Tình hình sốtrét miền Trung-Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Thành phần loài,phân bố,đặc điểm sinh thái và sự nhạy cảm của véc tơ sốt rét với các hóa chất đang sử dụng trong phòng chống sốt rét ở khu vực miền trung–tây nguyên (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.6. Tình hình sốtrét miền Trung-Tây Nguyên

Miền Trung - Tây nguyên là khu vực có SR lưu hành nặng nhất so với các khu vực khác trên cả nước. Miền Trung - Tây Nguyên nằm ở vị trí địa lý có kinh độ kéo dài 1060 - 1080 kinh độ đông và 110 - 170 vĩ độ Bắc. Rừng chiếm đến 4/5 diện tích, có nhiều khe, suối, sơng ngịi…Nhiệt độ trung bình

trong tháng lạnh nhất cũng lớn hơn 220C trên toàn khu vực, độ ẩm trung bình tháng 70 % - 90%, mùa mưa kéo dài từ 4 - 6 tháng. Cùng với sự có mặt của 2 véc tơ sốt rét chính là An. dirus và An. minimus cùng các véc tơ phụ như: An. jeyposiensis, An. maculates, An. aconitus…Tất cả những yếu tố trên là

điều kiện thuận lợi cho muỗi sốt rét sinh sản, phát triển, và bệnh sốt rét lưu hành quanh năm ở khu vực này.

Miền Trung - Tây Nguyên là khu vực trọng điểm sốt rét của Việt Nam, gồm 15 tỉnh với dân số khoảng 20 triệu người, trên 40 dân tộc trong đó gần 50% dân số sống trong vùng sốt rét lưu hành. Đánh giá về sự phân bố, những thay đổi về thành phần loài, mật độ, cũng như các đặc điểm sinh học, sinh thái học của quần thể muỗi Anopheles nhằm đưa ra biện pháp phòng chống véc tơ thích hợp là việc làm thường xuyên. Sau nhiều năm PCSR ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên SR đã giảm nhiều, nhưng nguy cơ sốt rét quay trở lại vẫn cịn rất lớn. Chương trình PCSR đang đứng trước những trở ngại và thách thức như dân số sống trong mơi trường có sự lan truyền sốt rét còn quá lớn, dân còn nghèo, dân trí thấp, cịn du canh, ngủ rẫy, khơng có thói quen ngủ màn. Sự di biến động dân từ đồng bằng lên miền núi, từ phía Bắc vào Tây Ngun cịn q lớn; ngồi sự kiểm sốt của ngành y tế, họ chưa có miễn dịch sốt rét, chưa có điều kiện và phương tiện thích hợp phịng chống sốt rét [2], [7].Ở vùng sốt rét lưu hành nặng, vùng sâu, vùng xa thì mạng lưới y tế xã, thơn, bn cịn yếu và thiếu.

Theo số liệu thống kê số bệnh nhân sốt rét và tử vong tại miền Trung - Tây Ngun có xu hướng giảm, khơng có dịch SR xảy ra. Những năm trước đây, tỷ lệ mắc và TVSR luôn luôn cao dai dẳng ở 4 tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nơng) và Khánh Hồ; tỷ lệ mắc và chết SR tập trung chủ yếu ở dân di cư tự do, dân đi rừng, ngủ rẫy. Những năm gần đây, tỷ lệ sốt rét giảm so với trước đây, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh và nhiễm KSTSR ở

khu vực này còn cao gấp 5 lần tỷ lệ mắc SR chung của cả nước, tỷ lệ chết cao gấp 10 lần so với cả nước [54].

Như vậy véc tơ SR ở khu vực nghiên cứu chưa được khống chế. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng tơi cho rằng có thể những đặc điểm sinh thái, tập tính của các véc tơ và khả năng nhạy kháng của chúng với hóa chất đang sử dụng trong bối cảnh môi trường và kinh tế xã hội của các khu vực sốt rét dai dẳng cần được tìm hiểu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Thành phần loài,phân bố,đặc điểm sinh thái và sự nhạy cảm của véc tơ sốt rét với các hóa chất đang sử dụng trong phòng chống sốt rét ở khu vực miền trung–tây nguyên (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)