Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong kiểm tra vấn đáp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử việt nam (1919 1975) ở trường trung học phổ thông (thực nghiệm sư phạm tại vùng tây bắc ) (Trang 143 - 146)

Qua sơ đồ trên giáo viên không những cung cấp được kiến thức cơ bản trong nội dung bài học mà còn rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy như phân tích, so sánh và đối chiếu qua việc trả lời câu hỏi có trên sơ đồ. Sử dụng phương pháp kiểm tra vấn đáp kết hợp với sơ đồ là phương pháp kiểm tra mang lại hiệu quả cao và phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay.

Với hình thức kiểm tra phỏng vấn kết hợp với sơ đồ hóa kiến thức giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức, rèn luyện được kĩ năng phân tích tình huống để giải quyết vấn đề. Đặc biệt rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày tạo ra sự tương tác giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh và ngược lại.

Khi dạy bài 20, mục II – Cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953 -1954

và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, nhằm giúp học sinh biết được những diễn

biến chính của cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 của quân ta, giáo viên sử dụng sơ đồ kết hợp với câu hỏi vấn đáp theo gợi ý sau:

Nhìn vào sơ đồ dưới đây em hãy trả lời các câu hỏi:

- Tại sao ta lại chọn những địa điểm Lai Châu, Trung Lào, Thượng Lào, Tây Nguyên để tấn công địch?

- Ta tấn công địch ở những địa điểm này có thuận lợi và khó khăn gì?

Hình 4.10i: Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong kiểm tra vấn đáp

Nhìn vào sơ đồ học sinh biết được các địa danh quân ta tiến cơng, số lượng các cuộc tiến cơng, qua đó ngiên cứu kiến thức trong bài giải của giáo viên, kiến thức trong sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để trả lời các câu hỏi của giáo viên. Hoạt động kiểm tra vấn đáp được giáo viên thể hiện khi dạy kiến thức mới, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức cơ bản trong bài học, mở rộng, liên hệ những kiến thức ngoài sách giáo khoa. Đồng thời, rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, kĩ năng trình bày nhằm đạt kết quả cao trong quá trình học tập lịch sử ở trường phổ thông.

Kiểm tra đánh giá là khâu khơng tách khỏi q trình dạy học, việc vận dụng sơ đồ hóa kiến thức để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, linh hoạt qua các khâu của quá trình dạy học. Để việc kiểm tra, đánh giá đạt hiệu quả nên giáo viên cần thực hiện đúng quy trình và vận dụng hợp lí phương pháp, kĩ thuật để kiểm tra đánh giá bằng sơ đồ thơng qua các tình huống học tập nhằm giúp học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Từ đó, sơ đồ khơng chỉ là cơng cụ mà cịn là phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học và góp phần làm phong phú các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh ở trường trung học phổ thông.

Để kiểm nghiệm tính khả thi của biện pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh, chúng tôi tiến hành TNSP

tại trường Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu do cô giáo Đèo Thị Nơi thực hiện thuộc (nhóm V) và Trường THPT Ngơ Quyền, tỉnh Hịa Bình do Thầy giáo Nguyễn Văn Sơn thực hiện thuộc (nhóm VII). Chúng tơi chọn bài 20, mục 2 “Chiến dịch

lịch sử Điện Biên Phủ (1954)” để triển khai TN từng phần phù hợp với nội dung các

phần được trình bày trong luận án. Qua dự giờ trên lớp và trên cơ sở tiến hành kiểm tra kết quả học tập giữa lớp ĐC và lớp TN, kết quả thu được cụ thể tại bảng 4.4.

Bảng 4.4: Kết quả thực nghiêm sư phạm từng phần của biện pháp thứ tư.

Từ kết quả thống kê điểm số bài làm của HS các nhóm lớp ĐC và TN (Bảng 4.4), chúng tôi rút ra một số nhận xét chung như sau:

- Tỉ lệ HS có điểm giỏi của lớp TN tăng hơn hẳn so với lớp ĐC: 30% (nhóm

- Tỉ lệ HS có điểm yếu, kém của lớp ĐC tăng so với lớp TN: 17% (nhóm V), 31% (nhóm VII); điểm trung bình tăng 39% (nhóm V), 22% (nhóm VII). Kết quả được cụ thể tại biểu đồ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử việt nam (1919 1975) ở trường trung học phổ thông (thực nghiệm sư phạm tại vùng tây bắc ) (Trang 143 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)