III. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP
1. Nhóm các giải pháp vĩ mơ
Nhà nước với vai trị quản trị bên ngồi chuỗi cần đưa ra giải pháp giúp phát triển chuỗi giá trị nơng sản phù hợp với xu hướng tồn cầu cũng như các điều kiện thực tế tại Việt Nam nhằm tận dụng lợi thế so sánh giúp nông sản nước ta xâm nhập sâu hơn vào GVC và thu về giá trị gia tăng nhiều hơn. Các giải pháp giúp nâng cấp chuỗi giá trị phải được thực hiện đồng bộ, thống nhất và toàn diện ở tất cả các mắt xích cũng như tại tất cả các cấp độ của chuỗi giá trị.
a) Giải pháp về khoa học công nghệ
- Đầu tư vào khoa học công nghệ: tăng tỷ trọng đầu tư ngân sách cho nghiên
cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ cho nông nghiệp theo tỷ lệ tương đương với mức trung bình của các nước tiên tiến trong khu vực.
- Hình thành các cụm khoa học công nghệ: xây dựng và tăng cường đầu tư
phát triển các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ cho các ngành hàng mũi nhọn (cà phê, hạt điều, cao su, hạt tiêu,…), thống nhất áp dụng các tiêu chuẩn
Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
nông nghiệp ở từng vùng sinh thái. Xây dựng các cụm khoa học công nghệ gắn kết giữa trường đại học với các viện nghiên cứu vùng và hình thành các khu cơng nghệ cao, vườn ươm cơng nghệ, trung tâm đào tạo nghề cho từng vùng.
- Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất thực tiễn:
+ Tạo giống năng suất cao ổn định, phẩm chất tốt, kháng sâu bệnh, chống chịu được với điều kiện khó khăn và thích nghi điều kiện tiểu vùng sinh thái và thay đổi khí hậu của vùng chuyên canh.
Các chủ đề chính của phương pháp này bao gồm:
Ứng dụng công nghệ cao: kỹ thuật đột biến gen; kỹ thuật vi nhân giống: nuôi cấy mô, túi phấn, tế bào; khai thác ưu thế lai giữa các loại cây trồng địa phương với những cây có nhiều ưu điểm phù hợp nhằm tạo ra những giống cây trồng có ưu thế vượt trội.
Ứng dụng cơng nghệ sinh học: kỹ thuật dấu chuẩn phân tử DNA, protein, enzym; công nghệ chuyển ghép gen... bên cạnh công nghệ thông tin, vật liệu mới để chọn, tạo ra nhiều giống cây trồng, quy trình trồng trọt, bảo quản, chế biến, tạo đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất định hướng vào các vấn đề do sản xuất và đời sống đặt ra như nghiên cứu thị trường, phòng chống thiên tai, quản lý tài ngun mơi trường, phịng chống bệnh dịch, cơ giới hóa sản xuất nơng nghiệp,...
+ Định hướng ứng dụng kỹ thuật sản xuất nơng sản thích ứng với hội nhập kinh tế và sự biến đổi khí hậu để sản xuất nơng sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tăng lợi nhuận.
Kỹ thuật canh tác nông sản sinh thái bền vững: Xây dựng quy trình canh tác kỹ thuật theo từng nhóm giống, tiểu vùng sinh thái. Áp dụng quy trình GAP để có nơng sản sạch, chất lượng cao.
Cơ giới hóa sản xuất nơng sản, dùng máy móc cơ giới thích hợp cho từng vùng sinh thái từ khâu làm đất, tưới tiêu, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, tồn trữ và chế biến để làm giảm thất thốt sau thu hoạch, giảm cơng lao động và gia tăng giá trị hàng hóa.
Ngơ Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
- Gắn nghiên cứu với đào tạo và khuyến nông: tăng cường hỗ trợ nơng dân
thơng qua các chương trình khuyến nơng. Do khuyến nơng đóng vai trị quan trọng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp thông qua việc tập huấn, tuyên truyền phổ biến ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các mơ hình trình diễn cho nơng dân học tập. Biện pháp thúc đẩy hữu hiệu là hỗ trợ cho nông dân, doanh nghiệp (giảm thuế, cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ trợ đào tạo cho những đơn vị áp dụng khoa học cơng nghệ mới) khuyến khích tiếp thu ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh. Để các chương trình khuyến nơng đạt hiệu quả cần phải tiến hành xây dựng danh mục các chương trình, dự án khuyến nơng phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển sản xuất nơng sản.
- Xã hội hóa hoạt động khoa học công nghệ: khuyến khích mọi thành phần
kinh tế tham gia đầu tư nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ (giảm tiền thuê đất, cho vay ưu đãi đầu tư xây dựng cơ bản, cho tham gia đấu thầu các đề tài nghiên cứu và chương trình đào tạo từ ngân sách nhà nước,…). Tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật sẵn có từ bên ngồi (miễn thuế nhập khẩu thiết bị, công nghệ, tạo điều kiện thu hút chuyên gia, liên doanh liên kết, thu hút đầu tư gắn với việc chuyển giao công nghệ cao). Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cơng nghệ để nâng cao giá trị gia tăng hàng xuất khẩu (hiện tại, giá trị gia tăng với hàng nông sản Việt Nam mới chỉ là 50%; theo các nhà khoa học, nếu có sự đầu tư thỏa đáng về cơng nghệ chúng ta có thể nâng tỷ lệ này lên 70%).
b) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Nông dân: đào tạo nghề một cách hệ thống có cấp bằng, từ đó chun mơn
hóa nơng dân. Ban hành chính sách khuyến khích nơng dân học nghề (tay nghề càng cao thì càng ưu đãi vay vốn, ưu đãi tích tụ ruộng đất, hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ,…). Hội nông dân và các hiệp hội sản xuất cần được Nhà nước hỗ trợ kinh phí khuyến nơng để dạy nghề, tiếp thu khoa học công nghệ, tiếp cận thông tin.
Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
và giúp họ nhận thức những biện pháp nhằm xâm nhập chuỗi giá trị tồn cầu ngành hàng này. Qua đó giúp tất cả các tác nhân vận hành chuỗi có cái nhìn khái qt về chuỗi cũng như vị thế của mình trong chuỗi đó.
Đội ngũ trí thức: Có chiến lược đào tạo và phát triển đội ngũ các nhà khoa
học, chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp.
c) Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nơng sản: hồn chỉnh hệ
thống thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, nâng cao năng lực tưới tiêu chủ động cho các loại cây trồng. Xây dựng hồ chứa nước ở vùng thường xuyên bị khô hạn, phát triển thủy lợi nhỏ kết hợp thủy điện. Củng cố, xây dựng hệ thống đê sông, hệ thống ngăn lũ, thốt lũ. Hồn thiện hệ thống tổ chức quản lý thuỷ lợi có hiệu quả.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thị trường: phát triển hệ
thống các chợ bán buôn, các sàn giao dịch, chợ đấu giá,... và các cơng trình phụ trợ (kho tàng, bến bãi, cầu cảng, sân bay, trang bị chuyên dụng,...) tại các vùng sản xuất trọng điểm. Thiết lập hệ thống nghiên cứu và mạng lưới thông tin thị trường đảm bảo định hướng dự báo và cung cấp thường xuyên các thông tin cần thiết về giá cả và tình hình cung cầu cho người sản xuất và đầu tư.
Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại: thực hiện nghiên cứu GVC cho
từng ngành hàng cụ thể từ đó nghiên cứu những vấn đề phải giải quyết để xâm nhập và mở rộng thị trường (thị hiếu, chính sách bảo hộ, tiêu chuẩn kỹ thuật, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh), phát triển thị trường; phối hợp giữa nhà nước và các thành phần kinh tế (thông tin thị trường, triển lãm, hội thảo, quảng cáo, xây dựng thương hiệu,…) tạo ra mũi nhọn xuất khẩu chiến lược của Việt Nam trên thị trường thế giới có hiệu quả kinh tế và uy tín cao.
Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào những khâu ngoài sản xuất, chế biến nội địa, tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng nước ngoài, tức là nghiên cứu người tiêu dùng tại thị trường đích; phải xác lập và quảng bá thương hiệu và đồng thời quản lý được hệ thống phân phối tại thị trường đích.
Ngơ Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
Đầu tư xây dựng lực lượng nghiên cứu dự báo và thông tin thị trường: hình
thành các hoạt động thông tin thị trường thường xuyên (hội nghị dự báo ngành hàng, bản tin thị trường, kênh truyền thanh truyền hình về thị trường,…). Đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và nhanh nhạy cho nông dân cũng như các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị các ngành hàng.
Đầu tư xây dựng và hỗ trợ hoạt động cho các sàn giao dịch: hình thành hệ
thống sàn giao dịch nông sản kết nối trực tiếp các vùng chuyên canh nông sản chiến lược (lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long, cà phê ở Tây Nguyên,…) với hoạt động thương mại tại các thị trường quốc tế chính. Áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro theo cơ chế thị trường như bảo hiểm, xây dựng hệ thống kho tàng, áp dụng các hình thức giao dịch hiện đại (đấu giá, giao sau, thương mại điện tử,…) hạn chế đến mức thấp nhất tránh các rủi ro về biến động thị trường.
Tập trung đầu tư cho các viện nghiên cứu, phịng thí nghiệm, cơ sở chuyển giao khoa học - công nghệ nơng nghiệp đạt trình độ tiên tiến trong khu vực: hình
thành các cụm trung tâm nghiên cứu - đào tạo - sản xuất chế biến công nghệ cao cho các vùng sinh thái. Đầu tư gắn với đào tạo cán bộ, đầu tư tập trung, liên kết phối hợp khai thác. Phát triển nhanh các trung tâm, trạm giống, cơ sở khuyến nông.
Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai: chủ động triển khai từng
bước các cơng trình giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường nông thơn, ngăn chặn và khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường đang ngày càng gia tăng.
d) Giải pháp tổ chức sản xuất và kinh doanh
- Đổi mới và xây dựng các mơ hình kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả: khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mơ phù hợp, sản xuất hàng hố lớn.
Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
đất, tích tụ đất, áp dụng khoa học công nghệ. Hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa, các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu.
- Phát triển kinh tế hợp tác: tổ chức các hiệp hội ngành hàng nhằm liên kết
phối hợp các hộ gia đình, các trang trại, các hộ tiểu thương nhỏ lẻ, giúp tăng cường quy mô sản xuất, thay đổi chất lượng quản lý và đầu tư của nông nghiệp, tăng cường liên kết sản xuất của nông hộ với doanh nghiệp và thị trường.
- Phát triển công nghiệp chế biến: từ sơ chế đến chế biến sâu đối với những
ngành hàng cho đến nay vẫn xuất khẩu nguyên liệu thô (lúa gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su, chè,…). Tạo mơi trường thuận lợi để hình thành và phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp chế biến nông sản, sử dụng nguyên liệu nông nghiệp tại chỗ, doanh nghiệp dịch vụ vật tư. Phát triển mạnh doanh nghiệp công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu... phục vụ nơng nghiệp.
Áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt (hỗ trợ tiền thuê đất, hỗ trợ đào tạo lao động, cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng cơng nghệ, đơn giản hóa thủ tục, miễn giảm thuế doanh nghiệp ở mức cao nhất,...) để thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước phát triển công nghiệp chế biến. Đặc biệt khuyến khích các ngành cơng nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu, áp dụng công nghệ hiện đại, làm ra các sản phẩm có giá trị cao, mở ra hướng mới về phát triển thị trường.
Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo nghề cho một số khu công nghiệp chế biến tại các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Tăng tỷ trọng đóng góp của cơng nghiệp chế biến nông sản trong cơ cấu kinh tế của ngành công nghiệp nhằm tạo việc làm và thu nhập cho cư dân nông thôn, nâng cao giá trị hàng hóa nơng sản.
e) Tăng cƣờng hợp tác quốc tế
Thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế: có biện pháp phát triển thị
Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
Chủ động xây dựng quan hệ đối tác: mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh công
tác tiếp thị thương mại, đàm phán các hiệp định kỹ thuật, mở rộng thị trường quốc tế dựa trên lợi thế của từng tổ chức quốc tế và quốc gia, tổ chức vận động thu hút viện trợ, cơng nghệ và đầu tư nước ngồi vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Chủ động đầu tư sản xuất nông nghiệp, đưa chuyên gia đi đào tạo ở nước ngoài.
f) Các giải pháp vĩ mô khác
- Định hướng, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới;
- Có cơ chế tài chính để hình thành quỹ triển khai các chương trình phát triển ngành hàng mũi nhọn của Việt Nam cho các đối tượng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia chương trình.
- Xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng cũng như quy trình sản xuất nơng sản đáp ứng các yêu cầu của các thị trường xuất khẩu;
- Xây dựng Luật Nơng nghiệp nhằm luật hóa các nội dung luật lệ chính hiện cịn phân tán trong các chính sách và quy định của ngành và đáp ứng những nhu cầu quy định quan trọng mới trong tương lai như vấn đề an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, đảm bảo quyền lợi của người sản xuất nông nghiệp.