Qua sơ đồ trên, học sinh thấy được số lượng kiến thức có trong bài học (5 nội dung chính), vị trí nội dung kiến thức, tên gọi của từng nội dung kiến thức và bước đầu xác định nhiệm vụ của bản thân trong giờ học. Việc sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để xác định kiến thức cơ bản là cần thiết trước khi dạy bài học mới.
Như vậy, việc sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học lịch sử nêu trên khơng nằm ngồi mục đích giúp học sinh hứng thú với bài học, tiếp thu bài tốt hơn, nắm kiến thức chắc hơn, rèn luyện tốt hơn các kĩ năng như: kĩ năng quan sát, kĩ năng tư duy và kĩ năng thực hành...qua đó hình thành, phát triển phẩm chất tích cực ở học sinh. Tuy nhiên, để tổ chức có hiệu quả các hình thức khởi động đầu giờ học trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng cần được thực hiện theo cách giáo viên đóng vai trị tổ chức, hướng dẫn chỉ đạo, điều khiển, học sinh có nhiệm vụ tham gia vào các hoạt động mà giáo viên tổ
chức một cách tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo. Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để tổ chức hoạt động khởi động là biện pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử hiện nay ở trường phổ thơng.
Để kiểm tra tính khả thi của biện pháp: Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để tổ chức hiệu quả hoạt động khởi động, chúng tôi tiến hành TNSP đối với 2 nhóm:
Nhóm I -Trường THPT Tơ Hiệu, tỉnh Sơn La, do cơ giáo Nguyễn Thị Thúy thực hiện. Nhóm III - Trường THPT Thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, do cô giáo Giàng A Mỉ thực hiện. Chúng tôi chọn bài 20, mục II “Cuộc tiến công chiến lược
Đông – Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954” để triển khai TN
từng phần phù hợp với nội dung các phần được trình bày trong luận án. Qua dự giờ trên lớp và trên cơ sở tiến hành kiểm tra kết quả học tập giữa lớp ĐC và lớp TN, kết quả thu được cụ thể tại bảng 4.1.
Bảng 4.1: Kết quả thực nghiêm sư phạm từng phần của biện pháp thứ nhất
Phân tích các số liệu trong bảng 4.1, chúng tơi nhận thấy:
- Tỷ lệ học sinh có điểm giỏi của nhóm I, lớp TN là 28%, lớp ĐC là 13%; Điểm khá thuộc của nhóm I lớp TN là 49%, lớp ĐC là 23%, điểm khá của nhóm III lớp thực nghiệm là 45%, lớp đối chứng 29%. Như vậy, tỉ lệ điểm khá của lớp TN cao hơn sơ với lớp ĐC là 26% (nhóm I) và 16% (nhóm III).
- Tỷ lệ HS có điểm yếu, kém của lớp TN của nhóm I là 4%, nhóm III là 2%. Tỉ lệ này thấp hơn so với lớp ĐC của cả nhóm I là 26 % và nhóm III là 20%.
Xét cả về mặt định tính và định lượng, kết quả của lớp TN cao hơn lớp ĐC, chúng ta có thể kết luận biện pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để tổ chức hiệu quả hoạt động khởi động có tính khả thi. Kết quả thu được được cụ thể qua biểu đồ sau: