III. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP
2. Nhóm các giải pháp vi mơ
Ở Việt Nam, liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong chuỗi giá trị cịn lỏng lẻo, thiếu tính chặt chẽ. Vì vậy chuỗi giá trị nơng sản tại Việt Nam hiện nay là chuỗi truyền thống. Trong chuỗi giá trị nông sản truyền thống diễn ra sự cạnh tranh mạnh giữa các tác nhân, các chủ thể thường hướng đến mục tiêu mua rẻ nhất và bán đắt nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuận của riêng mình mà khơng quan tâm tới việc nâng cấp chuỗi giá trị nông sản Việt Nam; do đó khó có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới.
Khi khủng hoảng diễn ra, tình trạng doanh nghiệp hoặc nông dân phá hợp đồng xảy ra thường xuyên thậm chí nhiều khi giao dịch giữa doanh nghiệp và nông dân không ký kết dựa trên hợp đồng là hình thức pháp lý được luật pháp công nhận.
Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
khi giá lên, nông dân giữ hàng không bán... Nguyên nhân là do doanh nghiệp và nơng dân có lợi ích ngược nhau: nông dân luôn muốn bán đắt, doanh nghiệp luôn muốn mua rẻ. Hậu quả là nơng dân ln bị thiệt thịi, doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Để khắc phục tình trạng này, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp tạo những liên kết bền chặt, lâu dài từ đó hình thành chuỗi giá trị hiện đại. Trong chuỗi giá trị nơng sản hiện đại các thành quả và lợi ích của việc bán sản phẩm cuối cùng được chia sẻ một cách hợp lý, cơng bằng giữa các tác nhân. Khi đó, liên kết trong chuỗi được xây dựng dựa trên các mối quan hệ mật thiết theo dạng đối tác; với cơ sở là sự tin tưởng lẫn nhau, các chủ thể gắn kết chặt chẽ với nhau và với lợi ích của tồn bộ chuỗi nên sẽ gắng hết sức để làm tốt nhất cho mình và đối tác.
a) Đối với các doanh nghiệp:
- Thiết lập các liên kết:
+ Liên kết ngang: đẩy mạnh các hoạt động liên doanh thành lập các hiệp hội ngành hàng để tăng cường sức mạnh khi tham gia GVC, nhanh chóng khắc phục tình trạng nhỏ lẻ, manh mún và thiếu sự liên kết giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).
Các doanh nghiệp cần phải hợp tác với ngành hàng trong nước, đồng thời liên kết với những nhà xuất khẩu lớn khác trên thế giới nhằm chia sẻ thông tin, hợp tác sản xuất và nhất là xây dựng vị thế đủ mạnh để tạo nên những phản ứng đàn hồi với sự biến động của thị trường, đặc biệt trong trường hợp giá cả bị chi phối mạnh bởi yếu tố tâm lý người tiêu dùng.
+ Liên kết dọc: kết nối với nông dân, thực hiện các chương trình hỗ trợ sản xuất nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định với giá cả hợp lý, tránh rủi ro khi xảy ra các diễn biến bất thường trên thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó cũng cần phải hợp tác với các đối tác là những nhà nhập khẩu nước ngồi, các nhà bán lẻ uy tín nhằm xâm nhập thị trường đích. Qua đó học hỏi kinh nghiệm để và tự xây dựng các chiến lược phát triển thị trường cho riêng mình.
Ngơ Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
- Xây dựng chiến lược R&D: nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng doanh
nghiệp đang tham gia và vị trí của mình trong đó để đưa ra các biện pháp cụ thể tự nâng cao năng lực xâm nhập chuỗi đồng thời tránh được những tác động tiêu cực do khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra. Bên cạnh đó, cần phải đổi mới, cải tiến chất lượng sản phẩm sơ chế, chế biến để thu về giá trị nhiều hơn.
Nghiên cứu phát triển thị trường để đưa ra các chiến lược vươn tới các hoạt động marketing, phân phối trong GVC tại các thị trường đích thì mới có thể tự nâng cao vị thế của mình trong chuỗi.
- Xây dựng thương hiệu: trước hết cần phải tự nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa để có được sự bảo hộ về mặt pháp lý. Sau đó là nâng cao nhận thức về nội dung và cách thức xây dựng và quản trị một nhãn hiệu và chất lượng sản phẩm đi kèm. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tham gia vào thị trường thế giới cần phải có những chiến lược đăng ký nhãn hiệu và phát triển thương hiệu mang tầm cỡ quốc tế.
Việc xây dựng thương hiệu cũng như cải tiến các quy trình của doanh nghiệp trong chuỗi phải theo xu hướng chung của thị trường thế giới và đảm bảo lợi ích của tất cả các bên thì mới có thể đạt được sự phát triển bền vững và đồng bộ. Như vậy, thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp mới có thể vươn xa ra thị trường quốc tế.
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch vùng nguyên liệu: đầu tư hình thành những
vùng nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung ổn định, giảm thiểu rủi ro đặc biệt là khi có biến động trên thị trường thế giới như trong thời gian vừa qua.
- Chủ động đổi mới công nghệ: đầu tư máy móc kỹ thuật trong các hoạt động
bảo quản, chế biến nông sản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm sau sơ chế, giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển, chế biến,….
Sắp xếp lại các cơ sở sản xuất, chế biến điều theo hướng thành lập các cơ sở sản xuất, chế biến lớn có thiết bị, cơng nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giảm dần các cơ sở
Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
sản xuất, chế biến nhỏ lẻ, năng xuất, chất lượng thấp, không đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm.
b) Đối với nơng dân
- Liên kết với các tác nhân trong chuỗi
+ Liên kết theo chiều dọc: hợp tác giữa nông dân với thương lái; nông dân với nhà máy, cơ sở chế biến thông qua giao kèo hoặc hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Việc kết hợp giữa nhóm sản xuất nơng hộ với cơ sở sản xuất chế biến hay các thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm làm tăng lợi nhuận cho cả hai phía đối tác, đặc biệt trên phương diện chi phí giao dịch giảm, trong đó nơng dân chính sẽ hưởng lợi nhiều hơn từ việc tăng sức mạnh mặc cả và thương thảo của chính họ trong mối quan hệ này.
+ Liên kết theo chiều ngang (nhóm sản xuất nơng hộ):
Sản xuất theo hướng phối hợp lẫn nhau giúp nông dân nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh tế, cơ hội tham gia thị trường ở một tư thế mạnh hơn, ổn định và bền vững hơn nhờ tăng sức mạnh thương thảo trên thị trường, tăng khả năng đàm phán để mua sản phẩm đầu vào và bán sản phẩm đầu ra với giá hợp lý, đảm bảo quyền lợi của mình.
Để làm được điều đó, các hộ nơng dân sản xuất trong khu vực phải thay đổi phương thức sản xuất theo hướng hợp tác tự nguyện như câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã,… để đại diện cho lợi ích chính đáng của mình. Hợp tác xã tranh thủ được nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, phát huy được mặt mạnh là cung ứng dịch vụ cho hộ nơng dân có lợi hơn khi từng hộ tự làm. Hợp tác xã nắm bắt và phản ánh kịp thời nguyện vọng của hộ nông dân tới doanh nghiệp tiêu thụ nông sản và cung ứng vốn, vật tư nông nghiệp cho nông dân để doanh nghiệp nhanh chóng hỗ trợ hoặc giải quyết vướng mắc, khó khăn nảy sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Liên kết với tác nhân ngoài chuỗi: kết nối chặt chẽ với các nhà khoa học, các
Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
thuật vào sản xuất đồng thời cung cấp những thông tin thực tế sản xuất cho người nghiên cứu.
- Canh tác nông sản bền vững: áp dụng các kỹ thuật canh tác nông nghiệp bền vững bảo đảm năng suất cao, nâng cao chất lượng và giá trị hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Thực hành kỹ thuật canh tác bền vững từ khâu làm đất, gieo trồng, tưới tiêu, chăm sóc: bón phân, bảo vệ thực vật; tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào các quy trình này.
- Thực hiện các giao dịch thông qua hợp đồng:
Hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa nhóm nơng dân sản xuất và đơn vị thu mua giúp củng cố các mối quan hệ thương mại, tạo ra các ràng buộc pháp lý nhằm đảm bảo sản lượng hàng hố và tạo ra một mơi trường sản xuất kinh doanh ổn định hơn cho khơng chỉ những người nơng dân mà cịn cho cả các doanh nghiệp hay những người thu mua nhỏ trên khía cạnh giá cả và sản lượng.
- Chủ động học tập, đổi mới tư duy tiểu nông: nơng dân phải tự mình thay đổi
suy nghĩ, nâng cao nhận thức về cách thức đưa sản phẩm nông sản do họ sản xuất ra thâm nhập thị trường thế giới thơng qua GVC; tích cực tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh nông sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và đảm bảo cho mình một chỗ đứng vững chắc trong GVC đó.
Trên đây là các nhóm giải pháp vĩ mơ (đối với Nhà nước) và nhóm các giải pháp vi mô (đối với doanh nghiệp và người nơng dân) được đưa ra nhằm mục đích giúp nông sản Việt Nam xâm nhập GVC tại vị thế cao hơn vị thế hiện tại. Các giải pháp dựa trên các điều kiện kinh tế - xã hội thực tế hiện nay là Việt Nam đang hội nhập sâu hơn vào kinh tế quốc tế dựa trên một xuất phát điểm là nền nông nghiệp thủ cơng, lạc hậu. Vì vậy cần phải có một sự đổi mới tồn diện trong tư duy của tất cả các tác nhân tham gia GVC nông sản tại Việt Nam cũng như các tác nhân tác động lên chuỗi là Nhà nước và nhà khoa học. Từ đó, các biện pháp đưa ra mới được thực hiện một cách đồng bộ, đạt hiệu quả cao và kết nối mới thành công, giúp nơng sản Việt Nam có thương hiệu mạnh, chất lượng tốt, được cơng nhận trên thị trường
Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
KẾT LUẬN
Kinh tế thế giới tăng trưởng không chỉ đơn thuần qua các hoạt động thương mại hàng hóa và dịch vụ mà hơn thế nữa, GVCs là chìa khóa để cân bằng sự phát triển kinh tế và tạo ra những cơ hội thuận lợi để vươn lên cho cả các nước phát triển và đang phát triển. Trước những điều kiện thuận lợi do tồn cầu hóa mang lại, Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế cần xác định những bước đi chiến lược nhằm đảm bảo một sự phát triển bền vững trong tương lai.
Nông sản vốn được coi là một thế mạnh của Việt Nam với nhiều mặt hàng xuất khẩu có vị trí hàng đầu trên thế giới như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, điều,… Tuy nhiên, giá trị thu về chủ yếu là do số lượng xuất khẩu lớn; thực tế chất lượng sản phẩm nông sản Việt Nam không được đánh giá cao so với các nước tương đồng như Thái Lan, Trung Quốc, Brazil, Columbia,… Xuất khẩu nước ta chủ yếu tập trung vào các mặt hàng thô, chỉ sơ chế mà khơng chú trọng tới chế biến, đóng gói, khơng có thương hiệu và doanh nghiệp xuất khẩu cũng ít quan tâm tới việc tiếp cận thị trường tiêu dùng tại các nước nhập khẩu. Do vậy, vị thế của nông sản Việt Nam trong GVC là thấp, chỉ ở những hoạt động và quy trình cơ bản đầu tiên là sản xuất và sơ chế mà không vươn lên những khâu tạo ra nhiều giá trị hơn là chế biến và marketing.
Đầu năm 2008 khi cuộc khủng hoảng giá lương thực thế giới xảy ra, đã giúp Việt Nam thu về giá trị lớn từ xuất khẩu từ gạo và một số mặt hàng nông sản khác, nông sản Việt Nam trong giai đoạn này tăng trưởng 3,4%, góp phần đưa nền kinh tế thoát khỏi suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007 – 2009 bắt đầu lan tỏa sang thị trường nông sản vào tháng 9 – 2008 đã thì những tác động tiêu cực của nó làm bộc lộ những yếu kém rõ ràng của Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu, đó là việc thụ động trong xuất khẩu, phụ thuộc vào giá thị trường thế giới của tất cả các tác nhân trong chuỗi giá trị từ người nông dân, các doanh nghiệp thu mua cho tới cả các nhà xuất khẩu. Đồng thời khi giá cả biến động bất thường cũng làm cho chúng ta thấy một thực tế là nông sản
Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
Việt Nam khó có thể có chỗ đứng vững chắc và một vị thế cao khi mà chất lượng sản phẩm thấp cịn thương hiệu thì yếu.
Tuy vậy, sau khủng hoảng, nền kinh tế tồn cầu nói chung và cơ cấu thị trường nơng sản nói riêng sẽ có sự thay đổi nhất định, buộc các quốc gia tham gia vào q trình hội nhập phải có các chiến lược phù hợp để tránh nguy cơ tụt hậu và theo kịp sự phát triển của thế giới. Những khó khăn do khủng hoảng kinh tế 2007 – 2009 vừa qua vì vậy cũng một phần tạo cơ hội để Việt Nam định vị lại chỗ đứng, từ đó đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao vị thế trong GVC mặt hàng nông sản cho xứng với tiềm năng của mình và ngang tầm với nhiều quốc gia đang phát triển khác trong khu vực và trên thế giới.
Để thực hiện được mục tiêu này cần phải có sự kết hợp một cách toàn diện, đồng bộ và thống nhất của các tác nhân cả ở bên trong và ngoài chuỗi. Nhà nước với vai trị là tác nhân ngồi chuỗi cần đưa ra các quyết sách chiến lược sao cho phù hợp với xu hướng quốc tế cũng như các điều kiện cụ thể của Việt Nam để tạo lập môi trường thuận lợi việc phát triển chuỗi giá trị; các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đứng đầu ngành phải đóng vai trị định hướng nâng cấp chuỗi đồng thời cần xây dựng những chiến lược lâu dài nhằm đưa hình ảnh doanh nghiệp và nơng sản Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế với thương hiệu của riêng mình chứ khơng phải là dưới nhãn mác của TNCs như hiện nay.
Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (2009), Kế hoạch 5 năm 2011- 2015
ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
2. Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (2009), Thị trường nông sản năm
2008 và dự báo năm 2009.
3. Chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa(2009), Chuỗi giá trị cà phê
tỉnh Đắk Lắk, MPI-GTZ SMEDP.
4. Dự án nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo (2007), Báo cáo tổng
hợp tin thị trường và phát triển, M4P.
5. Dự án nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo (2009), Để chuỗi giá trị
hiệu quả hơn cho người nghèo, M4P.
6. Dự án thông tin thị trường nông nghiệp Việt Nam (2009), Cách tiếp cận
chuỗi giá trị trong phân tích thị trường.
7. Hồ Thị Minh Hợp (2008), Xâm nhập thị trường – giải pháp phát triển và
nâng cao thu nhập nông hộ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.
8. PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng (2008), Quá trình sáng tạo và thực hiện giá
trị trong chuỗi giá trị toàn cầu và những vấn đề đặt ra, Đại học Kinh tế quốc dân.
9. Bùi Tuấn UFE (2008), Kết quả thực nghiệm chuỗi giá trị cà phê cho đồng
bào thiểu số, Sở NN&PTNT Đắk Nông – GTZ.
10. Tạp chí Kinh tế và Dự báo số Tạp chí Số 5 (Số 445). 11. Thời báo Kinh tế Sài Gòn - Số 966 ngày 18/06/2009
12. Thời đại mới, tạp chí nghiên cứu và thảo luận số 11 tháng 11/2009. 13. Tổng cục thống kê (2010), Niên giám thống kê 2009.
Tài liệu tiếng Anh
14. Robert Fitter and Raphael Kaplinsky, (2001),Who gains from product rents