Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 29)

1.2.1. Lý thuyết nghiên cứu

Luận án đƣợc thực hiện trên nền tảng mối quan hệ giữa “pháp luật nội dung” và “pháp luật hình thức”. Theo đó, hiệu quả của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT đƣợc đánh giá trên cơ sở khả năng đƣa các quy định “nội dung” của pháp luật chống HCCT vào thực tiễn cuộc sống nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Luận án cũng đƣợc thực hiện trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc, phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam, những luận cứ khoa học, các học thuyết pháp lý đã đƣợc khẳng định cả về lý luận và thực tiễn trên thế giới nhƣ: Lý thuyết cạnh tranh của trƣờng phái cổ điển (lý thuyết về cạnh tranh của Adam Smith, của Jonh Stuart Mill…); lý thuyết cạnh tranh của trƣờng phái tân cổ điển (lý thuyết của Keynes); lý thuyết cạnh tranh tự do; lý thuyết Chiến lƣợc cạnh tranh của Michael E. Porter; lý thuyết về mối quan hệ kinh tế - luật trong lĩnh vực cạnh tranh…

Trong q trình phân tích, đánh giá pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh, Luận án cũng đƣợc thực hiện trên cơ sở vận dụng các lý thuyết về chính sách ngành; lý thuyết về thị trƣờng liên quan (đặc biệt xác định thị trƣờng liên quan trong nền kinh tế số); lý thuyết về thủ tục hành chính và giải quyết vụ án hành chính.

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu

Luận án đƣợc triển khai với các câu hỏi nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh: Lý luận, thực tiễn pháp lý và các đề xuất kiến nghị liên quan tới pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam hiện nay. Một số câu hỏi nghiên cứu cụ thể đã đƣợc đặt ra trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, bao gồm:

- Vụ việc HCCT là gì? Loại vụ việc này có gì giống và khác trong mối tƣơng quan với VVCT nói chung, vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh? Vụ việc HCCT phát sinh khi nào?

- Thủ tục giải quyết vụ việc HCCT là gì? Bản chất, các đặc trƣng pháp lý và các nguyên tắc cơ bản của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT?

- Pháp luật các nƣớc có kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực thi pháp luật cạnh tranh trên thế giới thƣờng quy định thủ tục giải quyết vụ việc HCCT bao gồm những giai đoạn, quy trình, thủ tục nào? Với sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nào vào các giai đoạn, quy trình, thủ tục đó nhằm giải quyết vụ việc HCCT?

- Thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam hiện nay về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT? Tính hợp lý và hiệu quả trong q trình áp dụng các quy định đó?

- Để nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam hiện nay cần hoàn thiện pháp luật theo định hƣớng nhƣ thế nào? Và các giải pháp cụ thể?

1.2.3. Giả thuyết nghiên cứu

Để thực hiện Luận án, tác giả đặt ra các giả thuyết nghiên cứu cơ bản sau: - Ở Việt Nam hiện nay, chƣa có cách hiểu thống nhất về vụ việc HCCT và thủ tục giải quyết vụ việc HCCT. Khái niệm vụ việc HCCT bị đánh đồng với khái niệm vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế trong khái niệm VVCT.

- Nội dung cơ bản của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền tiến hành các hoạt động theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định để giải quyết vụ việc HCCT. Thủ tục giải quyết vụ việc HCCT có thể bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau.

- Các quy định pháp luật về thủ tục thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn.

- Các quy định về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT của Luật Cạnh tranh (2018) thay thế cho Luật Cạnh tranh (2004) có nhiều thay đổi tiến bộ song vẫn chƣa thực sự hoàn hảo. Pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam hiện nay vẫn cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Tại Việt Nam hiện nay, có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về chính sách và pháp luật cạnh tranh, tuy nhiên, chƣa có một cơng trình nghiên cứu tồn diện, có hệ thống và chuyên sâu về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, đặc biệt là nghiên cứu về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT theo Luật Cạnh tranh (2018). Một số nghiên cứu, đánh giá về TTCT nói chung của các tác giả sẽ có ý nghĩa gợi mở, làm cơ sở cho tác giả trong việc nghiên cứu chuyên sâu về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT.

Trên bình diện thế giới, mặc dù đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về mơ hình TTCT nói chung cũng nhƣ thủ tục giải quyết vụ việc HCCT nói riêng của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, pháp luật cạnh tranh là một lĩnh vực đặc thù, mơ hình TTCT lại càng đặc thù hơn vì nó phụ thuộc vào cách thức tổ chức bộ máy quyền lực Nhà nƣớc nói chung và hệ thống thiết chế thực thi chính sách và pháp luật cạnh tranh nói riêng, phụ thuộc vào truyền thống tố tụng và các nền tảng kinh tế, xã hội, pháp lý của mỗi quốc gia. Do đó, các cơng trình nghiên cứu này chỉ có giá trị tham khảo để chọn lọc ra các yếu tố thích hợp, có giá trị trong việc xây dựng một mơ hình tố tụng hiệu quả cho việc giải quyết các vụ việc HCCT ở Việt Nam.

Qua đánh giá tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, tác giả Luận án nhận thấy có nhiều nội dung sẽ đƣợc kế thừa trong Luận án, đó là:

- Tất cả các cơng trình nghiên cứu đều thống nhất cho rằng việc xây dựng một quy trình tố tụng minh bạch, công bằng, khách quan và hiệu quả là điều kiện bắt buộc cho việc xử lý các vụ việc HCCT.

- Về cơ bản, thủ tục giải quyết VVCT trong đó có vụ việc HCCT của các nƣớc trên thế giới thƣờng bao gồm các giai đoạn chính nhƣ: Tiếp nhận thơng tin và khiếu nại về vụ việc; điều tra vụ việc; xử lý vụ việc; và xem xét lại các quyết định xử lý.

- Khi thiết kế mơ hình cơ quan cạnh tranh - loại chủ thể chủ yếu của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, pháp luật các quốc gia đều phải đảm bảo sự độc lập và thẩm quyền đủ mạnh trong tổ chức và hoạt động của loại cơ quan này. Các cơ quan cạnh tranh hiện nay trên thế giới đều đƣợc tổ chức với bản chất pháp lý là một thiết chế “lƣỡng tính”, bán hành chính - bán tƣ pháp.

- Để xây dựng đƣợc một quy trình tố tụng hiệu quả trong việc giải quyết vụ việc HCCT, nhất thiết phải có sự phân biệt giữa thủ tục giải quyết vụ việc HCCT với thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh. Theo đó, các quy định pháp luật về quyền khiếu nại, nghĩa vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ, thời hiệu khiếu nại và điều tra... phải có sự phân biệt rõ giữa hai loại vụ việc vốn có tính chất khác nhau này.

Chƣơng 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC HẠN CHẾ CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)