Thực trạng các quy định pháp luật trong giai đoạn xử lý vụ việc hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh ở việt nam hiện nay (Trang 119 - 174)

chế cạnh tranh và thực tiễn áp dụng

3.4.1. Phiên điều trần

Theo quy định của Luật Cạnh tranh (2004) và cả Luật Cạnh tranh (2018), việc xử lý vụ việc HCCT bắt buộc phải qua PĐT.

Theo Điều 99 Luật Cạnh tranh (2004), PĐT đƣợc mở theo quyết định của Hội đồng xử lý VVCT trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ VVCT từ HĐCT trong trƣờng hợp nếu Hội đồng xử lý VVCT không quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc HCCT. Quyết định mở PĐT phải có các nội dung:

Bên bị điều tra; bên khiếu nại hoặc Cơ quan QLCT trong trƣờng hợp Cơ quan QLCT chủ động mở thủ tục điều tra; căn cứ vi phạm; thời gian, địa điểm mở PĐT; PĐT đƣợc tổ chức cơng khai hoặc tổ chức kín; các thành viên Hội đồng xử lý VVCT; điều tra viên đã điều tra VVCT, thƣ ký PĐT; luật sƣ; ngƣời phiên dịch; ngƣời làm chứng; ngƣời giám định; ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Điều 102).

Để chuẩn bị cho PĐT, Hội đồng xử lý VVCT phải gửi giấy triệu tập cho những ngƣời cần phải có mặt tại PĐT chậm nhất mƣời ngày trƣớc ngày mở PĐT. Theo nguyên tắc, PĐT sẽ đƣợc tổ chức công khai trừ trƣờng hợp nội dung điều trần có liên quan đến bí mật quốc gia, bí mật kinh doanh thì PĐT đƣợc tổ chức kín. Những ngƣời tham gia PĐT gồm có: Thành viên Hội đồng xử lý VVCT; thƣ ký PĐT; bên bị điều tra; bên khiếu nại; luật sƣ (nếu có); điều tra viên đã điều tra VVCT và những ngƣời khác đƣợc ghi trong quyết định mở PĐT. Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 4 Điều 101 Nghị định 116 thì PĐT phải có ít nhất một thành viên HĐCT khơng phải là thành viên Hội đồng xử lý VVCT tham dự để nếu trong trƣờng hợp một thành viên nào đó có lý do bất khả kháng khơng thể tiếp tục tham dự thì thành viên đó sẽ thay thế.

PĐT cũng có thể hỗn nhƣng khơng q 30 ngày trong các trƣờng hợp: + Thứ nhất: Bên khiếu nại, bên bị điều tra, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, luật sƣ của một trong các bên vắng mặt lần thứ nhất tại PĐT có lý do chính đáng (Điều 105 Nghị định 116);

+ Thứ hai: Ngƣời làm chứng vắng mặt và Hội đồng xử lý VVCT thấy cần

thiết phải hỗn PĐT vì lời khai của ngƣời làm chứng là cần thiết cho việc giải quyết vụ việc (Điều 109 Nghị định 116);

+ Thứ ba: Cả hai điều tra viên đều không thể tham dự PĐT (Điều 109 Nghị định 116);

+ Thứ tư: Khi có ngƣời tham gia tố tụng vắng mặt tại PĐT mặc dù không

phải thuộc các trƣờng hợp phải hỗn PĐT nêu trên nhƣng có ngƣời đề nghị hỗn và Hội đồng xử lý VVCT xem xét, quyết định hoãn (Điều 117 Nghị định 116);

+ Thứ năm: Khi có ngƣời tham gia tố tụng khơng đồng ý với kết luận giám định và yêu cầu giám định bổ sung, giám định lại và Hội đồng xử lý VVCT chấp nhận (Điều 123 Nghị định 116);

+ Thứ sáu: Tại PĐT, Hội đồng xử lý VVCT quyết định thay đổi thành viên Hội đồng xử lý VVCT, thƣ ký PĐT, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch khi có căn cứ cho thấy họ thuộc trƣờng hợp phải thay đổi theo quy định.

Theo quy định của các điều luật từ Điều 119 đến Điều 128 Nghị định 116 thì nội dung PĐT diễn ra giống nhƣ một phiên xét xử theo thủ tục tranh tụng của Tòa án. PĐT bắt đầu bằng việc nghe giải trình của bên khiếu nại, bên bị điều tra, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, sau đó đến phần hỏi - đáp giữa những ngƣời tiến hành và tham gia tố tụng, phần tranh luận (nếu cần thiết lại có thể quay lại hỏi – đáp). Sau đó, Hội đồng xử lý VVCT sẽ tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số. Cũng cần lƣu ý rằng khi thảo luận để ra quyết định xử lý vụ việc HCCT, các thành viên Hội đồng xử lý VVCT phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ việc HCCT bằng cách biểu quyết về từng vấn đề theo nguyên tắc đã số. Khi thảo luận để ra quyết định xử lý VVCT, các thành viên của Hội đồng xử lý VVCT phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã đƣợc kiểm tra, xem xét tại PĐT, kết quả việc hỏi tại PĐT và phải xem xét đầy đủ ý kiến của những ngƣời tham gia tố tụng (Điều 129 Nghị định 116). Những thành viên Hội đồng xử lý VVCT có ý kiến thiểu số có quyền bảo lƣu ý kiến của mình bằng văn bản lƣu vào hồ sơ vụ việc.

Theo quy định tại Điều 131 Nghị định 116 thì nội dung của quyết định xử lý vụ việc HCCT bao gồm 03 phần:

dung: Số, ngày thụ lý hồ sơ VVCT; số, ngày tuyên bố quyết định xử lý VVCT; tên của các thành viên Hội đồng xử lý VVCT, thƣ ký PĐT; tên của ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch (nếu có); tên, địa chỉ của bên khiếu nại (nếu có), bên bị điều tra, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có); ngƣời đại diện hợp pháp, luật sƣ của bên khiếu nại, bên bị điều tra, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có); điều, khoản của LCT bị vi phạm (nếu có); số, ngày, tháng, năm của quyết định mở PĐT; thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức PĐT (Khoản 2).

+ Phần tóm tắt nội dung vụ việc và nhận định của quyết định xử lý vụ việc HCCT phải bao gồm các nội dung: Khiếu nại của bên khiếu nại hoặc của Cơ quan QLCT trong trƣờng hợp VVCT do Cơ quan QLCT tự mình phát hiện và điều tra; đề nghị của bên bị điều tra (nếu có); đề nghị, yêu cầu độc lập của ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có); phân tích chứng cứ và nhận định của Hội đồng xử lý vụ việc HCCT về hành vi vi phạm; phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc khơng chấp nhận khiếu nại, đề nghị của các bên, luật sƣ của các bên; Điều, khoản của Luật Cạnh tranh bị vi phạm (nếu có); tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng (nếu có). Nếu bên bị điều tra khơng vi phạm Luật Cạnh tranh thì quyết định xử lý vụ việc HCCT phải ghi rõ những căn cứ xác định bên bị điều tra không vi phạm và phải giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ (Khoản 3).

+ Phần kết luận của quyết định xử lý vụ việc HCCT phải bao gồm các nội dung: Quyết định về từng vấn đề trong vụ việc HCCT; quyết định về phí xử lý vụ việc HCCT; quyền khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc HCCT (Khoản 4).

Quyết định xử lý vụ việc HCCT sau khi đã đƣợc tuyên bố thì khơng đƣợc sửa chữa hay bổ sung về nội dung mà chỉ có thể sửa chữa các lỗi rõ ràng về kỹ thuật và phải do Chủ tọa PĐT thực hiện, đồng thời phải đƣợc thông báo ngay cho ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc sửa chữa, bổ sung và bên khiếu nại đƣợc biết (Điều 93).

Khi quyết định xử lý vụ việc HCCT của Hội đồng xử lý VVCT đã có hiệu lực pháp luật phải đƣợc cấp cho ngƣời đƣợc thi hành và ngƣời phải thi hành quyết định đó. Hội đồng xử lý VVCT cũng có nghĩa vụ phải giải thích cho họ về quyền và nghĩa vụ thi hành quyết định (Điều 134).

Trong quá trình thi hành, nếu thấy có những điểm chƣa rõ trong quyết định xử lý vụ việc HCCT, thì ngƣời đƣợc thi hành, ngƣời phải thi hành, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành, cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan khác có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định xử lý vụ việc HCCT có quyền yêu cầu bằng văn bản để Hội đồng xử lý VVCT giải thích về những điểm chƣa rõ đó (Điều 135).

Nhƣ vậy, các nội dung liên quan đến PĐT đã đƣợc Luật Cạnh tranh (2004) và Nghị định 116 quy định rất cụ thể, chi tiết, đảm bảo tính tranh tụng cao nhƣ một phiên xét xử theo thủ tục tƣ pháp, phù hợp với các nguyên tắc căn bản của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT và thông lệ quốc tế. Bên khiếu nại, bên bị điều tra, bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể tự mình hoặc thơng qua luật sƣ đƣa ra ý kiến, lập luận, tranh luận dựa trên các chứng cứ tổng thể (đã đƣợc cơng khai) của vụ việc để bảo vệ mình, thể hiện rõ tính chất “tƣ pháp ” của TTCT nói chung cũng nhƣ thủ tục giải quyết vụ việc HCCT nói riêng. Thành viên Hội đồng xử lý VVCT độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi đánh giá về các tình tiết của vụ việc và khi biểu quyết để xử lý vụ việc, đảm bảo sự thật khách quan của vụ việc... Mục đích cuối cùng của các quy định Luật Cạnh tranh (2004) và Nghị định 116 về PĐT là Hội đồng xử lý VVCT đƣa ra đƣợc một quyết định xử lý vụ việc HCCT chính xác, cơng bằng và đúng pháp luật.

Luật Cạnh tranh (2018) trong khi “chờ” một văn bản hƣớng dẫn thi hành, đã khơng có quy định nào khác so với Luật Cạnh tranh (2004) và Nghị định 116, ngoại trừ việc thay đổi loại ngƣời tham gia tố tụng là “luật sƣ” bằng “ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị điều tra” nhằm tạo điều kiện cho các bên có thể thoải mái lựa chọn và quyết định ngƣời có thể giúp họ tham gia tố tụng mà không bắt buộc phải là luật sƣ.

3.4.2. Đình chỉ việc giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh

Theo quy định của Luật Cạnh tranh (2004), vấn đề đình chỉ việc giải quyết vụ việc HCCT đƣợc điều chỉnh tại Điều 101, cụ thể là: Hội đồng xử lý VVCT quyết định đình chỉ giải quyết VVCT thuộc thẩm quyền giải quyết của HĐCT trong các trƣờng hợp:

+ Thủ trƣởng Cơ quan QLCT đề nghị đình chỉ giải quyết VVCT trong trƣờng hợp không đủ chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm và Hội đồng xử lý VVCT xét thấy đề nghị đó là xác đáng; + Bên bị điều tra đã tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả gây ra và bên khiếu nại tự nguyện rút đơn khiếu nại; + Bên bị điều tra đã tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả gây ra và Thủ trƣởng cơ quan QLCT đề nghị đình chỉ giải quyết VVCT trong trƣờng hợp việc điều tra đƣợc Cơ quan QLCT chủ động mở thủ tục điều tra. Theo quy định của Luật Cạnh tranh (2018), căn cứ đình chỉ việc giải quyết vụ việc HCCT trong trƣờng hợp kết quả điều tra cho thấy không thể thu thập đủ chứng cứ để chứng minh cho hành vi vi phạm đã bị loại bỏ. Khoản 2 Điều 92 Luật Cạnh tranh (2018) chỉ quy định Hội đồng xử lý vụ việc HCCT xem xét việc quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc HCCT trong các trƣờng hợp:

+ Bên khiếu nại rút đơn khiếu nại và bên bị điều tra cam kết chấm dứt hành vi bị điều tra, cam kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả; + Trong trƣờng hợp Cơ quan QLCT chủ động mở thủ tục điều tra mà bên bị điều tra cam kết chấm dứt hành vi bị điều tra, cam kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, các quy định của Luật Cạnh tranh (2018) về vấn đề đình chỉ việc giải quyết vụ việc HCCT là hợp lý hơn so với Luật Cạnh tranh (2004), giúp cho thủ tục giải quyết vụ việc HCCT linh hoạt hơn, nâng cao vai trị và tính “tích cực” của bên khiếu nại và bên bị điều tra khi tham gia vào các hoạt động tố tụng. Trong bất kỳ giai đoạn nào (giai đoạn điều tra hay sau khi kết thúc điều tra và báo cáo điều tra đã đƣợc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý là Hội đồng xử lý vụ việc HCCT) thì việc “thỏa thuận” giữa bên khiếu nại và bên bị điều tra hoặc cam kết của bên bị điều tra với Cơ quan điều tra về việc tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả để đạt đƣợc sự đồng thuận từ bên khiếu nại hoặc cơ quan điều tra. Tuy nhiên, cũng cần lƣu ý rằng, ngay cả trong trƣờng hợp này thì việc có đình chỉ giải quyết vụ việc HCCT hay không thuộc về quyền quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc HCCT. Điều này hồn tồn đúng, bởi lẽ, việc có tiếp tục hay dừng lại việc xử lý vụ việc phụ thuộc vào sự đánh giá của Hội đồng xử lý vụ việc HCCT liên quan đến tổng thể những tác động và thiệt hại mà hành vi đã gây ra cũng nhƣ sự cần thiết (hay không cần thiết) phải áp dụng chế tài trong trƣờng hợp này.

Tuy nhiên, cũng cần lƣu ý rằng, trong trƣờng hợp đình chỉ điều tra, thủ tục điều tra hồn tồn có thể đƣợc khơi phục lại theo Điều 87 Luật Cạnh tranh (2018), nhƣng nếu vụ việc HCCT bị đình chỉ giải quyết bởi quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc HCCT thì khơng thể khơi phục lại. Nhƣ vậy, một vấn đề pháp lý sẽ đƣợc đặt ra trong trƣờng hợp này là nếu bên bị điều tra không tuân thủ cam kết, sau khi thủ tục giải quyết vụ việc HCCT đã bị đình chỉ mà bên bị điều tra khơng khắc phục hậu quả thì trách nhiệm pháp lý có đƣợc đặt ra với bên bị điều tra hay không. Trong trƣờng hợp này, nếu muốn tiếp tục xử lý hành vi vi phạm, thủ tục giải quyết vụ việc HCCT sẽ phải bắt đầu lại từ đầu, và khi đó, thời hiệu khiếu nại hay thời hiệu để UBCTQG ra quyết định điều tra vụ việc có thể đã hết.

3.4.3. Giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi hạn chế cạnh tranh gây ra

Theo quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay, trong Quyết định giải quyết vụ việc HCCT không đặt ra vấn đề giải quyết yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại của tổ chức, cá nhân do hành vi HCCT trái pháp luật gây ra. Tại Khoản 3 Điều 117 Luật Cạnh tranh 2004 và Điều 110 Luật Cạnh tranh 2018 chỉ quy định:

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thƣờng thiệt hại theo quy định của pháp luật. Để cụ thể hóa nội dung của Khoản 3 Điều 117 Luật Cạnh tranh 2004, Điều 6 Nghị định 71/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh quy định:

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thƣờng; 2. Việc bồi thƣờng thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này đƣợc thực hiện theo các quy định của pháp luật về dân sự.

Nhƣ vậy, về nguyên tắc, sau khi quyết định xử lý vụ việc HCCT có hiệu lực, tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã bị xâm hại bởi hành vi HCCT trái pháp luật có quyền khởi kiện tại Tòa dân sự theo thẩm quyền để yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại căn cứ theo các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng.

Bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự do hành vi gây ra thiệt hại phát sinh giữa các chủ thể. Bên có hành vi trái pháp luật phải bồi thƣờng cho bên bị thiệt hại. Theo quy định tại Điều 275 Bộ luật Dân sự (2015), một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là việc “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” và tƣơng ứng với căn cứ này là các quy định tại Chƣơng XX, Phần thứ ba Bộ luật này về “Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng”. Theo Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức

khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh ở việt nam hiện nay (Trang 119 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)