II. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CHO NÔNG SẢN VIỆT
2. Xây dựng thƣơng hiệu nông sản Việt Nam theo tiêu chuẩn GAP
Trong GVC của các ngành hàng thường có ba phân khúc chính là: nghiên cứu & phát triển – sở hữu trí tuệ, sản xuất, xây dựng thương hiệu và thương mại. Trong
Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
phân khúc mà các nước phát triển nắm giữ và bỏ lại phân khúc phải làm nhiều nhưng không tạo ra nhiều giá trị cho các nước đang phát triển. Các quốc gia hàng đầu thế giới cũng sở hữu những thương hiệu, những tập đoàn bán lẻ hàng đầu và nắm giữ hầu hết các bằng phát minh sáng chế của thế giới.
Đối với nông sản, việc xây dựng thương hiệu cũng quan trọng không kém mặt hàng cơng nghiệp và các ngành hàng khác. Vì vậy, nhà quản lý, doanh nghiệp và nông dân cần kết hợp chặt chẽ hơn trong việc xây dựng thương hiệu hàng hóa xuất khẩu. Việc khẳng định thương hiệu phải bắt nguồn từ cơ sở, từ chính những người nơng dân làm ra sản phẩm đến các doanh nghiệp xuất khẩu… Để xây dựng được thương hiệu nông sản, các doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư cho công nghệ chế biến. Các doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu bằng chất xám, trước hết phải xây dựng lực lượng lao động kỹ thuật cao. Có như vậy, Việt Nam mới khẳng định được giá trị hàng hóa mỗi khi xuất khẩu.
Trước hết là phải giải quyết năng lực và ý thức về xây dựng thương hiệu của chính ngay các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản Việt Nam – những tác nhân đóng vai trị quản trị chuỗi tại Việt Nam. Đây là cách làm ít tốn kém nhất mà lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị gia tăng. Các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược tồn diện cho riêng mình để tạo dựng chỗ đứng trong chuỗi giá trị.
Về sản phẩm: cần xây dựng các quy chuẩn cho sản phẩm. Hầu hết các doanh
nghiệp nông sản Việt Nam đều không quan tâm đến yếu tố này nhưng đây lại là “giấy thông hành” cần thiết để vào các thị trường khó tính.
Ngồi ra, sản phẩm cần chú trọng khai thác yếu tố tự nhiên như: điều kiện, khí hậu, nước… Hạn chế đến mức thấp nhất sự tác động của các yếu tố hóa học khơng có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng. Những nơng sản mang đậm tính địa phương cần chứng minh rõ nguồn gốc và lợi thế. Nếu làm được điều này, tính cạnh tranh của nông sản Việt Nam sẽ ngày càng cao.
Tên thƣơng hiệu: tên thương hiệu cần mang tính quốc tế hóa. Muốn làm
được điều này, trước tiên phải đăng ký bảo hộ tên, giống đặc sản độc đáo; cần một chiến lược phối hợp đồng bộ với những chương trình hành động cụ thể để liên kết
Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
nhà khoa học, nông dân, nhà doanh nghiệp, tiếp thị, các ngân hàng và các cơ quan hữu trách của Nhà nước.
Xây dựng chiến lƣợc giá: việc định giá cho một loại nông sản cần căn cứ vào
mức độ đầu tư, chi phí sản xuất, quảng bá… để cuối cùng có được giá thành và tạo lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp tạo dựng được thương hiệu, định giá sản phẩm sẽ dựa vào giá trị chứ không chỉ dựa vào chi phí sản xuất. Do vậy, việc định giá một loại nông sản cần căn cứ vào những giá trị lý tính và cảm tính mà thương hiệu mang lại cho người tiêu dùng.
Chiến lƣợc phân phối: hoạt động phân phối sản phẩm rất cần sự trợ giúp của
chính phủ. Các thương hiệu nơng sản Việt cần có những cầu nối tích cực để xuất khẩu. Đồng thời, trước khi xuất khẩu cần khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường nội địa. Trung Ngun là một ví dụ thành cơng cho phương thức này.
Năm 1999 – 2000, khi hầu hết các công ty nơng sản khác chưa có khái niệm xây dựng thương hiệu, Trung Nguyên đã tạo dựng cho mình một thương hiệu mạnh, có sức lan tỏa lớn tại thị trường trong nước. Đến năm 2000, Trung Nguyên bắt đầu quảng bá hình ảnh của mình tại thị trường nước ngồi thơng qua việc nhượng quyền tại Singapore và tiếp tục vươn ra các quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Nhật Bản, Lào, Trung Quốc,…
Chiến lƣợc truyền thông: đây là yếu tố cần thiết sau cùng để người tiêu dùng
sử dụng sản phẩm. Chương trình truyền thơng khơng chỉ kích hoạt tiêu dùng mà cịn đưa thương hiệu phủ sóng đến nhiều thị trường khác nhau. Vì thế, doanh nghiệp khơng những phải chú trọng đến những kênh thông tin truyền thống mà cần cả những chương trình mang tầm quốc gia, quốc tế.
Như vậy, việc xây dựng thương hiệu nông sản phải hiểu được một cách rộng rãi: bao gồm phần cứng và phần mềm. Phần cứng, nghĩa là tạo ra một sản phẩm nơng sản có chất lượng ổn định, quy mô - tức là quy mơ sản phẩm hàng hóa, chứ khơng phải quy mô được lắp ghép bởi các cơ sở sản xuất, các hộ sản xuất manh mún, khơng đồng đều. Khi có một sản phẩm với một đẳng cấp chất lượng, giá thành
Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
dựng thương hiệu mới bắt đầu phát huy. Phần mềm ở đây chính là gia tăng các nỗ lực để tạo ra sự bóng bẩy cho hàng hóa. Đó chính là bao bì sản phẩm, là thông điệp các doanh nghiệp Việt Nam chuyển tải đến khách hàng một cách chuyên nghiệp nhất, đẹp nhất, phù hợp với nhu cầu thị trường.
TIÊU CHUẨN GAP
Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một mơi trường sản xuất an tồn, sạch sẽ, thực phẩm phải không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng.
GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân bón, nước, phịng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm,... nhằm phát triển nền nơng nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo:
- An toàn cho thực phẩm; - An toàn cho người sản xuất; - Bảo vệ môi trường;
- Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.
Bên cạnh lợi ích mà một quy trình nơng nghiệp sạch GAP mang lại là tạo ra sản phẩm chất lượng cao đồng đều và an toàn cho người tiêu dùng; GAP cịn bảo đảm an tồn cho nông dân và cộng đồng. Toàn bộ sản phẩm đều có thể truy rõ nguồn gốc; đồng thời cũng bảo đảm giảm thiếu tối đa tác hại môi trường xung quanh... Do đó, hiện nay, GAP là một bộ tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi trên thế giới để đánh giá các sản phẩm nông sản trước khi được phép xâm nhập vào một thị trường nào đó.
Như vậy nếu nông sản Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu theo tiêu chuẩn VIETGAP (do Việt Nam xây dựng) và ASEANGAP (do ASEAN xây dựng) sẽ giúp
Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
tạo dựng một thương hiệu sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng và dễ dàng được người tiêu dùng các nước phát triển chấp nhận.