Sau khi các nhóm hồn thành nhiệm vụ học tập, giáo viên cho học sinh điền các thông tin đã thu thập và xử lí vào sơ đồ sau:
Hình 4.5b: Tổ chức hoạt động hướng dẫn HS thu thập và xử lí thơng tin
Qua sơ đồ, giáo viên kiểm tra mức độ chính xác của các thông tin đã thu thập, kết quả xử lí thơng tin của các nhóm để điều chỉnh, bổ sung thơng tin chưa đúng hoặc cịn thiếu. Việc sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để thu thập và xử lí thơng tin khơng chỉ bồi dưỡng kiến thức, hình thành thái độ làm việc tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo mà cịn góp phần hình thành cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực hành và kĩ năng làm việc nhóm.
4.2.2.2. Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để tái hiện các sự kiện, hiện tượng lịch sử
Tái hiện được hiểu theo nghĩa chung nhất là sự xuất hiện trở lại những hình ảnh trong trí nhớ. Việc sơ đồ để tái hiện sự kiện, hiện tượng lịch sử giúp học sinh dễ
hiểu, dễ ghi nhớ sự kiện lịch sử, đồng thời giúp học sinh có cái nhìn tổng thể mà lại chi tiết đối với từng nội dung kiến thức được phản ánh trong bài học.
Ví dụ khi dạy bài 12, mục 3 “Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc”, giáo viên sử
dụng sơ đồ để tái hiện thời gian diễn ra các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc qua các
các hoạt động tại địa điểm cụ thể xảy ra sự kiện lịch sử.
Hình 4.5c: Tổ chức tái hiện sự kiện về hoạt động Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1924
Việc sử dụng sơ đồ hóa kiến thức kết hợp với miêu tả, GV giúp học sinh có biểu tượng về hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc qua hình ảnh dấu chân của Người tới nhiều nước trên thế giới trong những năm từ 1919 – 1924. Những hình ảnh được kết hợp với phương pháp miêu tả, thông báo ngắn gọn về kiến thức cơ bản có trong bài học dưới dạng sơ đồ giúp học sinh ghi nhớ nhanh và lâu hơn.
Hoặc khi dạy xong chương IV “Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975”, nhằm giúp học sinh hiểu được các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam, giáo viên sử dụng sơ đồ để tái hiện nhân vật gắn với sự kiện lịch sử cụ thể: sơ đồ hình ảnh kết hợp với phương pháp giải thích để tái hiện các chiến lược chiến tranh của Mĩ đã thực hiện ở Việt Nam qua các đời tổng thống. Qua đó, học sinh sẽ có biểu tượng cụ thể về thời gian, khái niệm về chiến lược chiến tranh gắn với nhân vật lịch sử.
Hình 4.5d: Tổ chức hoạt động tái hiện sự kiện về các chiến lược chiến tranh của Mĩ tiến hành ở Việt Nam từ 1954 - 1975
Việc GV sử dụng phương pháp giải thích được kết hợp với sơ đồ hóa kiến thức giúp học sinh không chỉ hiểu, so sánh được hình thái các chiến lược chiến tranh mà Mĩ tiến hành ở Việt Nam mà cịn giúp học sinh có hình ảnh cụ thể về tổng thống Mĩ qua ảnh chân dung, mỗi tổng thống gắn liến với một hình thái chiến lược chiến tranh mà Mĩ đã tiến hành ở Việt Nam. Qua đó, học sinh cũng dễ dàng ghi nhớ mốc thời gian gắn với sự kiện, nhân vật lịch sử.
4.2.2.3. Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để phân tích mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử
Theo lí luận dạy học lịch sử ở trường phổ thơng, kiến thức lịch sử ln mang tính hệ thống và tính logic, các sự kiện, hiện tượng lịch sử không tồn tại độc lập với nhau và ln có mối quan hệ tác động, biện chứng với nhau trong không gian và thời gian nhất định. Do vậy, trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông giáo viên cần chú ý khái quát cho học sinh thấy được mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử qua đó rút ra được quy luật lịch sử. Việc sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để phân tích sự tác động qua lại giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử không chỉ giúp học sinh hiểu được bản chất mà còn xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử có trong bài học.
Khi dạy bài 12, mục 1 “Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực
dân Pháp”, nhằm tổ chức học sinh lĩnh hội kiến thức về nội dung cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp cùng những tác động của những chính sách khai thác đến kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam. GV sử dụng sơ đồ hóa
kiến thức để tổ chức học sinh thực hiện các hoạt động học tập như phân tích sự tác động qua lại giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử nêu trên. Trước tiên, GV ra bài tập tình huống rồi vận dụng kĩ thuật dạy học “Ủng hộ, phản đối” để tổ chức học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập. Sau đó, GV chia lớp thành hai nhóm: nhóm phản đối, nhóm ủng hộ và mỗi nhóm sẽ thực hiện một nhiệm vụ sau:
Hình 4.5e: Tổ chức học sinh phân tích mối quan hệ giữa các sự kiện qua hoạt động nhóm “Ủng hộ” và nhóm “Phản đối”
Sơ đồ trên cho thấy, nội dung chính của bài học lịch sử là “Chính sách khai
thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp”, giáo viên tổ chức cho học sinh
nghiên cứu kiến thức thơng qua tình huống học tập bằng một nhận định: Phải chăng
chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp nhằm phát triển kinh tế và tạo điều kiện hình thành các giai cấp mới ở Việt Nam. Nhiệm vụ của học sinh
tìm ra những sự kiện lịch sử và minh chứng cụ thể để ủng hộ hoặc phản đối nhận định trên. Mỗi nhóm học sinh nghiên cứu kiến thức trong sách giáo khoa, tài liệu tham khảo đưa ra quan điểm của nhóm mình. Dựa trên nội dung trình bày của mỗi nhóm qua hoạt động trên, giáo viên tổ chức cho học sinh đưa ra nhận xét tích cực và hạn chế của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam. Đây là những gợi ý khi sử dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức để tổ chức học sinh nghiên cứu những sự kiện lịch sử có mối quan hệ và tác động lẫn nhau. Qua hoạt động trên, học sinh biết được nội dung chính sách khai thác thuộc địa, hiểu được âm mưu thủ đoạn của thực dân Pháp khi thi hành những chính sách đó ở
Việt Nam. Qua đó, rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp của học sinh khi nghiên cứu các vấn đề lịch sử phức tạp trong mỗi bài học.
Hoặc khi dạy bài 20, “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết
thúc (1953-1954)”, nhằm cho học sinh thấy rõ âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp
trong kế hoạch Nava, quá trình phá sản của kế hoạch Nava, phân tích nguyên nhân quân dân ta giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, GV sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để HS xác định mối liên hệ giữa yêu cầu và nội dung kiến thức.
Hình 4.5f: Hoạt động tìm hiểu mối liên hệ của những sự kiện về cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Bằng hình hình ảnh sinh động, kết hợp từ khóa trong sơ đồ giúp HS có biểu tượng trực quan, sinh động về mối liên hệ giữa các sự kiện kiện lịch sử. Từ đó, củng cố được kiến thức đã học, rèn luyện được kĩ năng phân tích, tổng hợp, đặc biệt hứng thú hơn khi học tập lịch sử ở trường phổ thông.
4.2.2.4. Hướng dẫn học sinh trình bày, báo cáo kết quả học tập lịch sử bằng sơ đồ hóa kiến thức
Trình bày, báo cáo là một hoạt động trao đổi thông tin giữa người gửi và người nhận. Trong quá trình dạy học trình bày, báo cáo là hoạt động trao đổi thông tin giữa GV và HS về một nội dung hay chủ đề học tập. Vậy nên trình bày, báo cáo là hoạt động quan trọng, cần thiết trong quá trình dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học. Hoạt động này giúp HS có cơ hội nêu ra những ý kiến của bản thân về một chủ đề hay một nội dung cụ thể của bài học để thuyết phục người nghe hoặc để trình bày, báo cáo, trao đổi thơng tin.
Ví dụ khi dạy bài 22, mục I, “Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh
cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam (1965- 1968)”, nhằm giúp học sinh hiểu
được chiến lược “Chiến tranh cục bộ” mà Mĩ tiễn hành ở Việt Nam, giáo viên vận dụng sơ đồ để tổ chức hoạt động nhóm, nội dung hoạt động được cụ thể hóa qua sơ đồ sau: