CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. Phòng chống véc tơ sốtrét
1.3.1. Phòng chống véc tơ sốt rét trên thế giới
Những năm đầu của thế kỷ XX, con người đã có biện pháp phịng chống sốt rét bằng cách đắp màn, tấm đắp, lấp ao hồ, vũng nước đọng, khơi thơng dịng chảy để diệt bọ gậy của muỗi Anopheles và đã khám phá ra hoạt tính diệt cơn trùng của DDT, sau đó các nhóm hóa chất diệt cơn trùng được nghiên cứu thành cơng và sử dụng như nhóm lân hữu cơ, nhóm Clo hữu cơ và nhóm Carbamat; đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về hiệu quả diệt của các hóa chất này; cũng như vấn đề kháng hóa chất của cơn trùng.
Hóa chất nhóm Pyrethroid được Schechter tổng hợp năm 1924 có tên là Bioallthrin; năm 1973, Elliott và Onwaris đã tổng hợp thành công permethrin; sau này, những hóa chất như lambdacyhalothrin, deltamethrin, alphacypermethrin...cũng đã được tổng hợp thành cơng và cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu hiệu quả sử dụng phun tồn lưu trên tường vách của các loại hóa chất này. Các tác giả nghiên cứu hầu hết cho rằng màn tẩm permethrine an tồn đối với người, ít mùi, khơng màu, có khả năng hạn chế véc tơ vào nhà hút máu và lan truyền sốt rét. Do vậy, WHO (1989) đã khuyến cáo sử dụng biện pháp này trên diện rộng trong chương trình PCSR ở các nước trên thế giới như Trung Quốc, quần đảo Solomon, Tân Ghine, Việt Nam [8].
Ngồi ra, cịn có các biện pháp khác như vật lý, sinh học, sinh thái học cũng được nghiên cứu ở nhiều nơi. Vinod (1991) đã nghiên cứu việc quản lý môi trường trong phòng chống sốt rét do An. culicifacies và An. stephensi
truyền bệnh ở Ấn Độ, Gorgas đã thành công trong công việc sử dụng những biện pháp quản lý môi trường để làm giảm đi bệnh SR cho công nhân trên kênh đào Panama [108].
Binka và cs (1996) nghiên cứu tại Ghana cho thấy, sau 2 năm sử dụng màn tẩm Permethrin, tỷ lệ chết ở trẻ em từ 6 tháng đến 4 tuổi giảm 17% [61]. Kết quả cũng được ghi nhận ở Gambia: sau 1 năm sử dụng màn tẩm Permethrin, tỷ lệ chết ở trẻ em từ 1 - 9 tuổi giảm 25% và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em sống trong khu vực sử dụng màng tẩm hoá chất cũng được cải thiện
Tại làng Banlingo và Banjul của Malaisia, Yap (1996) đã so sánh hiệu quả xua và diệt muỗi khi sử dụng các loại xà phịng có chứa DEEP 20 % và permethrin 0,5%, xà phịng chỉ có DEEP 20% và xà phịng chỉ có permethrin 0,5%. Kết quả cho thấy, loại xà phịng có chứa DEEP và Permethrin làm giảm trung bình 62% số lượng muỗi đốt, p < 0,001. Xà phịng chỉ chứa DEEP làm giảm trung bình 70% số lượng muỗi đốt, p < 0,001. Xà phịng chỉ có chứa permethrin làm giảm trung bình 29% số lượng muỗi đốt, P< 0,05 [118].
Ngồi ra, tính kháng hóa chất diệt cơn trùng - một hiện tượng có thể xuất hiện trong mọi nhóm cơn trùng truyền bệnh sau một thời gian tiếp xúc với hóa chất diệt cũng đã được chú trọng trong cơng tác phòng chống véc tơ sốt rét. Năm 1946, mới chỉ phát hiện có hai lồi Anopheles kháng DDT, nhưng đến năm 1991 đã có tới 55 lồi kháng với một số hóa chất. Trong 55 lồi có 53 lồi kháng với DDT, 27 lồi với lân hữu cơ, 17 loài với carbamate và 10 lồi với pyrethroid, 16 lồi có kháng với 4 loại hóa chất diệt. Có 21 lồi trong 55 lồi kháng là véc tơ quan trọng đã được WHO báo cáo năm 1992.
1.3.2. Phòng chống véc tơ sốt rét ở Việt Nam
Vào đầu năm 1980, mặc dù DDT vẫn còn hiệu lực trong phòng chống VTSR, nhưng WHO đã khuyến cáo không sử dụng DDT trong y học. Cùng với xu thế chung của thế giới, các chuyên gia phòng chống véc tơ sốt rét (PCVTSR) ở Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu các biện pháp sử dụng các hóa chất thuộc nhóm Pyrethroid để PCVT sốt rét. Một số cơng trình nghiên cứu
về hiệu quả PCSR của màn tẩm permethrine như: Nguyễn Văn Chí và cs (1986 – 1991), Bùi Đình Bái và cs. (1991 – 1993), Vũ Thị Phan và ctv (1987 – 1990) kết luận là có thể sử dụng màn tẩm permethrine trong PCSR ở những vùng sốt rét nặng [8].
Lê Khánh Thuận, Trương Văn Có và cs (1997) nghiên cứu áp dụng một số biện pháp PCVT ở MT-TN. Phun ICON 10WP, phun K-Othrin 5WP; tẩm màn bằng permethrin và kem xua DEET làm giảm KSTSR ở cộng đồng dân cư có tập quán ngủ rẫy. Nguyễn Đức Mạnh và cs (1997), thử nghiệm vectron 20 WP phun tồn trên tường gỗ, tre, nứa; và tẩm màn bằng vectron 10EC. Trương Văn Có (2007) [9] nghiên cứu ở khu vực Tây Nguyên xác định ICON tẩm màn có hiệu lực tồn lưu kéo dài trên 8 tháng.
Năm 2001, Trần Đức Hinh và ctv [16] đã nghiên cứu so sánh hiệu lực diệt tồn lưu của màn tẩm permethrin, deltamethrin, lambdacyhalothrin, etofenprox và alphacypermethrin ở Việt Nam. Kết quả sau một năm thử nghiệm đã kết luận: Các hóa chất đều có tác dụng PCVT, tác dụng phụ không đáng kể và được cộng đồng chấp nhận, qua đó đề xuất hóa chất sử dụng cho chương trình PCSR Quốc gia.
Nguyễn Tuấn Ruyện và cs (2001) [42] đã đánh giá hiệu quả của fendona 10 SC tại thực địa trong PCSR ở miền Bắc Việt Nam cho thấy tác dụng tồn lưu của fendona trên tường gỗ là 11 tháng, trên tường gạch là 9 tháng với liều 30 mg/m2.
Triệu Nguyên Trung và ctv (2009) [49] nghiên cứu đánh giá hiệu lực của fendona 10 SC phun tồn lưu và tẩm màn trong phòng chống muỗi sốt rét ở khu vực MT-TN cho thấy hiệu lực tồn lưu của hóa chất trên tường vách ở thực địa kéo dài 6-8 tháng.
Dựa trên những kết quả nghiên cứu nêu trên, hiện nay ở Việt Nam, các biện pháp phòng chống véc tơ được lựa chọn sử dụng trong Chương trình Quốc gia PCSR là phun tồn lưu và tẩm màn bằng hóa chất. Các hóa chất đang
được sử dụng là fendona 10SC, ICON 10WP và ICON 2,5CS; trong đó: ICON 10WP và fendona 10SC được chỉ định sử dụng để phun tồn lưu; và ICON 2,5CSvà fendona 10SC được chỉ định sử dụng để tẩm màn.
Tuy nhiên, hiện nay việc PCVTSR cho người đi rừng, ngủ rẫy rất khó khăn vì: Khu vực nhà rẫy thường có mật độ véc tơ truyền bệnh cao; Nhà rẫy nằm rải rác trên núi cao nên việc phun tẩm hóa chất rất khó khăn; Người dân chưa có ý thức mang màn theo khi ngủ rẫy. Nhiều nơi người dân chưa đủ màn để mang đi ngủ tại nhà rẫy [10].
Ngồi ra, tại một số nơi có tình hình sốt rét gia tăng do ở những đối tượng đi rừng, ngủ rẫy cũng đã có nghiên cứu hiệu quả của các biện pháp phòng chống véc tơ bổ sung phun tồn lưu nhà rẫy và tẩm màn cho đồng bào có tập quán ngủ rẫy. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Duyên (2011) ở Bình Định cho thấy: An. dirus có mặt quanh năm tại khu vực nhà rẫy, có đỉnh phát triển vào tháng 10, 11, An. dirus nhiễm KSTSR tỷ lệ là 2,86%; các biện pháp
phun tồn lưu và tẩm màn có hiệu lực tồn lưu 6-7 tháng và đã làm giảm cả tỷ lệ người nhiễm KSTSR từ 1,75% xuống còn 0,84-0,42% [10].
Nguyễn Xuân Quang và ctv (2012) nghiên cứu muỗi Anopheles ở các
Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô đã chỉ ra vai trị của các lồi được xác định là véc tơ truyền bệnh sốt rét; cung cấp một số dẫn liệu về sinh thái học và tập tính của các lồi véc tơ, gắn liền với vai trò truyền bệnh của chúng; cho biết hiện trạng mắc sốt rét ở các cộng đồng tại ba khu vực nghiên cứu, đặc biệt trong mối liên quan với tập quán đi rừng, ngủ rẫy của đồng bào. Kết quả thử nghiệm biện pháp sử dụng võng và bọc võng tẩm Fendona 10SC liều lượng 25 mg a.i/m2 phối hợp truyền thơng tích cực đã mang lại một số kết quả như: sau can thiệp 2 tháng và 5 tháng, mật độ các véc tơ sốt rét An. dirus, An. aconitus và An. maculatus ở trong nhà rẫy có giảm. Tỷ lệ KSTSR sau 5 tháng can thiệp là
0,49%; tỷ lệ SRLS sau 5 tháng can thiệp là 1,44%, giảm so với trước can thiệp (4,79%); sau 12 tháng can thiệp giảm còn 0,49% [39].
Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra hiệu quả PCSR tốt của các biện pháp bổ sung cho những đối tượng đi rừng, ngủ rẫy, nhưng cũng đồng thời khuyến cáo cần thiết phải có những nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn để có những biện pháp PCSR khác nhau, phù hợp cho từng vùng, từng nơi có những yếu tố dịch tễ sốt rét, yếu tố véc tơ, cũng như yếu tố tập quán đi rừng, ngủ rẫy của người dân khác nhau, đặc biệt là ở MT - TN nơi mà đa số người dân địa phương vẫn còn tập quán đi rừng, ngủ rẫy. Các véc tơ SR thường tấn công người vào ban đêm, thời gian này người đồng bào chủ yếu tập trung trong nhà rẫy. Thực trạng nhà rẫy và hoạt động của muỗi ở nơi này như thế nào và liệu có phải xử lý phịng chống trong khu vực nhà rẫy hay không là câu hỏi cần phải trả lời cho các nhà nghiên cứu về SR.
Như vậy, hiện nay ở MT - TN, việc nghiên cứu muỗi Anopheles và các véc tơ sốt rét, cũng như nghiên cứu các biện pháp phòng chống véc tơ, PCSR cho những người đi rừng, ngủ rẫy là cần thiết trong tình hình hiện nay.
1.4. Kháng hóa chất diệt cơn trùng của véc tơ sốt rét
1.4.1. Định nghĩa kháng hóa chất
Kháng hóa chất là sự chọn lọc đặc điểm có tính kế thừa của một quần thể côn trùng gây ra thất bại một sản phẩm hóa chất mong đợi khi sử dụng theo quy định. Theo định nghĩa của WHO “Kháng hóa chất là sự phát triển khả
năng sống sót của một số cá thể sau khi tiếp xúc với nồng độ của một hố chất mà với nồng độ đó đa số cá thể trong một quần thể bình thường của lồi đó sẽ bị chết sau khi tiếp xúc”.
Khả năng phát triển tính kháng hố chất diệt phụ thuộc vào các yếu tố: Sinh học, sinh thái học của cơn trùng, thời gian tồn lưu của hố chất và cường độ sử dụng gồm liều lượng và thời gian sử dụng.
1.4.2. Cơ sở sinh học của tính kháng hóa chất diệt ở cơn trùng
Hiện tượng kháng hóa chất khơng phải là một q trình thích nghi sinh lý của các cá thể trong quần thể. Hiện tượng này bắt nguồn từ sự sai khác tự nhiên có bản chất di truyền về mức độ mẫn cảm đối với các chất độc giữa các cá thể trong quần thể. Sự khác biệt này có sẵn trong các quần thể tự nhiên ngay từ khi chưa tiếp xúc với hóa chất.
Tính kháng hố chất là một hiện tượng tiến hóa, là kết quả của q trình chọn lọc các gen kháng ở cơn trùng dưới áp lực của hoá chất. Các gen kháng có thể có sẵn trong quần thể hoặc sinh ra do đột biến. Những cá thể trong quần thể mang gen kháng sống sót mặc dù tiếp xúc với hoá chất và truyền những gen kháng cho thế hệ sau.
Việc sử dụng lặp lại một hoá chất sẽ loại bỏ các cá thể nhạy và tỷ lệ các cá thể kháng sẽ tăng và cuối cùng số cá thể kháng sẽ trội lên trong quần thể. Kết quả là quần thể khơng phục hồi trở lại được tính mẫn cảm của hóa chất đó. Do vậy, giám sát và phát hiện ngay từ những dấu hiệu đầu tiên là quan trọng để kịp thời có một chương trình quản lý tính kháng hóa chất diệt.
1.4.3. Một số cơ chế kháng của côn trùng
Hóa chất có thể xâm nhập vào cơ thể muỗi bằng nhiều cách và ảnh hưởng đến sự sống sót của chúng ở các mức độ khác nhau. Dựa vào khả năng hóa chất bị phân giải trực tiếp hay không khi tác động lên cơ thể muỗi để chia ra các cơ chế kháng:
- Kháng do giảm tính thẩm thấu: Là cơ chế mà trong đó hóa chất diệt khơng bị phân hủy trực tiếp, song tính kháng hình thành là do giảm khả năng thấm. Nhiều loại hố chất diệt cơn trùng thâm nhập vào cơ thể cơn trùng qua lớp biểu bì. Những thay đổi của lớp biểu bì của cơn trùng làm giảm tốc độ thẩm thấu của hố chất diệt cơn trùng gây nên sự kháng đối với một số hoá chất diệt. Đơn thuần tính thấm giảm chỉ gây ra sự kháng ở mức độ thấp. Cơ
chế này hiếm khi được đề cập tới, nó thường được coi là thứ yếu thậm chí khơng được nhắc tới ở muỗi. Tuy nhiên, nếu phối hợp với các cơ chế kháng khác, nó có thể tạo nên sự kháng cao. Cơ chế này hầu hết được phát hiện qua các nghiên cứu tính thấm sử dụng hố chất diệt.
- Kháng tập tính: Đó là sự thay đổi của cơn trùng trong tập tính né tránh
được liều gây chết của hóa chất. Những thay đổi bao gồm sự giảm xu hướng bay vào vùng sử dụng hoá chất hay tránh xa khỏi bề mặt có hoá chất. Tuy nhiên, cơ chế kháng này cũng hiếm khi được đề cập đến và như hậu quả thay đổi gây ra trực tiếp bởi sự có mặt của hố chất diệt cơn trùng.
- Kháng “hạ gục”: Kháng “hạ gục” được đặt tên từ việc quan sát các
côn trùng sau khi cho tiếp xúc với hóa chất. Các cơn trùng nhạy cảm sau khi tiếp xúc với hố chất diệt nhanh chóng bị tê liệt hay “hạ gục” (knockdown).
- Kháng do cơ chế chuyển hóa: Trong có chế này khi phân tử hóa chất
diệt xâm nhập vào cơ thể. dưới tác dụng của các enzym khác nhau trong cơ thể muỗi kháng, hóa chất sẽ bị phân giải theo nhiều con đường khác nhau như: oxy hóa, thủy phân, hydro hóa, khử clo, ankyl hóa... trở thành chất khơng độc. Cơ chế này tạo ra một mức độ kháng mạnh mẽ nhất của muỗi đối với từng hóa chất. Sự kháng hóa chất là kết quả của sự thay đổi về mặt cấu trúc enzym làm tăng khả năng giải độc của nó hoặc tăng số lượng enzym dẫn đến tăng sự đào thải độc tố hóa chất diệt cơn trùng ra khỏi cơ thể chúng.
1.5. Tình hình kháng hóa chất diệt cơn trùng của véc tơ sốt rét
1.5.1. Tình hình kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét trên thế giới
Tính kháng hố chất diệt côn trùng là một hiện tượng có thể xuất hiện trong mọi nhóm cơn trùng truyền bệnh. Năm 1946 mới chỉ có hai lồi Anopheles kháng DDT, nhưng đến năm 1991 đã có tới 55 loài kháng với 1 hoặc nhiều loại hóa chất. Trong 55 lồi có 53 lồi kháng với DDT, 27 loài
kháng với phốt pho hữu cơ, 17 loài kháng với carbamate và 10 lồi kháng với pyrethroid, 16 lồi có kháng với cả 4 loại hóa chất diệt (Rodriguez, 2000) [94]. Có 21 loài trong 55 loài kháng là véc tơ quan trọng đã được WHO báo cáo năm 1996. Một số kháng điển hình như: An. aconitus với DDT ở Kalimantan,
Bangladesh, Ấn Độ, Nepal và Thái Lan. Sự kháng DDT ở muỗi đã đặt ra vấn đề phải tìm ra hố chất khác thay thế nó. Nhiều hố chất diệt muỗi đã được đưa ra thử nghiệm và đem lại kết quả tốt, đã được WHO khuyến cáo sử dụng trong chương trình PCSR (WHO, 1975) [110]. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi dần dần các véc tơ trở nên kháng với các hố chất này. Tới năm 1992, WHO cơng bố 72 lồi muỗi kháng hố chất, trong đó 69 lồi kháng DDT, 38 lồi kháng phốt pho hữu cơ. Sự kháng hoá chất của muỗi ngày càng tăng cả về số lượng loài lẫn mức độ kháng và một lồi kháng với nhiều hố chất. Đến năm 2000, đã có khoảng 100 lồi muỗi kháng hố chất trong đó hơn 50 lồi Anopheles. Một trong những lý do dẫn đến sự kháng ngày càng tăng nhanh và trầm trọng là do sự sử dụng tràn lan hố chất trong nơng nghiệp và y tế.
Năm 2010, tổng cộng 60 quốc gia đã báo cáo véc tơ sốt rét kháng với ít nhất một nhóm hóa chất diệt cơn trùng, 50 quốc gia khác đã báo cáo kháng với hai hoặc nhiều nhóm hóa chất diệt cơn trùng. Tình trạng kháng hóa chất diệt cơn trùng nhóm pyrethroid của các véc tơ sốt rét lan rộng ở nhiều quốc gia châu Phi cũng như Trung Á và Đơng Nam Á (Hình 1.1). Năm 2015, hơn 3/4 số quốc gia đã báo cáo kháng với nhóm hóa chất pyrethroid [113].