CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.4. Kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốtrét
1.4.3. Một số cơ chế kháng của côn trùng
Hóa chất có thể xâm nhập vào cơ thể muỗi bằng nhiều cách và ảnh hưởng đến sự sống sót của chúng ở các mức độ khác nhau. Dựa vào khả năng hóa chất bị phân giải trực tiếp hay không khi tác động lên cơ thể muỗi để chia ra các cơ chế kháng:
- Kháng do giảm tính thẩm thấu: Là cơ chế mà trong đó hóa chất diệt khơng bị phân hủy trực tiếp, song tính kháng hình thành là do giảm khả năng thấm. Nhiều loại hố chất diệt cơn trùng thâm nhập vào cơ thể cơn trùng qua lớp biểu bì. Những thay đổi của lớp biểu bì của cơn trùng làm giảm tốc độ thẩm thấu của hố chất diệt cơn trùng gây nên sự kháng đối với một số hoá chất diệt. Đơn thuần tính thấm giảm chỉ gây ra sự kháng ở mức độ thấp. Cơ
chế này hiếm khi được đề cập tới, nó thường được coi là thứ yếu thậm chí khơng được nhắc tới ở muỗi. Tuy nhiên, nếu phối hợp với các cơ chế kháng khác, nó có thể tạo nên sự kháng cao. Cơ chế này hầu hết được phát hiện qua các nghiên cứu tính thấm sử dụng hố chất diệt.
- Kháng tập tính: Đó là sự thay đổi của cơn trùng trong tập tính né tránh
được liều gây chết của hóa chất. Những thay đổi bao gồm sự giảm xu hướng bay vào vùng sử dụng hoá chất hay tránh xa khỏi bề mặt có hố chất. Tuy nhiên, cơ chế kháng này cũng hiếm khi được đề cập đến và như hậu quả thay đổi gây ra trực tiếp bởi sự có mặt của hố chất diệt cơn trùng.
- Kháng “hạ gục”: Kháng “hạ gục” được đặt tên từ việc quan sát các
cơn trùng sau khi cho tiếp xúc với hóa chất. Các cơn trùng nhạy cảm sau khi tiếp xúc với hố chất diệt nhanh chóng bị tê liệt hay “hạ gục” (knockdown).
- Kháng do cơ chế chuyển hóa: Trong có chế này khi phân tử hóa chất
diệt xâm nhập vào cơ thể. dưới tác dụng của các enzym khác nhau trong cơ thể muỗi kháng, hóa chất sẽ bị phân giải theo nhiều con đường khác nhau như: oxy hóa, thủy phân, hydro hóa, khử clo, ankyl hóa... trở thành chất khơng độc. Cơ chế này tạo ra một mức độ kháng mạnh mẽ nhất của muỗi đối với từng hóa chất. Sự kháng hóa chất là kết quả của sự thay đổi về mặt cấu trúc enzym làm tăng khả năng giải độc của nó hoặc tăng số lượng enzym dẫn đến tăng sự đào thải độc tố hóa chất diệt cơn trùng ra khỏi cơ thể chúng.