Kết quả trên cho thấy tỷ lệ chênh lệch khá rõ giữa lớp thực nghiệm và đối chứng, cho phép khẳng định việc sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để tổ chức hiệu quả hoạt động khởi động là cần thiết và có tính khả thi.
4.2. Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để tổ chức hoạt động hình thành kiến thức cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1919 -1975) ở trường THPT cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1919 -1975) ở trường THPT
Theo lí luận dạy học lịch sử, con đường hình thành kiến thức của học sinh trải qua các giai đoạn: Cung cấp sự kiện; Tạo biểu tượng lịch sử; Hình thành khái niệm lịch sử; Nêu quy luật bà bài học lịch sử trong quá trình dạy học. Trong thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thơng để hình thành kiến thức cho học sinh, trước hết học sinh được tri giác tài liệu về sự kiện lịch sử nhằm tạo biểu tượng về sự kiện lịch sử. Qua đó, học sinh tiếp tục phát triển tư duy tích cực nhằm hiểu được nội hàm của khái niệm lịch sử, từ đó rút ra quy luật, bài học kinh nghiệm từ những kiến thức đã học để vận dụng vào thực tiễn. Việc sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử không những để tái hiện bức tranh quá khứ mà còn là biện phát để phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thơng.
4.2.1. Quy trình sử dụng sơ đồ hóa kiến thức khi tổ chức hoạt động hình thành kiến thức kiến thức
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh về cơ bản GV phải xác định rõ mục tiêu, định hướng hình thức tổ chức hoạt động dạy, hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề và báo cáo kết quả đã giải quyết. Vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong DHLS, GV cần phối hợp các phương pháp dạy học để tổ chức hoạt động hình thành kiến thức. Qua nghiên cứu con đường hình
thành kiến thức cho HS, phương pháp trực quan và phương pháp sơ đồ hóa kiến thức, chúng tơi đưa ra quy trình vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức khi tổ chức hoạt động hình thành kiến thức như sau:
Hình 4.4: Quy trình sử dụng sơ đồ hóa kiến thức khi tổ chức hoạt động hình thành kiến thức
Khi vận dụng phương pháp sơ đị hóa kiến thức để tổ chức hoạt động hình thành kiến thức, giáo viên cần xác định rõ nội dung kiến thức cơ bản cần hình thành, tiếp đó GV giao nhiệm vụ học tập và định hướng sản phẩm cho HS khi tham gia hoạt động học tập. Trước khi HS thực hiện nhiệm vụ học tập, GV cần cung cấp địa chỉ tìm kiếm hoặc nguồn học liệu để HS giải quyết vấn đề. Kết thúc quá trình nghiên cứu để giải quyết nhiệm vụ học tập, GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận và báo cáo sản phẩm. GV đưa ra nhận xét và tiến hành tổng kết hoạt động.
Quy trình này mang tính chất định hướng cho GV khi tổ chức các hoạt động hình thành kiến thức cho HS trong DHLS. Tuy nhiên, tùy từng hoạt động, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của các trường GV cần vận dụng linh hoạt quy trình trên sao cho hoạt động hình thành kiến thức cho HS có hiệu quả.
4.2.2. Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để tổ chức hoạt động hình thành kiến thức
4.2.2.1. Hướng dẫn học sinh thu thập và xử lý thông tin về sự kiện, hiện tượng lịch sử bằng sơ đồ hóa kiến thức
Q trình nhận thức của học sinh bao giờ cũng trải qua hai giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính. Trên cơ sở đó, việc sử dụng sơ đồ hóa để học sinh lĩnh hội kiến thức cần thực hiện qua các bước: trước tiên, giáo viên cho học sinh tiếp nhận thông tin qua tri giác, tiếp đến là khái qt hóa thơng tin và cuối cùng là mơ hình hóa thơng tin. Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thơng nhiều sự kiện, hiện tượng mang tính trừu tượng hóa và khái qt hóa nên việc sử dụng sơ đồ hóa để thu thập và xử lí thơng tin về kiến thức trong nôi dung bài học sẽ giúp học sinh lựa chọn, sắp xếp thông tin theo hệ thống để lĩnh hội nội dung kiến thức lịch sử đầy đủ, chính xác, khoa học.
Ví dụ sau khi dạy xong bài 16, mục III “Khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền”, mục tiêu của bài học là làm rõ tại sao Đảng ta đề ra khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”. Trước khi học bài mới, giáo viên giao bài tập về nhà yêu
cầu học sinh thu thập tài liệu về nạn đói năm 1945 ở Việt Nam. Khi tiến hành nghiên cứu kiến thức trong bài học mới, giáo viên vận dụng kĩ thuật “Khăn trải
bàn” chia lớp thành hình 3 nhóm, mỗi nhóm hồn thành một nhiệm vụ sau: