Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng gạo

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp GIẢI PHÁP NHẰM xâm NHẬP CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN cầu của NGÀNH NÔNG sản VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH tế THẾ GIỚI (Trang 48 - 55)

III. VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỐI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

1. Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng gạo

Giá trị gia tăng chủ yếu hình thành từ các hoạt động như chế biến, marketing và dịch vụ phân phối. Đặc biệt, marketing và phân phối các sản phẩm trung gian và thành phẩm ở thị trường nước ngồi được xem là chìa khóa thành cơng của hoạt động kinh doanh mặt hàng gạo, đóng vai trị kết nối nơng dân, người chế biến với người tiêu dùng cuối cùng.

Hình 9 là chuỗi giá trị tồn cầu mặt hàng gạo, trong đó miêu tả các quy trình của chuỗi gồm: Dịch vụ trước sản xuất (chuẩn bị các yếu tố đầu vào), sản xuất tại nông trại (trồng trọt, thu hoạch) và dịch vụ sau sản xuất (marketing và phân phối).

Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45

Đầu vào sản xuất

Phân bón, giống, thuốc trừ sâu, cơng cụ, máy móc nơng nghiệp

Trồng trọt

Nhập khẩu Xuất khẩu

Người thu gom địa phương

Dự trữ

Sơ chế cơ bản

nông dân, hội nông dân Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Chế biến Xuất khẩu Chế biến Thành phẩm Sản phẩm trung gian

Kênh phân phối Nhà bn nước

ngồi/ quốc tế

Người bán lẻ trong nước Người bán lẻ nước ngoài

Dự trữ Sản phẩm

HÌNH 9: CHUỖI GIÁ TRỊ TỒN CẦU MẶT HÀNG GẠO

1. DỊCH VỤ TRƢỚC SẢN XUẤT

2. SẢN XUẤT TẠI NÔNG TRẠI

3. DỊCH VỤ SAU SẢN XUẤT Chuẩn bị Trồng trọt Thu hoạch Marketing & Phân phối Thị trường đích

Ngơ Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45

Vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng gạo

Mỗi năm, Việt Nam sản xuất 38 triệu tấn gạo, trong đó xuất khẩu 4-5 triệu tấn gạo, góp phần đưa Việt Nam lên vị thế của một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới song giá trị thu về chưa cao. Một số lý do chính dẫn đến tình trạng trên là do việc quản lý chuỗi cung ứng gạo từ đầu vào đến đầu ra chưa hiệu quả, quản lý chất lượng từ đầu ra trở về đầu vào chưa tốt, chưa có phân tích chuỗi giá trị gạo cũng như một số chính sách điều tiết vĩ mơ của chính phủ cịn bất cập, chưa phù hợp và chưa kịp thời.

BẢNG 9: GIÁ GẠO VIỆT NAM VÀ THÁI LAN 2009

Đơn vị: USD

Gạo Thái Lan 100% B FOB Băng Cốc 900 - 960

5% 850 - 910

Gạo sấy 100% 860 - 920

Gạo Việt nam 5% tấm FOB Sài gòn 700

25% tấm 670

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ NN & PTNT, 2009

Hiện tại Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới chỉ sau Thái Lan. Nhưng hàng thứ hai này quá cách xa: năng lực xuất khẩu chỉ 5 triệu tấn so 10 triệu tấn của Thái Lan nhưng giá lại rẻ hơn Thái Lan rất nhiều: giá thành sản xuất và chất lượng hạt gạo làm ra còn kém sức cạnh tranh, giá bán thấp và chưa có nhãn hiệu cạnh tranh cao như gạo Thái Lan.

Bảng 9 cho thấy giá các loại gạo xuất khẩu chính của nước ta với Thái Lan có sự chênh lệch rõ ràng. Trong khi gạo Thái Lan cung ứng ra thị trường thế giới chủ yếu là các loại gạo chất lượng cao, phẩm chất tốt như gạo B 100% giá rất cao và ổn định (900 – 960 USD/tấn) thì các loại gạo chủ yếu của Việt Nam lại có chất lượng trung bình và thấp (5% tấm và 25% tấm). Ngay cả khi so sánh cùng một loại 5% tấm giữa hai nước cũng thấy sự khác biệt đáng kể (700 USD/tấn cho Việt Nam và 850 – 910 USD/tấn cho gạo Thái, tức là giá gạo Việt Nam thấp hơn 27 – 36%). Nguyên nhân là do sản phẩm của nước ta có chất lượng thấp, khơng đồng đều và

Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45

Gần đây, Việt Nam bắt đầu chiếm thị phần của Thái Lan tại Ấn Độ và Pakistan, một nước xuất khẩu gạo chất lượng thấp chủ yếu đi Trung Đông, châu Phi. Tuy nhiên, những thị trường này chủ yếu là thị trường gạo có phẩm chất trung bình và thấp trong khi đó các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc thì Thái Lan vẫn chiếm giữ vị trí hàng đầu.

Chuỗi giá trị thương mại lúa gạo của Việt Nam có hai kênh chính là xuất khẩu và thị trường nội địa. Kênh xuất khẩu từ người nông dân qua các nấc trung gian là thương lái, doanh nghiệp sơ chế và xuất khẩu. Đối với kênh thị trường nội địa sản phẩm qua các khâu từ người sản xuất (chủ yếu là nông hộ nhỏ lẻ; trang trại, hợp tác xã), các nấc trung gian là thương lái, doanh nghiệp kinh doanh chế biến, đến người tiêu dùng qua các kênh như chợ, siêu thị… (Hình 10)

HÌNH 10: CÁC TÁC NHÂN THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU MẶT HÀNG GẠO

Bộ NN&PTNT, 2005, [24]

Ta sẽ xem xét những mắt xích trong GVC được thực hiện tại Việt Nam: đầu vào, sản xuất; thu gom, bảo quản, sơ chế; và xuất khẩu:

- Đầu vào

Giống: yếu kém trong quy trình sản xuất lộ rõ nhất là ở khâu sử dụng giống, khi có khoảng 70% lúa không đạt tiêu chuẩn giống nhưng vẫn được dùng để xuống giống, đồng thời nhiều giống lúa đã thối hóa, nhiễm sâu bệnh,… vẫn được sử dụng khiến chi phí sản xuất tăng cao, sản phẩm thiếu an toàn do phải dùng nhiều nông dược.

Theo Cục Trồng trọt, riêng tại vùng đồng bằng sơng Cửu Long, với diện tích gieo trồng trung bình hàng năm khoảng 3,8 triệu hecta, nhu cầu giống lúa cấp xác nhận hoặc tương đương đã lên đến 0,42 triệu tấn. Tuy nhiên, trong năm 2007-2008

Nông dân

Người thu mua địa phương

Đại lý thu mua

Người bán lẻ Công ty

thu mua Người XK

Thị trường nội địa Công ty chế biến

Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45

có khoảng 40 đơn vị cung cấp và hệ thống sản xuất giống nông hộ chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu về giống để gieo trồng. Mặt khác, trong số lúa giống có thể đáp ứng cho nơng dân, lượng giống chính quy chỉ đáp ứng khoảng 8% nhu cầu, 22% còn lại do hệ thống sản xuất giống nông hộ cung cấp, nên chất lượng giống không đảm bảo. Việc sản xuất các loại giống nếp và lúa mùa đặc sản, hầu như không có được sự quan tâm thích đáng, dù nhu cầu rất cao.

Bên cạnh đó, có tới 70-80 loại giống lúa, nhưng hướng chọn dòng lại khác nhau ở từng nhà cung cấp nên hạt giống siêu nguyên chủng của cùng một giống cũng không đồng nhất. Cộng thêm việc chất lượng chênh lệch ở từng cơ sở sản xuất giống, không thể tránh khỏi việc các loại giống lúa kém chất lượng được đưa vào đồng ruộng khiến chất lượng hạt gạo Việt Nam luôn bị đánh giá thấp.

- Sản xuất

Hệ số bảo toàn hiệu quả-EPC (Effective Protection coefficient)

Hệ số này thể hiện lợi thế cạnh tranh và khả năng bảo đảm sản xuất trong nước, do vậy EPC tính ra càng cao (gần 1) càng tốt. Cơng thức tính:

EPC = Giá nội địa – chi phí đầu vào nội địa

Theo cách tính trên thì hệ số bảo tồn hiệu quả ngành hàng lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long là 49,3 % (= 100% – 50,7%). Điều này chứng tỏ lợi thế cạnh tranh và khả năng bảo đảm sản xuất lúa gạo trong nước đạt hiệu quả chưa cao. Để hệ số này càng tiến gần đến 100% cần phải tăng giá trị gia tăng của chuỗi theo mức giá nội địa. Khi đó thu nhập và lợi nhuận toàn chuỗi sẽ được cải thiện và phân bổ công bằng hơn giữa các tác nhân tham gia chuỗi nhất là giữa người trồng lúa và nhà xuất khẩu gạo.

Từ Bảng 10 ta thấy, Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị ngành gạo ở vị trí thấp nhất. Người nông dân tạo ra sản phẩm song chỉ thu được 23,9% so với giá suất khẩu lợi nhuận thấp hơn lợi nhuận những người tham gia vào hoạt động lưu thông và chế biến sản phẩm nhận được (25,4%).

Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45

BẢNG 10: CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ GIÁ BÁN GẠO TẠI ĐBSCL 2008-2009

Chi phí Lợi

nhuận

Giá bán (FOB)

VND/kg % VND/kg % VND/kg %

1. Sản xuất và lƣu thông 3549 50,7 3451 49,3 7000 100

- Nông dân 2779 39,7 1673 23,9 3800 54,28

- Kênh lưu thông nội địa 770 11 1778 25,4 7000 100

2. Trong hệ thống lƣu thông 7000 100

- Người thu mua, đại lý nhỏ 147 2,1 196 2,8 6923 98,9

- Nhà máy chế biến 210 3 840 12 6790 97

- Công ty vận tải 70 1 35 0,5 6916 98,8

- Công ty xuất khẩu 56 0,8 28 0,4 7000 100

Nguồn: Bộ NN & PTNT, 2009

- Thu gom, bảo quản và chế biến

+ Thu gom: hình thức giao dịch gạo phổ biến hiện nay là mua bán tự do giao

hàng ngay và khơng có hợp đồng giữa nơng dân với những người thu gom (thương lái); mua bán thông qua ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với hộ nông dân, giao dịch qua chợ đầu mối, trung tâm giao dịch nơng sản rất hạn chế. Vì vậy mà việc thu gom lúa, gạo rất manh mún với số lượng nhỏ và rất dễ gây ra hao hụt trong quá trình vận chuyển từ nơi mua về kho bảo quản của người thu gom.

+ Bảo quản: theo tính tốn, kho tàng để tồn trữ 1 tấn lúa có đơn giá đầu tư 2

triệu đồng, do vậy đầu tư xây kho tồn trữ 1 triệu tấn tấn lúa cần tới 2.000 tỉ đồng. Nhưng nếu đầu tư cho kho trữ sẽ làm lời thêm 300 đồng/kg lúa, 1 triệu tấn lúa sẽ đem lại 300 tỉ đồng mỗi vụ hay 600 tỉ đồng mỗi năm.

Hệ thống kho chứa gạo của Việt Nam hiện nay chỉ có cơng suất chứa 2 triệu tấn (đáp ứng được 1/2 nhu cầu kho chứa gạo xuất khẩu là 4-5 triệu tấn) chỉ mang tính tạm thời, khơng thể tồn trữ, bảo quản để đảm bảo chất lượng gạo tốt nhất. Hệ thống kho lúa gạo của Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) - một trong hai công ty xuất khẩu gạo lớn nhất Việt Nam - chỉ có khả năng tạm trữ 865.000 tấn, trong khi đó kho lúa của các Hợp tác xã, các hộ dân tự cất giữ xem như không đáng kể (chỉ vài trăm nghìn tấn). Mặt khác, theo tập quán xuất khẩu gạo hiện nay các cơ

Ngô Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45

sở kinh doanh lương thực thường không bảo quản lúa mà chỉ bảo quản tạm gạo lức và gạo trắng, các công ty xuất khẩu gạo chờ chỉ khi nào có hợp đồng xuất khẩu mới thu gom gạo từ các nhà cung cấp tư nhân hoặc họ tự chế biến, xay xát, đánh bóng nhưng với một lượng nhỏ. Họ cũng chỉ chứa gạo trong bao nhựa PP, bao bố hoặc chất trong kho có mái che được xây dựng khá đơn giản.

Điều đó cho thấy việc bảo quản lúa gạo của người thu gom, thương lái và ngay cả các doanh nghiệp hồn tồn mang tính chất tạm thời, bị động chứ khơng có sự đầu tư thích đáng dẫn đến chất lượng gạo vì vậy cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

+ Chế biến: theo tính tốn sơ bộ của Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Công

nghệ, sau khi thu hoạch, tổng mất mát về khối lượng gạo do quy trình cơng nghệ chế biến gạo bất hợp lý là 5-15%. Ở khâu quan trọng nhất để làm gia tăng giá trị cho lúa này, công nghệ sử dụng lại lạc hậu. Hầu hết các doanh nghiệp chế biến gạo đều không trang bị máy sấy lúa mà chỉ một số trang bị máy sấy gạo sau khi được sơ biến. Do thiếu các thiết bị sấy và tồn trữ nên các doanh nghiệp phải chấp nhận phương án “chặt khúc” công nghệ, làm mất mát nghiêm trọng về số lượng lẫn chất lượng hạt gạo.

- Xuất khẩu

Hiện Việt Nam có trên 200 nhà xuất khẩu gạo, 57% trong số này xuất khẩu gần 90% tổng khối lượng gạo xuất khẩu. Trong đó hai doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất là Tổng Công ty lương thực miền Bắc (Hà Nội), đảm trách các hợp đồng cung cấp cho Irak và Cuba, và Tổng cơng ty Lương thực Miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh) chuyên trách các nước Philippines, Malaysia và Indonesia.

Do gạo khơng đơn thuần là mặt hàng mang tính thương mại thơng thường mà cịn đóng vai trị quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực, nuôi sống con người cũng như động vật nên hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam khơng gặp nhiều khó khăn do rào cản thương mại quá cao từ các thị trường nhập khẩu dễ tính ở châu Á và châu Phi. Song vấn đề đặt ra là chất lượng gạo của Việt Nam khơng cao, chủ yếu là gạo có phẩm chất trung bình, các loại gạo cao cấp chưa nhiều do đó khó tiếp cận

Ngơ Thị Tú Anh – Lớp A1. QTKDA. K45

chủ yếu tập trung vào thu mua và xuất khẩu hàng hóa nơng sản thơ, chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế, khơng có thương hiệu nên giá trị thấp. Ít có doanh nghiệp tập trung đầu tư vào sản xuất, bảo quản, chế biến và xây dựng thương hiệu.

Một điểm yếu khác của nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam là họ hiểu biết rất ít về thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình, khơng có được thơng tin về yêu cầu của người tiêu dùng cuối cùng. Nói cách khác, họ khơng thể vươn xa đến những công đoạn sau của chuỗi giá trị, mà chỉ dừng lại ở khâu thu gom và xuất khẩu từ thị trường nội địa.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp GIẢI PHÁP NHẰM xâm NHẬP CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN cầu của NGÀNH NÔNG sản VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH tế THẾ GIỚI (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)