Những vấn đề lý luận về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh ở việt nam hiện nay (Trang 29 - 56)

2.1.1. Bản chất kinh tế - pháp lý và nhu cầu xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh

Từ tự do cạnh tranh tới độc quyền và lũng đoạn thị trƣờng là con đƣờng rất ngắn của doanh nghiệp. Tại Hoa Kỳ, ban đầu “các hành vi lũng đoạn thị trường gây

hậu quả xấu đến tình hình kinh tế - xã hội được coi là một dạng của cạnh tranh không lành mạnh” [82, tr. 49]. Tuy nhiên, sau đó, ngƣời ta nhận ra rằng bản chất và những

biểu hiện của hành vi HCCT là rất khác so với hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Biểu hiện của hành vi HCCT là luôn hƣớng tới việc hình thành sức mạnh thị trƣờng hoặc lạm dụng sức mạnh thị trƣờng làm cho tình trạng cạnh tranh trên thị trƣờng bị bóp méo. Hành vi HCCT trên thị trƣờng thƣờng thể hiện dƣới các dạng thức: Thỏa thuận HCCT; lạm dụng quyền lực thị trƣờng (với vị trí thống lĩnh thị trƣờng hoặc độc quyền) và tập trung kinh tế. Tác động của hành vi HCCT là gây ra sự biến dạng của môi trƣờng cạnh tranh, làm thay đổi cấu trúc thị trƣờng, làm cản trở cạnh tranh trên thị trƣờng, gây thiệt hại cho toàn bộ nền kinh tế và ngƣời tiêu dùng [27, tr. 23].

Trên thị trƣờng cạnh tranh luôn tồn tại những doanh nghiệp lớn, nhỏ với sức

mạnh thị trƣờng và năng lực cạnh tranh khác nhau, nhƣng các doanh nghiệp lớn

ln có xu hƣớng gây tác động HCCT trên thị trƣờng, bởi sức ép cạnh tranh dù mang lại những giá trị lớn lao cho nhân loại nhƣng lại là sức ép đáng sợ nhất với giới thƣơng nhân [46, tr. 779]. Trong một thị trƣờng cạnh tranh gắt gao, doanh nghiệp phải chia sẻ thị phần và các nguồn lực sản xuất cho các doanh nghiệp khác, đồng thời để có thể tồn tại đƣợc, doanh nghiệp sẽ phải mất nhiều chi phí cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh và điều này làm giảm lợi nhuận của họ. Do đó, giảm sức ép cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh - thƣơng mại bằng cách hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp khác là cách thức thƣờng thấy từ các doanh nghiệp lớn, có quyền lực thị trƣờng. Thậm chí, trong trƣờng hợp khơng có đủ quyền lực thị trƣờng để tự mình HCCT của doanh nghiệp khác, họ có thể loại bỏ sức ép cạnh tranh bằng cách thỏa thuận với chính đối thủ cạnh tranh nhằm triệt tiêu sức ép cạnh tranh từ bên trong nhóm doanh nghiệp tham gia thỏa thuận, đồng thời ngăn cản các doanh nghiệp tiềm năng nhập cuộc, tẩy chay, loại bỏ các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trƣờng. Khi đã có quyền lực thị trƣờng trong tay, doanh nghiệp sẽ tìm cách tối đa

hóa lợi nhuận để bù đắp chi phí đã mất bằng cách tăng giá sản phẩm, bóc lột bạn hàng và ngƣời tiêu dùng. Có thể nói rằng, xét về bản chất, các hành vi HCCT trƣớc tiên mang bản chất kinh tế, bởi lẽ:

- Thứ nhất: Chủ thể thực hiện các hành vi HCCT theo nghĩa nguyên thủy là

thƣơng nhân hoặc các hiệp hội thƣơng nhân (doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp). Các cơ quan công quyền, cơ quan quản lý Nhà nƣớc đôi khi cũng thực hiện những hành vi gây HCCT thông qua việc sử dụng quyền lực Nhà nƣớc nhằm tạo ra những đặc lợi cho doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp này nhƣng lại gây bất lợi trong cạnh tranh cho những doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, việc điều tiết hành vi của nhóm chủ thể này rất đặc thù và cần tới những công cụ đặc thù nhƣ “cơ chế bảo hiến” hay Tịa hành chính [78, tr. 8].

- Thứ hai: Các hành vi HCCT đƣợc thực hiện trong hoạt động kinh doanh -

thƣơng mại trên nền tảng quyền tự do ý chí và tự do hợp đồng đƣợc pháp luật thừa nhận trong nền kinh tế thị trƣờng (ví dụ nhƣ hành vi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, ấn định giá bán của hàng hóa, dịch vụ, hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, ấn định các điều kiện mua bán hàng hóa trong những hợp đồng, giao dịch với đối tác, khách hàng...).

- Thứ ba: Mục đích của các doanh nghiệp (hay nhóm doanh nghiệp) khi thực

hiện các hành vi HCCT là nhằm hƣớng đến tối đa hóa lợi nhuận từ việc giảm sức ép cạnh tranh và lạm dụng quyền lực thị trƣờng để bóc lột bạn hàng và ngƣời tiêu dùng.

Khi phân tích sâu về những tác động mà hành vi HCCT có thể gây ra trên thị trƣờng, cho thị trƣờng và các thành tố tham gia thị trƣờng, chúng ta có thể nhận định rằng loại hành vi này nguy hiểm hơn nhiều so với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh [30, tr. 67 - 68]. Nếu nhƣ hành vi cạnh tranh không lành mạnh đa phần chỉ xâm hại tới quyền và lợi ích của một doanh nghiệp hay đối thủ cạnh tranh cụ thể nào đó, thì hành vi HCCT thơng qua việc cản trở, bóp méo cạnh tranh trên thị trƣờng, có thể làm tổn hại tới cấu trúc thị trƣờng, tới mơ hình phân phối nguồn lực kinh tế - xã hội, mô hình phân phối lợi ích, khơng chỉ gây tổn hại cho ngƣời tiêu dùng, doanh nghiệp mà còn gây thiệt hại cho toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh và hành vi HCCT cũng chỉ có tính chất tƣơng đối vì trên thực tế có những hành vi vừa là hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhƣng cũng đồng thời là hành vi HCCT (ví dụ nhƣ hành vi bán phá giá, phân biệt đối xử...) [46, tr. 787].

Sự biến dạng của thị trƣờng do những hành vi HCCT gây ra buộc Nhà nƣớc phải vào cuộc để khôi phục lại trật tự thị trƣờng cho phù hợp với những nguyên tắc vốn có của nó. Sự can thiệp của Nhà nƣớc bằng việc điều tiết cạnh tranh tạo ra

chính sách cạnh tranh. Chính sách cạnh tranh đƣợc hiểu là: “Bao gồm tất cả các

biện pháp của Nhà nước nhằm duy trì cạnh tranh, một mặt chủ động tạo ra các tiền đề cho cạnh tranh, mở cửa thị trường, loại bỏ các barrier cản trở xâm nhập thị trường, mặt khác thực thi các biện pháp chống lại các chiến lược HCCT của các doanh nghiệp” [75, tr. 58]. Chính sách cạnh tranh của Nhà nƣớc sẽ “thông qua pháp luật cạnh tranh để đảm bảo loại trừ những hành vi phản cạnh tranh trong việc đua tranh giành lợi nhuận trên thị trường. Từ đó, bảo vệ quyền tự do kinh doanh của các thành viên thị trường, bảo vệ môi trường cạnh tranh, bảo vệ sự lành mạnh của quan hệ thị trường” [81, tr. 31-35].

Cơ sở lý luận của việc điều chỉnh bằng chính sách và pháp luật cạnh tranh đối với hành vi HCCT trên thị trƣờng chính là sự hạn chế quyền tự do thái quá của thiểu số doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền tự do cạnh tranh của đa số các doanh nghiệp khác, bảo vệ cấu trúc thị trƣờng và ngƣời tiêu dùng. PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa khi đánh giá về vấn đề này trong cuốn “Chuyên khảo luật kinh tế” đã cho rằng: “Hành vi tự định đoạt của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, quyền

tự do khế ước của doanh nhân bị hạn chế để bảo vệ cạnh tranh, bởi sự tự do vô giới hạn thường dẫn đến tự hủy diệt. Như vậy, có thể hiểu luật kiểm sốt độc quyền là sự can thiệp một cách đáng kể của cơ quan công lực vào tự do định đoạt tài sản và tự do khế ước của doanh nhân vì mục đích bảo vệ cạnh tranh” [46, tr. 806-807].

Nói cách khác, bản chất của chính sách, pháp luật chống HCCT là sử dụng quyền lực công để can thiệp vào quyền tự do ý chí, tự do kinh doanh của thƣơng nhân, giới hạn các quyền đó trong chừng mực khơng làm tổn hại đến môi trƣờng cạnh tranh nói chung, cũng nhƣ các thành tố tham gia thị trƣờng khác [58, tr. 45-48]. Thậm chí, theo cách giải thích của Ủy ban Thƣơng mại công bằng Nhật Bản, các hành vi HCCT cần bị xử lý vì nó trái với lợi ích cơng cộng, xâm phạm “lợi ích cơng” mà “lợi ích cơng” ở đây đƣợc hiểu là các “quyền tự do cạnh tranh” đƣợc Nhà nƣớc bảo vệ [20, tr. 215]. Pháp luật chống HCCT điều chỉnh trở lại quyền tự do khế ƣớc, tự do kinh doanh thông qua việc xác định những hành vi mà các chủ thể kinh doanh không đƣợc phép làm (những hành vi bị cấm). Cũng cần lƣu ý rằng, không phải tất cả các hành vi HCCT đều bị cấm, tùy thuộc vào chính sách cạnh tranh của mỗi quốc gia tại từng thời điểm và tính chất, mức độ gây hại của hành vi mà pháp luật cạnh tranh sẽ quy định cụ thể những hành vi nào (trong những điều kiện cụ thể) sẽ bị cấm.

Nhƣ vậy, hành vi HCCT không chỉ mang “bản chất kinh tế” mà còn mang “bản chất pháp lý”. Các hành vi HCCT trái pháp luật cần phải bị loại bỏ, “phải bị cơ

Phản ứng lại với những tác hại của hành vi HCCT, chính sách cạnh tranh của các nƣớc trên thế giới sử dụng pháp luật cạnh tranh để xử lý các hành vi HCCT trái pháp luật nhằm hƣớng tới mục đích là khơi phục lại cạnh tranh trên thị trƣờng, khôi phục lại những lợi ích của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại, đồng thời, ngăn chặn khả năng tái diễn của các hành vi đó trên thị trƣờng. Cụ thể là:

+ Ở cấp độ “vi mô”, hành vi HCCT trái pháp luật gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng, do đó, với chức năng bảo vệ các thực thể tham gia thị trƣờng, pháp luật cạnh tranh có nhiệm vụ trƣớc tiên là buộc chấm dứt các hành vi xâm phạm, buộc bồi thƣờng thiệt hại cho các nạn nhân, sửa chữa, khắc phục những tác động xấu của hành vi HCCT (chẳng hạn nhƣ: Buộc chỉnh sửa lại các điều khoản bất hợp lý trong hợp đồng, các điều kiện thƣơng mại có tính phân biệt đối xử...).

+ Ở cấp độ “vĩ mô”, hành vi HCCT trái pháp luật gây cản trở và phá hủy cạnh tranh trên thị trƣờng, với chức năng bảo vệ thị trƣờng, pháp luật cạnh tranh sẽ tìm cách tác động đến hành vi thơng qua những biện pháp nhƣ: buộc chấm dứt hành vi vi phạm, phạt vi phạm, khắc phục hậu quả, khôi phục lại trạng thái ban đầu của thị trƣờng cạnh tranh nhƣ trƣớc khi bị biến dạng bởi hành vi vi phạm.

Đối với các doanh nghiệp có quyền lực thị trƣờng, các hiệp hội có khả năng thực hiện các hành vi HCCT trên thị trƣờng, việc điều tra, xử lý và áp dụng các chế tài đủ mạnh, đủ nghiêm khắc sẽ buộc các chủ thể này cảm thấy “e ngại” khi có ý định thực hiện những hành vi tƣơng tự, bởi họ biết rằng cái “giá” phải trả khi bị phát hiện, xử lý sẽ lớn hơn nhiều những gì họ có thể nhận đƣợc và đây cũng chính là mục tiêu của chính sách, pháp luật cạnh tranh nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những những hành vi HCCT thuộc diện bị cấm trong tƣơng lai.

Để thực hiện đƣợc những mục đích kể trên, pháp luật cạnh tranh sử dụng đến những loại chế tài nhƣ: buộc bồi thƣờng, khắc phục hậu quả, hình phạt và các biện pháp có tính chất phịng ngừa khác. Ở khía cạnh này, việc xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh nói chung và các hành vi HCCT nói riêng về cơ bản có nhiều điểm tƣơng đồng song khơng hồn tồn giống nhƣ hình thức xử lý vi phạm hành chính. Bởi lẽ, các hành vi HCCT trái pháp luật có khả năng gây tác động lớn đến môi trƣờng cạnh tranh, ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế, lợi ích ngƣời tiêu dùng, do đó, việc xử lý phải tƣơng xứng với mức độ tác động, gây thiệt hại của hành vi, đồng thời cịn phải hƣớng tới việc khơi phục lại trạng thái trƣớc đây của thị trƣờng và bồi hoàn tổn thất cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại. Tại nhiều quốc gia, các hành vi HCCT, đặc biệt là các thỏa thuận HCCT thuộc diện vi phạm mặc nhiên, cịn có thể vi phạm pháp luật hình sự và chủ thể thực hiện các hành vi này phải chịu trách

nhiệm hình sự (trách nhiệm hình sự pháp nhân đối với doanh nghiệp và trách nhiệm hình sự cá nhân đối với những ngƣời quản lý, điều hành hay chủ sở hữu doanh nghiệp). Nhƣ vậy, trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với các chủ thể thực hiện hành vi HCCT trái pháp luật không chỉ là các chế tài hành chính, dân sự mà cịn có thể là các chế tài hình sự mà họ phải gánh chịu [30, tr. 104-105].

Tựu chung lại, việc xử lý các hành vi HCCT trái pháp luật là nhằm buộc các chủ thể vi phạm phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý về mặt hành chính, hình sự, dân sự theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Đồng thời, việc điều tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi HCCT trái pháp luật sẽ đảm bảo duy trì trật tự cạnh tranh trong trạng thái có lợi cho nền kinh tế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho mọi tổ chức, cá nhân tham gia trên thị trƣờng, và đây là yêu cầu bắt buộc đối với mọi quốc gia hay vùng lãnh thổ có tồn tại kinh tế thị trƣờng và cạnh tranh.

2.1.2. Lược sử sự hình thành các quy định pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh

Trong lịch sử loài ngƣời, pháp luật về chống HCCT ra đời muộn hơn khá nhiều so với pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Trong nền kinh tế thị trƣờng tự do của thế kỷ 17 - 18, ở Hoa Kỳ và các nƣớc tƣ bản Phƣơng Tây, ngƣời ta tôn thờ lý thuyết bàn tay vơ hình của Adam Smith trong việc điều tiết và hiệu chỉnh thị trƣờng, đồng thời cho rằng Nhà nƣớc chẳng phải làm gì khi các doanh nghiệp đang ra sức cạnh tranh với nhau. “Chỉ đến khi sự tích tụ tư bản tăng lên, hình thành

các tập đồn tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền ra đời, với chức năng điều tiết kinh tế, các Nhà nước tư bản xét thấy cần phải xây dựng những luật lệ để hạn chế và kiểm soát sự lũng đoạn của độc quyền” [30, tr. 115]. Tại Hoa kỳ, sự gia

tăng nhanh chóng quyền lực thị trƣờng của các tập đồn tƣ bản độc quyền ở cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, cùng với đó là những biểu hiện lạm dụng quyền lực thị trƣờng của chính các tập đồn này đã làm biến dạng thị trƣờng cạnh tranh, gây hại cho nền kinh tế và ngƣời tiêu dùng. Đây chính là nguyên nhân hối thúc Nhà nƣớc Hoa Kỳ phải có những chính sách và các quy định pháp luật nhằm kiểm soát và loại bỏ các hành vi lạm dụng quyền lực thị trƣờng, ngăn cản, phá hủy cạnh tranh, và cũng chính từ đây, các quy định pháp luật về chống HCCT hay chống độc quyền ra đời và lan rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Nhƣ vậy, chính nhu cầu bảo vệ thị trƣờng, bảo vệ cạnh tranh đã thúc đẩy pháp luật chống HCCT ra đời ở các quốc gia, cũng nhƣ thúc đẩy q trình sửa đổi, bổ sung, hồn thiện các quy định này để phù hợp với thực tiễn. Các đạo luật chủ yếu của pháp luật chống HCCT mặc dù tồn tại với nhiều tên gọi khác nhau: Luật

Cạnh tranh (Competition Law); Luật Chống HCCT, Luật Chống độc quyền (Anti monopoly Act); Luật Thƣơng mại lành mạnh (Fair Trade Law)… nhƣng tất cả đều có chung một mục đích là tạo lập một mơi trƣờng cạnh tranh bình đằng giữa các chủ thể, duy trì cạnh tranh trên thị trƣờng, bảo vệ cấu trúc thị trƣờng và các thành tố tham gia thị trƣờng.

Pháp luật chống HCCT ra đời sớm nhất ở Hoa Kỳ vào năm 1890 với một Đạo luật đƣợc ban hành có tên gọi là Luật Chống độc quyền (Sherman Anti - Trust Act) [114]. Ngay khi ra đời, Đạo luật Sherman đã trở thành công cụ để điều chỉnh các thỏa thuận gây hạn chế thƣơng mại và cấm việc sử dụng các biện pháp phản cạnh tranh hoặc lạm dụng vị trí độc quyền nhằm giành đƣợc vị thế độc quyền. Đạo luật Sherman có thể đƣợc thực thi nhƣ Luật Dân sự hoặc nhƣ Luật Hình sự. Các hành vi nhƣ ấn định giá tạm thời hay thông đồng để thắng thầu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh ở việt nam hiện nay (Trang 29 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)