III. VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỐI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU
2. Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng cà phê
Hình 11 là sơ đồ chuỗi giá trị cà phê toàn cầu. Đây là sơ đồ tổng hợp, cho biết các quy trình chính trong đó cà phê được tạo và gia tăng giá trị, cho biết các tác nhân tham gia chuỗi cũng như giá cả và giá trị gia tăng tại từng quy trình cụ thể.
Những người tham gia vào GVC mặt hàng cà phê là: nông dân (người sản xuất), trung gian xuất khẩu, người nhập khẩu, người chế biến, và người bán lẻ trước khi tiếp cận người tiêu dùng cuối cùng. Giá cả được thực hiện trong chuỗi giá trị như sau:
- Nông dân thực hiện việc thu hoạch cà phê từ nơng trại, sau đó có thể thực hiện q trình làm khơ hoặc làm ướt hạt cà phê sẽ nhận thu về giá xuất trại (farm- gate price)
- Cà phê sau đó được nhà máy hoặc người thu mua thực hiện một trong hai quy trình làm khơ hoặc làm ướt và được bán với giá tại nhà máy (factory gate price)
- Hạt cà phê được trung gian thu mua cho xuất khẩu với giá FOB - Cà phê được nhập khẩu tại nước nhập với giá CIF
- Người nhập khẩu sau đó bán lại cho người bán buôn với giá bán bn (wholesale price)
- Quy trình rang cà phê được thực hiện bởi người bán buôn và sau đó được bán lại cho các nhà máy với tại mức giá tại nhà máy (factory gate price).
Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
- Cuối cùng, người bán lẻ sẽ bán cà phê cho người tiêu dùng tại thị trường nước nhập khẩu với giá bán lẻ (retail prices) như tại các nhà hàng, khách sạn hay cho người tiêu dùng cuối cùng.
Theo sơ đồ chuỗi, hoạt động tạo ra giá trị tại các nước sản xuất chỉ tạo ra 30% giá trị tổng giá trị chuỗi trong khi đó các hoạt động tại nơi tiêu thụ lại chiếm tới 51% giá trị của chuỗi (hoạt động chế biến và thương mại). Qua đó có thể thấy các hoạt động sản xuất của người nông dân (tạo ra 10-21% giá trị gia tăng) và sơ chế hạt cà phê tại các nhà máy ở nước xuất khẩu (tạo ra 20-9% giá trị gia tăng) chỉ tạo ra rất ít giá trị tăng thêm cho sản phẩm cuối cùng khi đến tay người tiêu dùng; do vậy giá trị thu về cho người nông dân và người trung gian thu mua tại các nước sản xuất cà phê là rất thấp. Trong khi đó, tại các nước tiêu thụ - phần lớn là các nước phát triển - diễn ra hoạt động chế biến, đóng gói, phân phối, marketing,… của TCNs giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm cuối cùng trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Đáng chú ý là trong toàn chuỗi, việc chế biến cà phê do TCNs tại nước nhập khẩu thực hiện chiếm tới 29% giá trị gia tăng tồn chuỗi.
Ngơ Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45 Cà phê thu hoạch Làm khô Làm ướt Lọc hạt xanh Lọc hạt xanh Hạt cà phê xuất khẩu Cước vận chuyển, bảo hiểm Hạt cà phê được thông quan Nhà buôn Nhà máy chế biến Hãng buôn cà phê
Cà phê bột Cà phê rang
Cửa hàng bán lẻ Thương mại và
giải trí
Coffee Bar
HÌNH 11: CHUỖI GIÁ TRỊ TỒN CẦU MẶT HÀNG CÀ PHÊ
Nông dân
Nhà máy
Người xuất khẩu
Hãng nhập khẩu Nhà máy Người bán lẻ Nhà hàng % Giá trị gia tăng 10-21 20-9 7 4 8 29 22 Farm gate cost Factory gate cost FOB CIF Wholesale costs Factory door cost Retail cost
Thuế xuất khẩu
Thuế nhập khẩu Nƣ ớ c s ản xu ất Nƣ ớ c ti êu th ụ
Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
Hoạt động chế biến và thương mại hồn tồn do các cơng ty đa quốc gia (TNCs) nắm giữ và do đó, họ là những người giữ vai trị điều hành chuỗi.
Những công ty thương mại quốc tế hàng đầu trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu:
- Neumann Kaffee Gruppe AG (Đức): Tập đoàn NK hoạt động thương mại tại 28 nước sản xuất cà phê với 48 công ty ở châu Mỹ Latin, châu Phi và châu Á
- Volcafe Holding Ltd, (Thụy Sĩ): Volcafe Group có hoạt động thương mại tại 19 nước sản xuất cà phê trên thế giới ở khắp các châu lục, và tiếp cận với 86% sản lượng cà phê thế giới;
- Ecom Agroindustrial Corp Ltd (Thụy Sĩ, Tây Ban Nha): Ecom Coffee Group có hoạt động thương mại tại 13 quốc gia xuất khẩu cà phê ở châu Mỹ Latin, Tây Phi và châu Á. Các hoạt động chính của công ty này là xay, bảo quản, xuất khẩu và kinh doanh các mặt hàng cà phê.
Trong ngành cơng nghiệp chế biến cà phê xay, có bốn công ty dẫn đầu (“Big Four”) là Nestle, Kraft, Procter & Gramble và Sara Lee thâu tóm hầu như tồn bộ hoạt động chế biến cà phê trong GVC.
BẢNG 11: CÁC CÔNG TY ĐẦU NGÀNH THƢƠNG MẠI CÀ PHÊ
Công ty (Quốc gia) Nhãn hiệu
Nestlé SA Nescafe, Bonka, Ricore
Kraft Foods Inc (Mỹ) EU: Jacobs, Maxwell House, Carte Noire, Maxim, Blendy, Gevalia, Jacques Vable, Kenco, Hag, Saimaza.
Mỹ: Maxwell House, Yuba, Starbucks Procter & Gramble (Mỹ) Folgers và Millstone
Sara Lee Corporation (Mỹ)
Châu Âu: Douwe Egberts, Maison du Café, Marcilla, Merrild Van Nelle và Senseo; Mỹ: Hills Bros và Superior; Brazil: Café do Ponto và Pilao
Nguồn: R. Kaplinsky, 2004
Trong đó, Nestlé là một trong những cơng ty sản xuất đồ uống và thực phẩm hàng đầu thế giới. Chiếm tới 22% thị phần trên thị trường cà phê tồn cầu, trong đó
Ngơ Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
riêng cà phê hòa tan của Nestle đã chiếm hơn 50% thị phần cà phê hịa tan tồn cầu (2009).
Vị thế của cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu
Việt Nam mặc dù là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới song so với Brazil, nước ta còn kém xa về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Việt Nam mới chỉ tham gia vào phần tạo ra giá trị, tức là sản xuất chứ chưa gia tham gia sâu vào hoạt động tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm như chế biến, đóng gói, marketing và bán sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng với thương hiệu của mình. Đây là lý do tại sao nơng sản Việt Nam nói chung và cà phê nói riêng lại không thu về nhiều giá trị gia tăng so với các nước khác.
Dưới đây những phân tích về khối lượng cà phê trong chuỗi giá trị mặt hàng này tại Đắk Lắk (Hình 12)
HÌNH 12: SƠ ĐỒ KHỐI LƢỢNG DÕNG SẢN PHẨM TRONG CHUỖI CÀ PHÊ TẠI ĐẮK LẮK
Nguồn: Sở NN&PTNT Đắk Nơng - GTZ, [9;10]
Theo quy trình trên, cà phê sau khi thu hoạch được sơ chế thành cà phê nhân và được bán cho người thu gom địa phương (chiếm 35% tổng lượng sản xuất), 50% khối lượng cà phê bán cho các đại lý thu mua, 15% lượng còn lại được người dân vận chuyển bán cho các công ty lớn. Cà phê được người thu mua gom lại, sau đó
Cà phê được sản xuất
Người thu gom
Đại lý địa phương
Đại lý lớn
Công ty thu mua
Công ty thu mua xuất khẩu 5% 50% 35% 20% 5% 40% 30% 38% 60% 10% 10%
Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
lượng lớn (20%) được bán lại cho đại lý thu mua cấp cao hơn ở địa phương. Cuối cùng các đại lý và các công ty thu mua sau khi thực hiện việc tập hợp cà phê và sơ chế sẽ bán cho người thu mua xuất khẩu. Lúc này, lượng cà phê mà người xuất khẩu mua được sẽ bằng khoảng 98% lượng cà phê được bán ra từ nông dân. Lượng cà phê hao hụt là tương đối nhỏ với 2%.
HÌNH 13: SƠ ĐỒ CHI PHÍ, LỢI NHUẬN TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ ĐẮK LẮK
Nguồn: Sở NN&PTNT Đắk Nơng - GTZ,2008, [9;11]
Hình 13 là sơ đồ chi phí lợi nhuận của các tác nhân tham gia chuỗi cà phê tại Đắk Lắk. Trong đó, những người tham gia chuỗi giá trị tại Việt Nam và lợi nhuận thu về:
- Nhà cung cấp vật tư đầu vào: vai trò của các nhà cung cấp vật tư đầu vào là
tương đối quan trọng: cung cấp giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các phương tiện hỗ trợ nơng dân sản xuất nơng sản. Do đó người cung cấp vật tư là người tạo điều kiện để người sản xuất có thế mua được các vật tư cần thiết phục vụ sản xuất thuận tiện và đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm. Lợi nhuận người cung cấp thu về chính là chênh lệch giữa giá bán các sản phẩm cho người người nông dân và giá nhập hàng.
- Người nông dân: tạo ra giá trị thông qua thực hiện các công việc trong quá
trình sản xuất bao gồm trồng trọt, tưới nước, cắt cành – tạo hình, bón phân, thu hoạch, chế biến cà phê quả tươi thành cà phê nhân. Trong chuỗi giá trị cà phê tại Đắk Lắk ta thấy, người nông dân sản xuất ra cà phê với chi phí tương đối cao (18,4
Cung cấp đầu vào Sản xuất Thu mua Xuất khẩu Đầu tƣ Phân bón: 18 tr.đ BVTV: 1 tr.đ Vật tư khác: 12tr.đ Lao động: 15 tr.đ Thu nhập từ 1ha cà phê nhân (2,5 tấn) Yi = 62,5 tr.đ Thu nhập từ 1 ha cà phê nhân (2,5 tấn) Yi = 1 tr.đ Thu nhập từ 1 ha cà phê nhân (2,5 tấn) Yi = 0,5 tr.đ)
Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45
dẫn đến năng suất thấp, chất lượng không đáp ứng được yêu cầu người tiêu dùng nên giá thành và lợi nhuận thu về không cao: sau khi trừ đi các chi phí đầu vào, người trồng cà phê thu về 16,5 triệu/ha tương ứng với 26,4%.
- Người thu mua: làm cơng việc chính là thu mua cà phê từ nơng dân sau đó
bán lại cho các đại lý lớn; các đại lý này vừa mua cà phê nhân từ người thu gom vừa mua trực tiếp từ người nông dân, thực hiện việc sơ chế, phơi sấy lại cho đồng độ ẩm, sàng lọc để cung cấp hạt cà phê có chất lượng tương đối đồng nhất. Với 2,5 tấn cà phê thu từ 1 ha người mua thu gom về, sơ chế để có chất lượng phù hợp hơn cho việc bảo quản và vận chuyển trong thời gian dài sau khi bán lại cho cơng ty xuất khẩu thì thu được lợi nhuận từ chênh lệch là tương đối cao (1,6%). Nếu so sánh với công sức mà người sản xuất cà phê bỏ ra cùng với thời gian sản xuất và rủi ro mà họ có thể gặp phải thì người thu mua có lợi nhiều hơn. Ngun nhân của sự chênh lệch này là do cà phê được bán thơng qua nhiều khâu trung gian, nhiều mắt xích trong khâu thu gom.
- Công ty xuất khẩu: mua cà phê sau sơ chế từ các đại lý, sấy lại để có cùng độ ẩm, loại bỏ tạp chất, phân loại cà phê nhân, đóng bao, xác định khách hàng và xuất khẩu. Với 2,5 tấn cà phê, công ty xuất khẩu chỉ thu được 0,5 triệu đồng lợi nhuận, thấp hơn so với người thu mua song tác nhân này thu lợi nhuận từ việc xuất khẩu với khối lượng lớn.
Như vậy, sự phân phối thu nhập giữa các tác nhân của chuỗi giá trị cà phê tồn cầu ngay tại Việt Nam đã có sự chênh lệch rõ rệt. Người nông dân là những người tạo ra phần lớn giá trị cho sản phẩm song lại chịu nhiều rủi ro và lợi nhuận thu về thấp hơn so với người thu gom và người xuất khẩu là những tác nhân làm ít cơng việc hơn.
Từ đó có thể thấy tại thị trường nước nhập khẩu, cà phê thô khi được gia tăng giá trị thơng qua khâu chế biến, đóng gói, marketing và dưới thương hiệu của các công ty hàng đầu thế giới sẽ có giá cao hơn rất nhiều. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không chủ động cải tiến cơng nghệ và đổi mới quy trình sản xuất thì rất khó có thể vươn tới các hoạt động thu lợi nhuận từ thị trường quốc tế.
Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45