Việc sử dụng sơ đồ để củng cố kiến thức tồn bài khơng những giúp học sinh nắm được kiến thức của tồn bài vừa học mà cịn sử dụng kiến thức vừa học để so sánh, đối chiếu kiến thức đã học ở bài trước. Qua đó, rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp để có thể điền đầy đủ, chính xác các thơng tin trong sơ đồ.
Sử dụng sơ đồ hóa để củng cố kiến thức sau mỗi khóa trình: thơng thường để
củng cố kiến thức cho học sinh ôn tập, tổng kết giáo viên hệ thống nội dung kiến thức qua hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm hướng sự chú ý của học sinh vào nội dung kiến thức trọng tâm trong mỗi bài học. Hệ thống các câu hỏi, bài tập được xây dựng theo ba mức độ: Các câu hỏi, bài tập ở mức độ biết “Nêu những sự kiện quan trọng …” “Trình bày diễn biến…”. Các câu hỏi, bài tập ở mức độ hiểu “Nêu và phân
tích”, “Đánh giá”, “Giải thích…”, “Vì sao…” Các câu hỏi, bài tập ở mức độ vận dụng “Hãy so sánh, đối chiếu” “Hãy khái qt” “Hãy tóm tắt” “Liệt kê và mơ tả”.
Hệ thống câu hỏi, bài tập được sử dụng khơng chỉ ở đầu giờ học mà cịn được sử dụng triệt để ở từng phần nội dung kiến thức, từng mục của bài học, kết thúc chương, khóa trình. Các câu hỏi vài bài tập không nhất thiết học sinh phải trả lời ngay hoặc trả lời trực tiếp mà có thể trả lời vào cuối giờ, viết vào phiếu học tập nộp lại cho giáo viên.
Ví dụ để khái qt q trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 1930 đến 1945 để thấy được vai trị của Người trong cơng cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước, giáo viên hệ thống hóa các câu hỏi, bài tập theo những nội dung kiến thức có trong sách giáo khoa giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản.
Hình 4.8c: Tổ chức hoạt động củng cố kiến thức cho học sinh
Như vậy, việc sử dụng sơ đồ để hệ thống hóa các câu hỏi, bài tập cho học sinh củng cố, ôn tập giúp học sinh xác định nội dung kiến thức cơ bản, nhận biết số lượng câu hỏi, mức độ, yêu cầu của từng câu hỏi, mối quan hệ giữa các câu hỏi, nhận biết được câu hỏi khái quát và câu hỏi mang tính gợi ý, học sinh đưa ra phương án trả lời theo trình tự tương ứng với câu hỏi, bài tập trên sơ đồ. Đồng thời, giúp giáo viên nhận biết được mức độ bao phủ kiến thức qua hệ thống câu hỏi, bài tập để cân đối được số lượng câu hỏi với yêu cầu, mức độ nhận thức của học sinh.
Sử dụng sơ đồ để hệ thống kiến thức cho học sinh củng cố, ôn tập cần thực hiện thường xuyên, liên tục, đúng quy trình, kết hợp linh hoạt nhiều biện pháp sư phạm sẽ nâng cao hiệu quả bài học, nâng cao chất lượng bộ mơn đồng thời góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay.
Để kiểm nghiệm tính khả thi của biện pháp sử dụng sơ đồ để tổ chức hoạt động củng cố, luyện tập cho học sinh, chúng tơi tiến hành TNSP đối với 2 nhóm
trường: Nhóm II: Do thầy giáo Lù Văn Thành, Trường THPT Mường Ẳng, tỉnh Điện Biên thực hiện. Nhóm VI: Do cơ giáo Nguyễn Thị Hà, Trường THPT Mường Bi, tỉnh Hịa Bình thực hiện. Chúng tôi chọn bài 15 “Phong trào dân chủ 1936-
1939”, để triển khai TN từng phần phù hợp với nội dung các phần được trình bày
trong luận án. Qua dự giờ trên lớp và trên cơ sở tiến hành kiểm tra kết quả học tập giữa lớp ĐC và lớp TN, kết quả thu được cụ thể tại bảng 4.3:
Bảng 4.3: Kết quả thực nghiêm sư phạm từng phần của biện pháp thứ ba
Từ kết quả thống kê điểm bài làm của HS ở các lớp ĐC và TN qua bảng 4.3, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
- Tỷ lệ HS có điểm yếu kém của nhóm IV và nhóm VIII ở lớp TN giảm hẳn so với lớp ĐC là 37%.
- Tỷ lệ HS có điểm trung bình ở lớp TN nhóm IV là 19%; ĐC là 46%. Ở nhóm VIII lớp TN là 25%; ĐC là 56%. Trong khi đó, tỷ lệ HS có điểm khá của lớp TN (nhóm IV) tăng hơn so với lớp ĐC là 23%; nhóm VIII là 23%. Qua kết quả thống kê điểm của lớp TN đã cho thấy, tính khả thi của biện pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để tổ chức hoạt động củng cố, luyện tập cho học sinh. Kết quả được cụ thể tại biểu đồ sau: