- Về pháp luật
2.2.1.3 Môi trường công nghệ
Trong lĩnh vực ngân hàng, công nghệ đang là một trong những nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất cho mỗi ngân hàng. Công nghệ ngân hàng được thể hiện tập trung ở hệ thống ngân hàng lõi (core banking system) và các mô-đun liên quan đến tất cả các bộ phận nghiệp vụ và quản trị rủi ro nhằm cung cấp những SPDV có giá trị tăng. Khả năng nâng cấp và đổi mới công nghệ của một ngân hàng nhằm đáp ứng một cách có hiệu quả và tối ưu những yêu cầu nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu tốt nhất của khách hàng về SPDV ngân hàng cũng là tiêu chí phản ánh năng lực cơng nghệ của một ngân hàng. Năng lực công nghệ tốt giúp cho việc giám sát điều hành của HSC đối với các kênh phân phối trong toàn hệ thống ngân hàng được xuyên suốt và kịp thời, các kênh phân phối các SPDV truyền thống của ngân hàng thông qua hệ thống các chi nhánh/PGD sẽ dần được bổ sung bằng các kênh phân phối mới dựa trên nền tảng CNTT, viễn thông như internet, điện thoại...Nếu một ngân hàng được trang bị hệ thống thơng tin, viễn thơng hiện đại thì sẽ dễ dàng đa dạng hóa các kênh phân phối SPDV và các danh mục SPDV, nhờ đó có thể mở rộng thị phần, tăng cường khả năng cạnh tranh cho mỗi ngân hàng. Tại VN các ngân hàng đang nỗ lực tự động hóa các qui trình nghiệp vụ, tăng cường khả năng quản lý, bảo mật cũng như đưa ra những dịch vụ mới tới người tiêu dùng thì CNTT đóng một vai trị quan trọng giúp biến những mục tiêu này thành hiện thực. Một trong những dịch vụ chính trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ là ngân hàng điện tử. Dịch vụ này địi hỏi phải có một hạ tầng cơng nghệ tốt, cho phép đáp ứng những nhu cầu của khách hàng. Do vậy, các ngân hàng hiện đang tăng tốc ứng dụng CNTT và triển khai các giải pháp công nghệ để tạo lợi thế cạnh tranh.
2.2.1.4 Mơi trường văn hóa xã hội
Mơi trường văn hóa xã hội tác động đến nhiều mặt của một ngành và trong lĩnh vực ngân hàng thì nó tác động nhiều nhất đến yếu tố con người thông qua việc tác động đến nhu cầu và nguồn nhân lực. Có thể kể đến những đặc điểm xã hội ảnh hưởng
đến cầu đối với các dịch vụ ngân hàng như: lòng tin của dân chúng đối với các ngân hàng; thói quen tiêu dùng và tiết kiệm của người dân; trình độ dân trí và khả năng hiểu biết về các dịch vụ của ngân hàng; mức thu nhập của người dân...Người Việt Nam có thói quen lưu giữ tiền mặt và thực hiện các giao dịch bằng tiền mặt thay vì các loại thẻ (Visa, Master, Debit…). Đồng thời, việc sử dụng dịch vụ Ngân hàng Internet đối với người dân vẫn còn phức tạp, đòi hỏi nhiều cơng đoạn, thủ tục. Thói quen tiêu dùng của người dân ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là tập quán sử dụng tiền tệ. Nếu người dân có thói quen sử dụng tiền mặt nhiều thì rõ ràng ngân hàng sẽ mất đi cơ hội kinh doanh. Mức tiết kiệm của người dân càng cao rõ ràng càng có ảnh hưởng đến nguồn cung tín dụng cho các ngân hàng. Trình độ dân trí cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng các SPDV ngân hàng. Trình độ dân trí của một nước càng cao thì khả năng phổ biến các dịch vụ ngân hàng hiện đại càng thuận tiện và từ đó ngân hàng càng có cơ hội đổi mới. Người có thu nhập càng cao thì càng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng nhiều hơn.
Ngân hàng là ngành chịu nhiều rủi ro nhất, vì thế những người làm việc trong lĩnh vực ngân hàng phải là những người có khả năng phát hiện và đánh giá được rủi ro, đồng thời là người có sự thận trọng cần thiết, tơn trọng các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp. Việc coi trong đạo đức là cơ sở để giữ chữ tín đối với khách hàng, là chỗ dựa cho niềm tin công chúng đối với ngân hàng. Một xã hội coi trọng đạo đức cũng là một điều kiện thuận lợi đối với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. Rất nhiều mảng hoạt động ngân hàng địi hỏi người lao động có trình độ cao và kinh nghiệm tích lũy liên tục. Ngân hàng cũng là một ngành có tốc độ đổi mới và cải tiến rất cao, vì thế khả năng tự học, tự đào tạo của nhân viên sẽ có ý nghĩa quyết định đối với việc duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh của mỗi ngân hàng.
2.2.1.5 Môi trường tự nhiên
Các chi nhánh của IVB đều tập trung tại những thành phố lớn hoặc địa bàn có tốc độ phát triển nhanh, thuận lợi cho việc thu hút khách hàng, một số chi nhánh như Đồng Nai, và Bình Dương nằm gần các khu cơng nghiệp là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp Đài Loan thường chọn
IVB vì họ đã biết đến thương hiệu và uy tín của Cathay (Đài Loan).
2.2.2 Phân tích mơi trường vi mô (môi trường ngành)
Michael Porter đã cung cấp cho chúng ta một mơ hình phân tích cạnh tranh theo đó một ngành kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi năm lực lượng cơ bản và được gọi là mơ
hình năm lực lượng cạnh tranh. Theo M. Porter, các điều kiện cạnh tranh trong một
ngành phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong số các yếu tố này, ngoài các DN cạnh tranh với nhau trong nội bộ ngành, còn các nhân tố khác như khách hàng, hệ thống cung cấp, các sản phẩm thay thế hay các đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Nhiệm vụ của các nhà chiến lược là phải phân tích và phán đốn các thế lực cạnh tranh trong mơi trường của ngành mình để xác định cơ hội và đe dọa đối với DN của mình.
2.2.2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại
Sự cạnh tranh giữa các DN trong nội bộ ngành sẽ làm cho lợi nhuận cận biên ngày càng giảm dần. Nhưng trong thực tế, cạnh tranh khơng bao giờ hồn hảo và các DN sẽ không phải quyết định giá một cách thụ động và đơn giản. Các DN sẽ phải xây dựng và khai thác một số lợi thế so với đối thủ cạnh tranh. Mức độ cạnh tranh giữa các DN là khác nhau trong mỗi ngành kinh doanh và các nhà phân tích và hoạch định chiến lược cần phải quan tâm đến sự khác biệt này.
Trong những năm qua, thị trường tài chính ngày càng trở nên sơi động hơn do sự tham gia của nhiều loại hình ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng, số lượng ngân hàng được phép hoạt động ngày càng tăng cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhiều tổ chức phi ngân hàng. Hiện tại đã có 5 NHTMQD, 34 NHTMCP, 4 NHLD và 5 NH nước ngoài. Trong khi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế là có hạn nên mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên khá khốc liệt, ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của ngân hàng nhất là trong bối cảnh nên kinh tế cịn nhiều khó khăn như hiện nay.
Các nhà kinh tế học đo lường cường độ cạnh tranh bằng các chỉ số về mức độ tập trung của ngành. Hệ số tập trung (Concentration Ratio) được xác định bằng thị phần mà bốn doanh nghiệp lớn nhất trong ngành chiếm giữ. Theo Tiến Phương, TTVN, ngày 11/12/2012, 9 ngân hàng lọt top 50 DN lớn nhất Việt Nam năm 2012 thì
trong top 50 DN lớn nhất có đến 9 ngân hàng. Agribank đứng đầu trong các ngân hàng ở Việt Nam và xếp thứ 10 trong bảng xếp hạng. Vietinbank xếp thứ 13, BIDV ở vị trí thứ 16. Vietcombank đứng thứ 20 trên bảng xếp hạng.
Bảng 2.10 : Thị phần dư nợ cho vay của 4 NHTMQD Ngân hàng Thị phần năm 2010 Thị phần năm 2011 Thị phần năm 2012 Dư nợ năm 2012 (tỷ VNĐ) Agribank 18,7% 17,9% 17,5% 480.453 BIDV 11,0% 11,4% 11,8% 324.218 Vietinbank 10,1% 11,4% 12% 329.682 Vietcombank 7,7% 8,1% 8,5% 235.869 Tổng cộng 47,5% 48,8% 49,8%
(Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2012 của BIDV, Vietcombank, Vietinbank và Agribank, Agribank phát triển bền vững vì sự thịnh vượng của cộng đồng
,http://www.agribank.com.vn/101/786/gioi-thieu/dinh-huong-phat-trien.aspx [Ngày truy cập 13 tháng 7 năm 213])
Như vậy có thể nói 4 NHTMQD hiện nay có thị phần chiếm khoảng 50% thị phần NHTM. Như vậy, còn lại 43 NHTM sẽ chia sẻ 50% thị phần còn lại đủ để thấy mức độ cạnh tranh trong phần còn lại của chiếc bánh thị phần là rất khốc liệt. Trong những năm qua khi mà tình hình kinh tế suy thối, các DN khó khăn nên họ ln tìm đến các nguồn cho vay lãi suất thấp để tiết giảm chi phí, mà điều này chỉ có các NHTMQD sẽ đáp ứng cho họ một cách tốt hơn vì các NHTMQD có chi phí huy động vốn thấp hơn rất nhiều so với các NHTM khác. Nguyên nhân là do biện pháp khống chế trần lãi suất tiền gửi của NHNN, khi mà các NHTM cùng áp dụng một lãi suất huy động giống nhau thì chắc chắn các NHTMQD với qui mơ lớn, thương hiệu và uy tín tốt hơn sẽ có lợi thế. Với những khách hàng lớn thì đối thủ cạnh tranh trực tiếp của IVB là các NHTMQD và nhóm các NHTMCP hàng đầu. So sánh về mức lãi suất cho vay thì các NHTMQD ln có nguồn vốn huy động dồi dào hơn và chi phí đầu vào thấp hơn các
ngân hàng khác do khách hàng của họ là những tập đoàn, TCT lớn, cũng như họ có một khối lượng lớn thẻ ATM phát hành và đây cũng chính là một nguồn vốn huy động giá rẻ. Do đó, lãi suất cho vay của họ thường là thấp nhất trong khối các NHTM. So với các NHTMCP thì IVB lại có bất lợi hơn về lãi suất huy động vốn, các NHTMCP thường rất năng động trong việc huy động vốn thông qua các chương trình khuyến mại, trả thưởng, thậm chí là chi trả lãi suất thêm bên ngoài trần lãi suất qui định của NHNN. Nếu người gửi tiền chỉ chọn tiêu chí là lãi suất tiền gửi cao nhất thì rất dễ bị nhóm các NHTMCP lơi kéo. Các khách hàng lớn của IVB cũng thường song song mở tài khoản và quan hệ với các NHTMQD, nên trong những trường hợp có sự chênh lệch về lãi suất cho vay giữa IVB và nhóm các NHTMQD nhiều thì khách hàng sẽ chuyển sang vay tại các ngân hàng đó. Họ chỉ vay vốn tại IVB khi hạn mức vay vốn tại các ngân hàng này đã hết. Có thể nói với tính chất đa dạng của hoạt động nghiệp vụ và quy mơ vốn thì 3 ngân hàng Vietcombank, BIDV và Vietinbank là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với IVB trong thời gian hiện nay và tiếp tục cạnh tranh trong thời gian sắp tới. Hiện nay, các ngân hàng đều phát triển mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ nên việc tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là hết sức cần thiết nhằm nhận biết được vị trí của IVB trên thị trường. Đồng thời, để tránh đối đầu với các NHTMQD thì IVB thường chọn cho mình phân khúc là DN vừa và nhỏ.
Theo cam kết WTO, kể từ ngày 01/07/2007, ngân hàng nước ngoài đã được phép thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Ngay trong năm 2008 đã có 5 ngân hàng nước ngồi thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt nam như : Standard Chartered, ANZ, HSBC, Hong Leong bank và Shinhan. Các ngân hàng này với với lợi thế về kinh nghiệm, vốn và công nghệ hiện đại sẽ là những đối thủ nặng ký của các NHTM Việt Nam. Do vậy, thị phần của các ngân hàng sẽ bị thu hẹp, các ngân hàng sẽ tiếp tục cạnh tranh quyết liệt với nhau hơn để tồn tại.
Kể từ năm 2008 cho đến nay, do ảnh hưởng bởi suy thối kinh tế, tình trạng nợ xấu gia tăng đã làm cho một số NHTM nhỏ ở Việt Nam mất vốn, không đảm bảo tỷ lệ thanh khoản, hệ số an toàn vốn CAR…Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là rất cần
thiết, một số NHTMCP đã tự nguyện sáp nhập với nhau để tồn tại và vững mạnh hơn như : 3 ngân hàng SCB, Việt Nam Tín Nghĩa, Đệ Nhất sáp nhập lại thành SCB, 2 ngân hàng SHB và HBB sáp nhập lại thành ngân hàng SHB, ngân hàng Phương Tây (Western bank) sáp nhập với PVFC và cũng đã có một số ngân hàng đang tìm đối tác để sáp nhập trong thời gian tới. Có những thời điểm các ngân hàng này tìm mọi cách để hút tiền gửi nhằm đảm bảo tỷ lệ thanh khoản dẫn đến làm cho thị trường hoạt động của ngân hàng bị méo mó. Việc huy động vốn của những ngân hàng như IVB càng trở nên khó khăn hơn. Như vậy có thể nói IVB đang phải cạnh tranh với nhóm NHTMQD về lãi suất cho vay, phí dịch vụ; cạnh tranh với nhóm NHTMCP về huy động vốn; mạng lưới hoạt động; cạnh tranh với nhóm NHTM nước ngồi về hệ thống công nghệ…
Để theo đuổi các lợi thế vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh, một DN có thể lựa chọn một hay một số phương thức tranh sau :
Thay đổi giá : Yếu tố giá cả ngân hàng phản ánh qua lãi suất tiền gửi, tiền vay
và các khoản phí dịch vụ. Đối với IVB có thể nhận thấy các mức lãi suất và phí của IVB thường ở mức trung bình. Do đó nếu xét về lợi thế cạnh tranh thì IVB khơng nên đối đầu với các NHTMQD mà nên tận dụng lợi thế của mình so với các NHTMCP.
Tăng cường khác biệt hóa sản phẩm : IVB chưa có sản phẩm nào khác biệt nhiều so với các NHTM khác. Ngồi việc có bộ phận giao dịch chuyên trách nói tiếng Hoa để đáp ứng cho một bộ phận khách hàng người Hoa cũng như các DN Đài Loan, Trung Quốc. Tuy nhiên, lợi thế cũng giảm dần khi hiện nay đã có một số ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như : Taipei Fubon (Đài Loan), Bank of China (Trung Quốc), Mega international Commercial Bank (Đài loan), China Trust Bank (Đài Loan), First Commercial Bank (Đài Loan), Hua Nan Commercial Bank ( Đài Loan), ICBC (Trung Quốc). Nhận thấy SPDV của mình cịn chưa được đa dạng nên IVB đã cho thành lập Phòng Phát triển sản phẩm (DPP) nhằm nghiên cứu và đưa ra các SPDV mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.Trong sản phẩm tín dụng của IVB có một sản phẩm khá khác biệt so với các ngân hàng khác là sản phẩm cho vay hỗ trợ đối với những doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu nguyên vật liệu từ Đài
Loan. Theo đó, khi IVB cho vay những doanh nghiệp này thì sẽ được Ngân hàng Xuất nhập khẩu Đài Loan cho vay lại với lãi suất Libor 6T+0,65%, như vậy giả sử IVB chỉ cần tính chênh lệch (margin) 2% thì với lãi suất Libor hiện tại, lãi suất cho vay USD của IVB chỉ vào khoảng 3%. Đây là mức lãi suất hồn tồn có thể cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, sản phẩm này vẫn còn chưa được phát triển tại IVB, hiện tại mới chỉ có IVB Đồng Nai áp dụng sản phẩm này cho khách hàng với dư nợ khiêm tốn vào khoảng trên 10 triệu USD.
Trong năm 2012 và đầu năm 2013, do lãi suất cho vay chênh lệch giữa VND và USD còn cao (khoảng 6%-8%) nên vào ngày 04/02/2013 IVB đã đưa ra chương trình cho vay VND đảm bảo giá trị bằng USD. Mục đích của chương trình là mở rộng danh mục sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng. Trong chương trình này IVB ưu tiên xem xét cho vay VND đảm bảo giá trị bằng USD đối với những khách hàng không đủ điều kiện vay ngoại tệ để khách hàng mua USD của IVB thanh tốn ra nước ngồi tiền nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hóa. Khách hàng được vay tiền VND nhưng lãi suất áp dụng được tính theo lãi suất USD. Tuy nhiên rủi ro tỷ giá nếu xảy ra thì khách hàng sẽ phải gánh chịu và cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Khai thác các mối quan hệ với các nhà cung cấp : IVB đã biết tận dụng lợi