Quy trình sử dụng sơ đồ hóa để hệ thống kiến thức

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử việt nam (1919 1975) ở trường trung học phổ thông (thực nghiệm sư phạm tại vùng tây bắc ) (Trang 132 - 133)

Sử dụng sơ đồ để hệ thống hóa kiến thức cần thực hiện theo các bước trên. Tuy nhiên, sử dụng sơ đồ để hệ thống kiến thức thường được thực hiện theo hai cách sau: Hệ thống kiến thức theo chiều ngang là việc sắp xếp, liên kết hai hay nhiều đơn vị kiến thức cùng loại, cùng chủ đề, đối tượng thành một hệ thống tiện cho việc so sánh, đối chiếu các đơn vị kiến thức đó. Hệ thống kiến thức theo chiều dọc là thao tác sắp xếp các đơn vị kiến thức trong một nội dung, chủ đề, đối tượng theo một hệ thống. Các đơn vị kiến thức được sắp xếp trong hệ thống có mối liện hệ với nhau theo hướng từ trên xuống dưới hoặc theo thứ tự từ trước đến sau, từ xa đến gần.

Lưu ý trong quá trình sử dụng sơ đồ để hệ thống hóa kiến thức cho học sinh củng cố, ôn tập cần được thực hiện cả ở 3 mức độ:

Mức độ 1 (biết): GV sử dụng sơ đồ để hệ thống hóa kiến thức trong bài học.

HS quan sát kết hợp với nghe giảng để ghi chép những nội dung kiến thức đã được hệ thống sẵn trên sơ đồ rồi chép lại những nội dung kiến thức trên sơ đồ theo cách hiểu của bản thân. Ở mức này GV vừa giảng vừa ghi chép kiến thức đã hệ thống trên sơ đồ đã được chuẩn bị trước. HS quan sát và ghi chép lại những nội dung kiến thức mà GV vừa truyền đạt.

Mức độ 2 (hiểu): GV tổ chức, hướng dẫn HS xác định những kiến thức cơ

bản và mối quan hệ giữa các kiến thức đó để lập sơ đồ theo từng mục từng nội dung của bài học. Ở mức hai học sinh nghiên cứu nội dung kiến thức của bài học trong sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. Tiếp đến giáo viên hỗ trợ thêm các thông tin về nội dung bài học. Đồng thời xây dựng hệ thống các câu hỏi để yêu cầu học sinh hệ thống hóa kiến thức theo mục tiêu và yêu cầu của bài học. Cuối cùng học sinh sử dụng các thao tác tư duy để lập sơ đồ kiến thức.

Mức độ thứ 3 (vận dụng): Học sinh lựa chọn dạng sơ đồ để tự hệ thống kiến

thức. Đối với mức độ 3 giáo viên đưa ra vấn đề cần hệ thống và tổ chức học sinh làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm. Học sinh thảo luận xác định kiến thức cần hệ thống và lựa chọn dạng sơ đồ để hệ thống. Hoạt động này cá nhân học sinh hoặc đại diện nhóm báo cáo kết quả q trình hệ thống hóa kiến thức và thuyết trình kết quả qua sơ đồ. Cuối cùng giáo viên đưa ra nhận xét và đưa ra sơ đồ chung cho nội dung kiến thức cần hệ thống.

4.3.2. Biện pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức tổ chức hoạt động củng cố, luyện tập

Sử dụng sơ đồ hóa để củng cố kiến thức sau mỗi mục: khi dạy học mỗi mục

trong bài học, giáo viên cần củng cố những kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài học. Việc sử dụng sơ đồ để hệ thống nhằm củng cố kiến thức đã học cho học sinh được tiến hành ngay sau khi học xong một nội dung được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm giúp HS nắm chắc kiến thức vừa học làm cơ sở để tiếp tục tiếp thu kiến thức ở mục tiếp theo. Qua đó, rèn cho HS kĩ năng tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa. Từ đó, góp phần phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của HS trong học tập lịch sử.

Ví dụ khi dạy xong mục II, bài 13 “Đảng cộng sản Việt Nam ra đời”, GV củng cố kiến thức cho HS bằng cách nêu câu hỏi kết hợp với sơ đồ như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử việt nam (1919 1975) ở trường trung học phổ thông (thực nghiệm sư phạm tại vùng tây bắc ) (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)