Kết quả trên cho thấy, tỉ lệ chênh lệch khá rõ giữa lớp thực nghiệm và đối chứng cho phép khẳng định việc sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt tập lịch sử của học sinh là cần thiết và mang tính khả thi.
4.5. Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để phát triển kĩ năng tự học lịch sử ở nhà cho học sinh học sinh
Tự học là một hoạt động tư duy mang tính tự giác, tích cực, chủ động, độc lập của học sinh nhằm đạt được mục đích học tập. Tự học lịch sử là một hoạt động tự giác, chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, nghiên cứu, ơn lại những kiến thức lịch sử đã học và tiếp tục tìm tịi, khám phá những kiến thức lịch sử mà học sinh chưa biết để đạt mục đích và u cầu của việc học tập bộ mơn Lịch sử. Hoạt
động tự học có hiệu quả học sinh cần xác định được nội dung tự học, phương pháp tự học, phương tiện tự học sao cho phù hợp với mục đích, nội dung cần tự học. Sơ đồ khơng những đóng vai trị là cơng cụ hỗ trợ việc tự học là cịn giữ vai trò là một phương pháp tự học hiệu quả cho học sinh trong quá trình học tập ở trường phổ thông.
Tự học bằng sơ đồ hóa kiến thức là cách sử dụng sơ đồ để thực hiện hoạt động như: xác định nhiệm vụ, mục tiêu học tập, lập được kế hoạch, thực hiện các phương pháp và thủ thuật học tập. Biểu hiện hoạt động tự học ở nhà là học bài theo nội dung bài giảng của giáo viên, trả lời các câu hỏi của giáo viên và các câu hỏi bài tập trong sách giáo khoa, làm việc với các tài liệu học tập, tự đọc và ghi chép tóm tắt lại những nội dung cơ bản của bài học mới trong sách giáo khoa và tài liệu tham
khảo, tự đánh giá và điều chỉnh việc học tự kiểm tra, đánh giá những nội dung kiến thức đã học, tìm kiếm sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến từ người khác, tự điều chỉnh phương pháp học để cải thiện kết quả học tập.
Như vậy, tự học bằng sơ đồ hóa kiến thức là thao tác tư duy để xác định nhiệm vụ, mục tiêu học tập, lập kế hoạch học tập, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu, lựa chọn, phân tích, nghiên cứu tài liệu học tập, ghi chép tóm tắt tài liệu đã đọc, xác định vấn đề và tìm ra bản chất của vấn đề…Tự học bằng sơ đồ hóa kiến thức giúp học sinh hiểu được bản chất kiến thức lịch sử, phát triển thao tác tư duy: so sánh, đối chiếu kiến thức cơ bản để đưa ra đánh giá, nhận xét, phát huy tính tích cực, chủ động tham gia học tập của học sinh, tạo cơ hội cho học sinh khám phá, sáng tạo trong quá trình thiết kế và sử dụng sơ đồ, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh là biện pháp dạy học tích cực góp phần vào hướng dẫn học sinh hình thành và phát triển phương pháp học tập khoa học.
4.5.1. Sử dụng sơ đồ hóa để lập kế hoạch học tập
Kế hoạch là tập hợp những thao tác, hành động, công việc cụ thể được sắp xếp theo trình tự nhất định nhằm đạt được mục tiêu đề ra, kế hoạch có thể là một chương trình, một vấn đề, hoặc cơng việc cụ thể được sắp xếp theo trình tự theo thời gian hoặc theo giai đoạn, các bước thực hiện. Việc lập kế hoạch có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn nói chung và trong hoạt động học tập nói riêng, kế hoạch là tiêu chuẩn, là thước đo để so sánh mục tiêu với kết quả đạt được trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch. Việc lập kế hoạch sẽ dự đốn được những tình huống có thể xảy ra, tránh bị động trong quá trình thực hiện nhằm đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Kế hoạch học tập được hiểu là việc sắp xếp có trình tự những hoạt động nhằm đem lại kết quả cao nhất trong học tập của học sinh ở trường phổ thông. Sử dụng sơ đồ để lập kế hoạch học tập sẽ hỗ trợ tối đa hiệu quả các bước trong quá trình như: xác định mục tiêu học tập, xây dựng bản kế hoạch hoàn chỉnh giúp cho người thực hiện kế hoạch biết được các cơng việc, tiến trình thời gian, kết quả đạt được từ đó thuận lợi cho việc đánh giá kế hoạch, đề các biện pháp để đạt được mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch. Trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử giáo viên nên hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ để lập kế hoạch học tập nhằm đạt kết quả cao trong học tập lịch sử ở trường phổ thông.
phối chương trình mơn Lịch sử ở trường THPT, giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra 45 phút. Để bài kiểm tra đạt kết quả cao, học sinh cần xây dựng kế hoạch học tập chi tiết nhằm đạt mục tiêu trên. Kế hoạch học tập được xây dựng theo gợi ý sơ đồ dưới đây.