính, Kinh nghiệm, Sự tự nguyện) và có thể giải thịch đến 70% Ý định hành vi (Venkatesh et al., 2003).

Các khái niệm trong UTAUT đƣợc tổng hợp từ các yếu tố ảnh hƣởng mạnh nhất trong 8 mơ hình trƣớc và đƣợc định nghĩa lại nhƣ sau:

Hữu ích mong đợi (Performance expectancy) là mức độ mà cá nhân tin rằng

sử dụng công nghệ sẽ giúp anh ấy/cô ấy nâng cao hiệu quả trong cơng việc. Hữu ích mong đợi (PE) đƣợc tổng hợp từ 5 khái niệm: Cảm nhận hữu ích (TAM/TAM2 và C-TAM-TPB), động lực thúc đẩy bên ngồi (MM), lợi thế tƣơng đối (IDT), Phù hợp với cơng việc (MPCU) và Kết quả mong đợi (SCT).

2. Venkatesh et al. đã xem xét và so sánh 8 mơ hình đƣợc sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về hành vi chấp nhận công nghệ, gồm: Thuyết hành động hợp lý (TRA), Thuyết hành vi kế hoạch (TPB), Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM/TAM2), Mơ hình kết hợp C-TAM-TPB, Thuyết sự phổ biến của đổi mới (DOI), Mơ hình động lực thúc đẩy (MM) và Mơ hình của việc sử dụng máy tính cá nhân (MPCU).

Sự tự nguyện Hữu ích mong đợi (PE)

Dễ sử dụng mong đợi (EE)

Ý định sử dụng (BI) Hành vi thật sự (AU) Ảnh hƣởng xã hội (SI)

Điều kiện thuận lợi (FC)

Độ tuổi Giới tính Kinh nghiệm

Hình 2.14. Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) [44]

Kết quả nghiên cứu của Venkatesh et al. (2003) còn cho thấy tác động của Hữu ích mong đợi có sự khác biệt theo giới tính và độ tuổi; sự tác động này mạnh hơn đối với phái nam, trẻ tuổi.

Dễ sử dụng mong đợi (Effort Expectancy) là mức độ dễ dàng liên quan đến việc sử dụng của hệ thống. Khái niệm đƣợc xây dựng từ 3 khái niệm của các mơ

hình trƣớc: Dễ sử dụng cảm nhận (TAM/TAM2), Tính phức tạp (MPCU) và Dễ sử dụng (IDT).

Ảnh hƣởng xã hội (Social Influences) là mức độ mà cá nhân tin rằng những

ngƣời quan trọng khuyên họ nên sử dụng hệ thống mới. Ảnh hƣởng xã hội đƣợc

xây dựng từ ba khái niệm: Chuẩn chủ quan (TRA, TAM2, TPB/DTPB và C- TAM- TPB), nhân tố xã hội (MPCU) và hình ảnh (IDT).

Điều kiện thuận lợi (Facilitating Conditions) là mức độ mà một cá nhân tin rằng hạ tầng kỹ thuật của tổ chức hiện có hỗ trợ họ sử dụng hệ thống. Khái niệm

hành vi (TPB, C-TAM-TPB), Điều kiện thuận lợi (MPCU) và tính tƣơng thích (IDT).

Ý định sử dụng (BI): là một dấu hiệu về sự sẵn sàng của cá nhân để thực hiện

một hành vi nào đó. Ý định đƣợc xem nhƣ là tiền tố ngay trƣớc hành vi.

2.3. Một số nghiên cứu về Ví điện tử

2.3.1. Sự chấp nhận Ví di động (Mobile wallet) tại Sabah: Nghiên cứu thực nghiệm tại Malaysia

Amin (2009) đã tiến hành cuộc nghiên cứu thực nghiệm tại Sabah – Malaysia về các nhân tố tác động đến Ý định sử dụng Ví di động của khách hàng cá nhân. Tác giả bổ sung thêm vào mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) các nhân tố nhƣ Cảm nhận biểu cảm, cảm nhận tin cậy, hiểu biết về ví di động. Nghiên cứu định lƣợng chính thức đƣợc tiến hành với 150 phiếu khảo sát và thu về 117 phiếu trả lời hợp lệ. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy các nhân tố Cảm nhận hữu ích, Cảm nhận dễ sử dụng, Cảm nhận biểu cảm và hiểu biết về ví di động có tác động đến Ý định sử dụng ví di động của khách hàng cá nhân tại Sabah – Malaysia với mức ý nghĩa 95%.

2.3.2. Sự từ chối công nghệ: trường hợp Ví di động (Cell phone wallet)

Swilley (2010) đã dựa trên mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) để xây dựng một mơ hình 7 nhân tố gồm Cảm nhận hữu ích, Cảm nhận dễ sử dụng, Chuẩn chủ quan, Cảm nhận rủi ro, An toàn/Bảo mật, Thái độ và Ý định sử dụng. Để kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu, Swilley đã tiến hành hai cuộc khảo sát độc lập. Cuộc khảo sát thứ nhất tiến hành thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi khảo sát với đối tƣợng là sinh viên đại học và thu đƣợc 226 phiếu trả lời. Cuộc khảo sát thứ hai đƣợc tiến hành qua email và thu đƣợc 480 phản hồi. Kết quả phân tích dữ liệu từ hai cuộc khảo sát trên đều cho thấy Cảm nhận dễ sử dụng ảnh hƣởng dƣơng đến Cảm nhận hữu ích, Cảm nhận rủi ro ảnh hƣởng dƣơng đến Thái độ đối với Ví di động và An tồn/Bảo mật ảnh hƣởng âm đến Thái độ đối với Ví di động và Thái độ đối với Ví di động có ảnh hƣởng âm lên ý định sử dụng.

2.3.3. Sự chấp nhận và phổ biến của Ví điện tử

Đây là bài báo với mục tiêu phân tích các nhân tố tác động đến việc chấp nhận sử dụng VĐT của Sahut (2009) đăng trên Tạp chí Quốc tế về Khoa học xã hội và con ngƣời. Trong bài báo này, Sahut (2009) đã sử dụng mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) và có tính tốn đến chi phí sử dụng VĐT để phân tích trƣờng hợp của VĐT Moneo – VĐT duy nhất đang hoạt động tại Pháp. Sau q trình phân tích và nghiên cứu tình hình thực tế của VĐT Moneo, Sahut (2009) đƣa ra kết luận rằng: Tính an tồn, tính bảo mật của các giao dịch, Chi phí giao dịch và Sự đa dạng chức năng của VĐT là các nhân tố quan trọng đối với sự thành cơng của phƣơng thức thanh tốn này.

2.4. Đề xuất mơ hình và giả thuyết nghiên cứu

Căn cứ vào kết quả phân tích các mơ hình và lý thut về hành vi chấp nhận sử dụng công nghệ mới, tác giả nghiên cứu nhận thấy Thuyết hợp nhất về chấp nhận sử dụng cơng nghệ (UTAUT) – là mơ hình tổng hợp từ 8 lý thuyết phổ biến trong nghiên cứu về hành vi sử dụng công nghệ mới và UTUAT đƣợc chứng minh là có mức độ giải thích cao hơn 8 mơ hình tiền thân của nó với hệ số R2 điều chỉnh đạt 70% (Venkatesh et al. 2003).

Vì vậy trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đề xuất sử dụng Thuyết hợp nhất về chấp nhật sử dụng công nghệ (UTAUT) làm cơ sở để xây dựng mơ hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý định sử dụng VĐT tại Việt Nam.

Dựa trên mơ hình UTAUT [Xem mục 2.2.9], trong đề tài nghiên cứu này tác giả đề xuất các giả thuyết nhƣ sau:

H1: Hữu ích mong đợi (PE) có tác động DƢƠNG lên Ý định sử dụng VĐT

của khách hàng cá nhân tại Việt Nam.

H2: Dễ sử dụng mong đợi (EE) có tác động DƢƠNG lên Ý định sử dụng

VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam.

H3: Ảnh hƣởng xã hội (SI) có tác động DƢƠNG lên Ý định sử dụng VĐT

của khách hàng cá nhân tại Việt Nam.

H4: Điều kiện thuận lợi (FC) có tác động DƢƠNG lên Ý định sử dụng VĐT

Trong UTAUT, Venkatesh đƣa ra giả thuyết Điều kiện thuận lợi (FC) tác động trực tiếp đến hành vi sử dụng thực sự bởi vì trong mơi trƣờng tổ chức các điều kiện thuận lợi (đào tạo, hỗ trợ, trang thiết bị …) đƣợc cung cấp nhƣ nhau cho tất cả ngƣời sử dụng. Vì vậy, Điều kiện thuận lợi (FC) có thể đại diện cho khả năng kiểm sốt hành vi thực sự (actual behavioral control) và tác động trực tiếp đến hành vi thực sự (Ajzen, 1991). Tuy nhiên, trong môi trƣờng ngƣời tiêu dùng cá nhân (nhƣ trong nghiên cứu này), thì các điều kiện thuận lợi là khơng nhƣ nhau đối với mỗi ngƣời dùng khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, công nghệ và sở hữu các thiết bị không giống nhau. Trong trƣờng hợp này, điều kiện thuận lợi sẽ đƣợc hiểu gần hơn với khái niệm cảm nhận kiểm soát hành vi (perceived behavioral control) trong Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và tác động đến cả ý định sử dụng và hành vi sử dụng thật sự (Ajzen, 1991).

Căn cứ vào kết quả phân tích các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về ý định sử dụng dịch vụ tài chính điện tử (Ví điện tử, Internet banking, Mobile banking), tác giả nghiên cứu đề xuất kiểm định sự tác động của các nhân tố: Chi phí

cảm nhận Tin cậy cảm nhận, Hỗ trợ Chính phủ đến Ý định sử dụng VĐT tại Việt Nam. Cụ thể:

Tin cậy cảm nhận (PCr) là sự đánh giá của một cá nhân về vấn đề bảo mật

và an tồn của hệ thống ví di động ( Amin, 2009). Tin cậy cảm nhận ám chỉ hai thành phần quan trọng là tính an tồn và tính bảo mật (Wang et al., 2003). Tin cậy cảm nhận (PCr) đƣợc chứng minh là có tác động đến Ý định sử dụng của khách hàng cá nhân trong các nghiên cứu về Internet banking của (Wang et al., 2003; Yuen et al., 2011); về Mobile banking của (Laurn & Lin, 2005; Yu, 2012 và Amin et al., 2008).

Do đó tác giả đề tài nghiên cứu này đề xuất giả thuyết nhƣ sau:

H5: Tin cậy cảm nhận (PCr) có tác động DƢƠNG lên Ý định sử dụng VĐT

của khách hàng cá nhân tại Việt Nam.

Chi phí cảm nhận (PCo): liên quan đến số tiền mà một cá nhân tìn rằng anh/cô ấy sẽ phải chi trả để sử dụng dịch vụ công nghệ mới (Luarn & Lin, 2005). Chi phí có thể bao gồm phí giao dịch, phí duy trì dịch vụ của nhà

cung cấp; phí mạng điện thoại/internet để gửi lƣu lƣợng truy cập thông tin liên lạc và chi phí máy tính/điện thoại di dộng. Nhân tố Chi phí cảm nhận

(PCo) đã đƣợc chứng minh là có tác động đến Ý định sử dụng dịch vụ tài chính điện tử của khách hàng cá nhân trong các nghiên cứu về Online banking của (Chong et al., 2010); về Mobile banking của (Laurn & Lin, 2005; Yu, 2012 và Phan Lê Thị Diệu Thảo & Nguyễn Minh Sáng, 2012); về ATM của (Nguyễn Chí Hùng, 2012).

Do đó tác giả đề tài nghiên cứu này đề xuất giả thuyết nhƣ sau:

H6: Chi phí cảm nhận (PCo) có tác động ÂM lên Ý định sử dụng VĐT của

khách hàng cá nhân tại Việt Nam.

Hỗ trợ Chính phủ (GS): Sự hỗ trợ của Chính phủ rất quan trọng đối với sự

phát triển của TMĐT tại Việt Nam, ngoài việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng thì Chính phủ cũng cần hỗ trợ và khuyến khích ngƣời dân sử dụng các dịch vụ TTTT (Chong et al., 2010). Hỗ trợ Chính phủ đƣợc chứng minh là một trong những nhân tố quan trọng tác động lên Ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến trong các nghiên cứu của (Tan & Teo, 2000; Jaruwachirathanakul & Fink, 2005 và Chong et al., 2010).

Do đó tác gải đề tài nghiên cứu này đề xuất giả thuyết nhƣ sau:

H7: Hỗ trợ Chính phủ (GS) có tác động DƢƠNG lên Ý định sử dụng VĐT của

khách hàng cá nhân tại Việt Nam.

Cộng đồng ngƣời dùng (UC):

Trong mơ hình nghiên cứu đề xuất cịn đƣợc bổ sung thêm nhân tố Cơng đồng ngƣời dùng (UC) sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia – là các lãnh đạo trong các doanh nghiệp cung ứng VĐT tại Việt Nam. Theo đó, khi một cá nhân nhận thấy Cộng đồng ngƣời dùng đơng đảo thì anh/cơ ấy sẽ có Ý định sử dụng VĐT cao hơn so với những cá nhân có cảm nhận thấp về Cộng đồng ngƣời dùng. Do đó tác gải đề tài nghiên cứu này đề xuất giả thuyết nhƣ sau:

H8: Cộng đồng ngƣời dùng (UC) có tác động DƢƠNG lên Ý định sử dụng

VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam.

Kết quả mơ hình đề xuất cho nghiên cứu về các nhân tố tác động đến Ý định sử dụng VĐT tại Việt Nam bao gồm 9 nhân tố nhƣ trong hình 2.15.

Hữu ích mong đợi (PE) Dễ sử dụng mong đợi (EE)

Ảnh hƣởng xã hội (SI) Điều kiện thuận lợi (FC)

UTAUT

Tin cậy cảm nhận (PCr) Ý định sử dụng (BI)

Chi phí cảm nhận (PCo) Hỗ trợ Chính phủ (GS) Cộng đồng ngƣời dùng (UC)

Hình 2.15. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Trong đề tài nghiên cứu này còn tiến hành kiểm định sự khác biệt về các yếu tố nhân khẩu học nhƣ Giới tính, Độ tuổi, Trình độ và Thu nhập đối với các nhân tố chính trong mơ hình nghiên cứu.

TĨM TẮT CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2 đã trình bày chi tiết về khái niệm VĐT; quy trình TTTT bằng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử tại việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w