CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiêncứu
2.1.3. Địa điểm nghiêncứu
2.1.3.1. Địa điểm nghiên cứu thực địa
Cơ sở chọn điểm nghiên cứu: Các điểm nghiên cứu thuộc khu vực có
sốt rét lưu hành nặng phân bố ở bìa rừng và trong rừng, có bệnh nhân sốt rét và tình hình sốt rét diễn biến phức tạp để làm căn cứ lựa chọn.
Các điểm nghiên cứu:
Bìa rừng: sinh cảnh bìa rừng tại các tỉnh Quảng Bình (xã Ngân Thủy,
huyện Lệ Thủy), tỉnh Bình Định (xã Canh Hịa, huyện Vân Canh), tỉnh Ninh Thuận (xã Phước Thành, huyện Bác Ái), tỉnh Đăk Lăk (khu bảo tồn Easô, huyện Eakar).
Trong rừng: sinh cảnh trong rừng được chọn các tỉnh Khánh Hòa (xã
Sơn Thái và xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh), tỉnh Gia Lai (xã Ia Mlah và xã Chư RCăm huyện Krông Pa).
Các sinh cảnh đặc trưng khu vực nghiên cứu
Căn cứ vào thực tế thay đổi rừng tự nhiên tương ứng với phân vùng dịch tễ sốt rét và thực hành (2009) của Viện SR-KST-CT Trung ương nghiên cứu để lựa chọn:
- Sinh cảnh bìa rừng: là vùng ven rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh có người đồng bào tập trung thành làng có nhà cố định hoặc rải rác.
- Sinh cảnh trong rừng: là một khoảng rừng tự nhiên bị người dân địa phương khai phá để sản xuất lương thực (lúa và hoa màu), chăn nuôi gia súc ( bò, lợn,..), gia cầm (gà, vịt,..) có nhà rẫy cố định, xung quanh là rừng tự nhiên, được xác nhận là vùng sốt rét lưu hành nặng (vùng 5).
Như vậy ngoài sự khác biệt về đặc trưng vị trí sinh cảnh ở rừng (bìa rừng và trong rừng) 2 sinh cảnh này còn khác biệt nhau chủ yếu ở việc hình thành làng (sinh cảnh bìa rừng) và hình thành nhà rẫy (sinh cảnh trong rừng).
Huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình, là một huyện vùng biên giới có tình hình bệnh sốt rét khá phức tạp. Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 24 - 25 oC. Hàng năm, lượng mưa trung bình 2.000 - 3.000 mm, 3 tháng mưa nhiều nhất trong năm là tháng 9, tháng 10, tháng 11.
Xã Ngân Thủy là một xã vùng cao có hơn 65 % dân số là đồng bào Vân Kiều. Do đặc thù là vùng miền núi, địa hình phức tạp, nhiều khe suối, đồi núi, giao thơng đi lại khó khăn, thường xun bị chia cắt trong mùa mưa lũ. Công việc một số bộ phận dân cư canh tác, làm rẫy và khai thác lâm thổ sản ở rừng sâu ngủ lại tại rừng, địa hình phức tạp, giáp ranh với biên giới Lào nên nguy cơ mắc sốt rét là rất cao.Ý thức phòng bệnh của người dân còn thấp nên khả năng mắc sốt rét là khá cao.
Xã Canh Hòa, huyện Vân Canh , tỉnh Bình Định
Ở huyện Vân Canh nói chung và xã Canh Hịa nói riêng, địa hình tương đối nhiều đồi núi, giáp ranh với tỉnh Phú Yên nên chịu ảnh hưởng của thời tiết vùng đồng bằng ven biển miền Trung. Xã Canh Hịa có hai mùa được phân biệt rõ ràng, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Xã Phước Thành, huyện Bác Ái , tỉnh Ninh Thuận
Địa hình xã Phước Thành phần lớn là đồi núi thấp, rừng thưa, phía xa giáp với khu vực đồi núi cao, rừng rậm, địa hình phức tạp, giao thơng đi lại cịn nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Dân địa phương trồng cây nơng nghiệp như mì, bắp, lúa, thuốc lá...Trong vùng đồi núi có nhiều lạch nước, sơng suối nhỏ, thuận lợi cho An. minimus và An. dirus phát triển, nhất là vào mùa mưa.
Xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa
Xã Khánh Phú là một xã miền núi của huyện Khánh Vĩnh. Hiện nay, sinh cảnh rừng cũng đã thay đổi nhiều, nhưng diện tích rừng tự nhiên ở đây vẫn cịn nhiều, nhất là rừng tự nhiên ở khu du lịch Yang Bay. Đây là khu vực có độ che phủ cao, được bảo vệ nghiêm ngặt để phát triển du lịch sinh thái.
Tuy nhiên, một phần diện tích rừng tự nhiên vẫn đang bị người dân chặt phá để trồng cây cơng nghiệp như ngơ, đậu mì,…Hầu hết, các diện tích này nằm trong rừng sâu, xa khu dân cư nên khơng có phương tiện giao thơng và chủ yếu là đi bộ và phải mất nhiều giờ đi bộ mới tới khư vực rẫy của người dân. Vào mùa hè, người dân thường dẫn con cái vào nhà rẫy để tiện chăm sóc. Và đây là những đối tượng dễ mắc sốt rét nhất.
Xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa
Xã Sơn Thái thuộc huyện miền núi Khánh Vĩnh, nằm ở phía tây của huyện với nhiều dãy núi cao. Do địa hình nhiều núi nên có nhiều khe suối chảy. Mặc dù diện tích rừng tự nhiên đã thay đổi nhiều so với trước đây nhưng diện tích rừng ở đây cịn nhiều hơn so với các xã khác trong huyện. Xã có hai thơn gồm thôn Giang Biên và thôn Bố Lang, giao thơng đi lại của hai thơn rất khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa. Hiện nay, do diện tích canh tác của đồng bào thiếu nên nhiều hộ gia đình dân tộc T’rin vào trong rừng sâu để phát rừng lấy đất canh tác nông nghiệp, một số hộ vào rừng sâu khai thác gỗ và các lâm sản khác. Do vậy, thời gian làm việc và ngủ lại trong rừng kéo dài vài ngày cho đến vài tháng tùy theo công việc. Do sống tạm bợ nên hầu như khơng có nhà cố định mà là các lán, trại hoặc các chịi, nhà rẫy có diện tích nhỏ, thơ sơ. Khoảng cách từ bìa rừng vào khu vực này mất 2 - 3 giờ đi bộ.
Xã Ia Mlah, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai
Xã Ia Mlah có dân số 3920, 720 hộ, 8 thơn, diện tích 11.029,83 ha. Thành phần dân tộc chủ yếu là người JaRai chiếm 71 %, sinh địa cảnh rừng tái sinh, rừng cây công nghiệp dài ngày, giao thơng đi lại khó khăn, trình độ văn hóa của người dân cịn hạn chế và hầu hết có tập quán canh tác, ngủ lại rẫy. Đa số thanh niên và các hộ gia đình trong xã thường xuyên đi vào rừng khai thác lâm sản, làm rẫy và bị mắc sốt rét trong khi ngủ ở rừng, nhà rẫy.
Xã Chư R Căm là xã miền núi nằm trong vùng sốt rét lưu hành của huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Sinh cảnh xã Chư R Căm chủ yếu là rừng cây công nghiệp như rừng cây tự nhiên, rừng cây cao su và rừng cây điều. Xen lẫn giữa các rẫy của dân địa phương trong vùng trồng cây nơng nghiệp như mì, bắp, lúa. Xã Chư R Căm có dân số 6816, 1.173 hộ, 8 thơn, diện tích 20.324,91 ha, dân tộc JaRai chiếm khoảng 70 %, tập quán canh tác chủ yếu bằng làm nông và khai thác lâm sản, giao thơng đi lại khó khăn, trình độ văn hóa của người dân cịn hạn chế, có thói quen ngủ rẫy canh tác dài ngày. Xã được chia làm 8 buôn, thôn bao gồm: Buôn Du, Buôn H’lang, Buôn H’yu, Buôn Y, Thôn Mới, Thôn Quỳnh 2, Thôn Quỳnh 3 và Thôn Cầu Đôi. Là một xã nằm cách trung tâm huyện (thị trấn Phú Túc) khoảng 15 km. Trong xã có đa số các hộ gia đình, thanh niên thường xuyên đi vào rừng khai thác lâm sản, làm rẫy và bị mắc sốt rét trong khi ngủ ở rừng, nhà rẫy.
Khu bảo tồn EaSô, huyện Eakar, tỉnh Đăk Lăk
Huyện EaKar cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 52 km đường chim bay về phía đơng. Là huyện miền núi thuộc vùng sốt rét lưu hành của tỉnh Đắk Lắk.Thời tiết chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đơng Bắc thổi mạnh. Nhiệt độ trung bình từ 22 – 24 0C. Lượng mưa trung bình hằng năm đạt khoảng 1600-1800 mm. Độ ẩm khơng khí trung bình năm khoảng 82 %.
Chúng tôi tiến hành điều tra tại thôn Eapuk (Bãi Sao) xã Easô, Eakar. Thôn Bãi Sao nằm sát rừng bảo tồn EaSô, thảm thực vật là hỗn hợp của rừng cây tự nhiên và rừng tái sinh, xung quanh thơn có suối nước chảy quanh năm. Đồng bào sống trong làng là người Ê đê gốc ở đây, người Mông là dân di cư tự do từ miền Bắc vào sống định canh, định cư, làm nương rẫy.
Hình 2.1. Sơ đồ địa điểm nghiên cứu Quản g Bình Gia Lai Bình Định Khánh Hịa Ninh Thuận Đak Lak
2.1.3.2 Địa điểm nghiên cứu phịng thí nghiệm
Các mẫu vật được bảo quản và các thí nghiệm cơn trùng, kỹ thuật ELISA được thực hiện tại PTN thuộc Viện Sốt rét - KST - Côn trùng Quy Nhơn.