CHUỖI GIÁ TRỊ TỒN CẦU HÀNG NƠNG SẢN
Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới cho thấy, tùy theo điều kiện cụ thể của từng nước với những chiến lược phù hợp thì một nước có thể phát triển một nền nông nghiệp bền vững và hiện đại. Qua đó giúp hàng nơng sản của nước mình xâm nhập sâu hơn vào GVC và thu được giá trị gia tăng ở mức cao nhất có thể.
Trung Quốc và Thái Lan là hai quốc gia châu Á, có các điều kiện tự nhiên-xã hội tương đối giống Việt Nam song hai nước này lại đang xâm nhập mạnh vào GVC hàng nông sản và thu về nhiều giá trị gia tăng hơn rất nhiều so với Việt Nam. Từ các kinh nghiệm thực tế của hai quốc gia này, Việt Nam có thể vạch ra những
Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
bước đi chiến lược cho ngành nông sản để nâng cao vị thế của nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu cũng như trên thị trường thế giới.
1. Trung Quốc
Trung Quốc là nước có nền nơng nghiệp lớn và lâu đời nhất thế giới, đồng thời là một trong những chiếc nôi của nền nơng nghiệp thế giới. Do đó, quốc gia này đã tích lũy nhiều kinh nghiệm thâm canh cổ truyền với một hệ thống công cụ sản xuất thủ công phong phú, đa dạng, tận dụng nguồn lao động dồi dào ở nông thôn, bảo đảm sản xuất nông nghiệp tự túc, tự cấp có hiệu quả cao. Kinh tế nông nghiệp Trung Quốc đã có sự chuyển dịch cơ cấu tích cực nhằm tạo ra năng suất cây trồng và hiệu quả lao động cao, sản xuất nhiều nơng sản hàng hóa.
Chỉ sử dụng 9% diện tích đất trồng trọt tồn cầu, quốc gia đơng dân nhất hành tinh này không những đã đáp ứng nhu cầu của hơn 1,3 tỷ người về lương thực, thực phẩm và các nơng sản khác mà cịn có thể xuất khẩu ra thế giới và đạt được nhiều thành tựu trong việc xâm nhập chuỗi giá trị tồn cầu ngành nơng sản. Hiện nay Trung Quốc đứng thứ 8 trên thế giới về xuất khẩu nông sản và đứng đầu ở châu Á, cung cấp 15% tất cả các nông sản nhập vào Nhật – một trong những thị trường khó tính nhất trong khu vực và trên thế giới.
Kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ thực tiễn của Trung Quốc, bài học được rút ra cho Việt Nam như sau : - Chính sách phát triển nơng nghiệp hướng vào sản xuất những nơng sản có lợi thế so sánh. Khi khơng cịn bảo hộ sản xuất cho một nông sản nào, cách tồn tại và phát triển là phải phát huy những ngành có lợi thế so sánh hoặc tạo ra lợi thế so sánh để tồn tại và phát triển;
- Coi trọng hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến. Phát triển công nghiệp chế biến tạo ra giá trị gia tăng cao và tạo đầu ra ổn định hơn cho ngành trồng trọt. Hơn nữa việc chế biến nông sản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đang thay đổi của thế giới sẽ giúp Việt Nam giành được thị phần cho hàng hóa của mình trên thị trường quốc tế;
Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
- Tăng cường hỗ trợ thông tin theo hướng cung cấp cập nhật, chính xác thơng tin về thị trường nông sản cho nông dân;
- Hệ thống chính sách và quản lý liên quan tới nơng nghiệp cũng cần có những thay đổi kịp thời, định hướng cho nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu sản xuất, xuất khẩu;
- Tăng cường năng lực của các Hiệp hội ngành hàng. Đây là đơn vị tập hợp và tăng cường liên kết các doanh nghiệp kinh doanh nông sản nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
2. Thái Lan
Thái Lan là một quốc gia thuộc khối ASEAN, có diện tích canh tác 19.620.000 ha gấp 2,62 lần nước ta. Với nền nông nghiệp tương đồng với Việt Nam, thậm chí có những điều kiện cịn hạn chế hơn nhưng Thái Lan đã vươn lên trở thành nước đứng đầu về xuất khẩu nông sản với giá trị cao hơn hẳn so với Việt Nam. Chính phủ Thái Lan xác định hướng chiến lược là xây dựng nền nông nghiệp với chất lượng cao, có sức cạnh tranh mạnh. Do đó, Thái Lan tập trung mũi nhọn phát triển mạnh hàng chế biến nông sản và công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Hiện Thái Lan có tới hơn 1/4 số xí nghiệp gia cơng sản phẩm được xây dựng ngay tại nông thơn, nhờ đó đã tạo dựng sự vững mạnh và ổn định về kinh tế nơng nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ cịn chú trọng xây dựng các tổ chức nông nghiệp và phát triển hệ thống điều hành nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý hướng tới phát triển bền vững.
Điểm đáng chú ý là trái cây và nông sản của Thái Lan sản xuất theo quy trình GAP (thực hành nơng nghiệp tốt) nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Ở Thái Lan, đa số nơng dân được chính phủ hướng dẫn và hỗ trợ cặn kẽ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP từ khâu chọn cây giống cho đến bón phân, thu hoạch, chế biến và bảo quản sau thu hoạch. Trong khâu tiêu thụ tại đây có sự kết hợp giữa các nhà bán lẻ với hệ thống siêu thị rồi từ đó chia nhỏ ra thành những đại lý ở nhiều nơi để thu mua hàng hóa tại nơi sản xuất.
Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
Nhờ có chính sách khuyến khích nông nghiệp phát triển mạnh, Thái Lan đã đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo (khoảng 5 triệu tấn/năm), là nước xuất khẩu thực phẩm mạnh nhất khu vực Đông - Nam Á.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ những chính sách và thành cơng trong phát triển kinh tế nơng nghiệp của Thái Lan có thể rút ra những bài học sau cho nước ta:
- Tập trung để phát triển nông nghiệp thực hiện đa dạng hóa sản xuất nơng nghiệp; đầu tư đồng bộ cho công nghiệp chế biến; đổi mới công nghệ sinh học, bảo quản và đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng;
- Phối hợp đồng bộ các chính sách và giải pháp để đạt mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ, đặc biệt ngành hàng xuất khẩu được hỗ trợ bởi chương trình khoa học cơng nghệ và vốn;
- Sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mơ để can thiệp gián tiếp và điều tiết sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả;
- Chú trọng phát huy các lợi thế so sánh thực hiện chiến lược sản phẩm, quy hoạch, đầu tư đồng bộ cho các vùng sản xuất chuyên canh tập trung sản xuất hàng hóa nhằm phát huy lợi thế về quy mô. Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm, phản ứng nhanh nhẹn trước yêu cầu và thị hiếu của thị trường về hình thức chất lượng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh;
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp;
- Tăng cường đổi mới hệ thống tiếp thị, phát triển các kênh sản xuất tiêu thụ xuất khẩu, coi trọng chữ tín để mở rộng và tạo lập thị trường mới. Đồng thời chú trọng đào tạo nguồn nhân lực được xem là một trong những nhân tố quyết định sự thành công.
Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
Kết luận: GVC khơng cịn là một khái niệm mới mẻ mà đã được xem xét từ
những năm đầu thập niên 1990 của thế kỷ XIX và đang trở nên phổ biến trên thế giới hiện nay. Việc nhận thức được GVC trên cơ sở lý thuyết cơ bản là những nghiên cứu đã được công bố rộng rãi của các nhà nghiên cứu uy tín và nổi tiếng sẽ giúp các tác nhân tham gia chuỗi và tác nhân ngồi chuỗi có được cái nhìn tổng thể về kết và như những đặc trưng của nó; từ đó xác định cách quản trị và nâng cấp chuỗi phù hợp với điều kiện cụ thể của nước mình và bắt kịp xu hướng chung của thế giới.
Trong quá trình nhận biết và nắm bắt những xu hướng hiện đại thì những bài học kinh nghiệm thực tiễn từ sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan cũng như việc tham gia GVC nông sản của hai quốc gia này sẽ giúp ích rất nhiều cho Việt Nam, đặc biệt là khi cả hai quốc gia có nền nơng nghiệp tiên tiến này có những điều kiện kinh tế - xã hội tương đối giống Việt Nam.
Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
CHƢƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VỊ THẾ CỦA HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG
CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU