Nội dung cơ bản của pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 73)

trình tiến hành TTCT, điều tra viên, Thủ trưởng Cơ quan QLCT, thành viên HĐCT trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải giữ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, tơn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan”. Điều

84, Nghị định 116 cũng quy định Cơ quan QLCT, Hội đồng xử lý VVCT không công bố và sử dụng cơng khai các chứng cứ có liên quan đến bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tƣ của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của họ.

2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh cạnh tranh

2.2.1. Thiết chế có thẩm quyền giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh

Tại mỗi quốc gia, pháp luật cạnh tranh sẽ quy định cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc HCCT. Trên thực tế, các cơ quan này có tên gọi riêng rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau (Xem thêm phụ lục 1 và 2) và phạm vi thẩm quyền mà chúng đƣợc trao cũng không giống nhau. Chẳng hạn nhƣ:

Tại Hoa Kỳ, có hai cơ quan riêng biệt thi hành pháp luật cạnh tranh là: Vụ chống độc quyền thuộc Bộ Tƣ pháp Hoa Kỳ (Antitrust Division of the Department of Justice) (DOJ) và cơ quan độc lập Ủy ban thƣơng mại Liên bang Hoa Kỳ (Federal Trade Comission) (FTC). Tuy nhiên, thẩm quyền của các cơ quan này khi tham gia vào việc giải quyết vụ việc HCCT rất phức tạp, đƣợc phân theo loại việc và tính chất dân sự hay hình sự của vụ việc. Theo đó, các cơ quan này trong một số trƣờng hợp có cả thẩm quyền điều tra và áp dụng một số biện pháp xử lý hành chính, trong những trƣờng hợp khác chỉ có thẩm quyền điều tra, việc xử lý là của Tịa án (chẳng hạn trong các vụ việc hình sự hay giải quyết yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại) [23, tr. 267 - 276].

Vụ chống độc quyền, đứng đầu bởi Trợ lý Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp do Tổng thống bổ nhiệm, có chức năng điều tra bất cứ hành vi nào thuộc phạm vi thẩm quyền của Hoa Kỳ vi phạm các Đạo luật Sherman, Đạo luật Robinson-Patman và Đạo luật Clayton. Quyền hạn của Vụ chống độc quyền là hƣớng cho các vụ kiện chống lại các hành vi HCCT tuân theo ba điều luật: Điều 4 Đạo luật Sherman, Điều 15 Đạo luật Clayton và Điều 4a Đạo luật Clayton. Hai điều luật đầu tiên nhằm trao quyền cho Vụ chống độc quyền đƣợc thi hành tất cả các vụ kiện liên quan đến chống độc quyền bằng cách đƣa các vụ kiện này xuống các Tòa án Liên bang khu (Federal district courts). Các quy định này cho thấy tại Hoa Kỳ, các Tịa án cũng có vai trị quan trọng trong thủ tục giải quyết vụ việc HCCT. Điều luật thứ ba, Điều 4a

Đạo luật Clayton thì khác biệt hơn cả, cho phép Bộ Tƣ pháp đại diện cho Chính phủ liên bang tại các phiên tòa với tƣ cách của một nguyên đơn cá nhân trong vụ kiện chống độc quyền. Vụ chống độc quyền kiện với lý do rằng có một doanh nghiệp nào đó đã kinh doanh hoặc bán hàng cho Chính phủ nhƣng lại có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, gây thiệt hại cho lợi ích của Chính phủ. Khác với nguyên đơn thông thƣờng, Vụ chống độc quyền có thể đƣa ra Lệnh gọi là “Yêu cầu điều tra dân sự” (CID) trƣớc khi tiến hành lập hồ sơ về một vụ kiện bất kỳ. Thông qua Lệnh điều tra dân sự, Vụ chống độc quyền có thể yêu cầu tổ chức, cá nhân khác phải cung cấp tài liệu, trả lời thẩm vấn, hoặc yêu cầu đích thân họ phải có mặt tại buổi lấy lời khai. Trên thực tế, chức năng điều tra khơng chính thức này của Vụ chống độc quyền là duy nhất, không giống với bất cứ nguyên đơn nào hết [94, tr. 333 - 334].

Đối với Ủy ban thƣơng mại Liên bang Hoa Kỳ, phạm vi thẩm quyền của cơ quan này là một vấn đề tƣơng đối phức tạp. Mặc dù chức năng chính của Ủy ban là xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thông qua việc thi hành Đạo luật về Ủy ban thƣơng mại Liên bang và khơng có chức năng thi hành Đạo luật Sherman, nhƣng Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng các hành vi vi phạm Đạo luật Sherman cũng vi phạm Điều 5 Đạo luật về Ủy ban thƣơng mại Liên bang hay việc ngăn chặn hành vi gian lận trong thƣơng mại của Đạo luật về Ủy ban thƣơng mại Liên bang đã bao trùm lên cả Điều 1 Đạo luật Sherman [94, tr. 335 - 338].

Tại Cộng hòa Pháp, cơ quan cạnh tranh với tên gọi ban đầu là Ủy ban kỹ thuật về thỏa thuận HCCT (Commission technique des ententes) đƣợc thành lập theo Nghị định ngày 09/8/1953, sau nhiều lần cấu trúc lại và thay đổi tên gọi, đến nay là Cơ quan QLCT quốc gia (Autorité de la concurrence). Theo Luật hiện đại hóa kinh tế số 2008-776 ngày 04/8/2008 có hiệu lực từ ngày 13/01/2009, Cơ quan QLCT quốc gia là cơ quan có thẩm quyền điều tra và xử lý các vụ việc HCCT. Về thẩm quyền điều tra, các điều tra viên của Cơ quan QLCT quốc gia có quyền tiền hành các cuộc điều tra theo Quyết định của Chủ tịch Cơ quan QLCT quốc gia để giải quyết các VVCT theo quy định tại Chƣơng II và Chƣơng III, Quyển V Bộ luật Thƣơng mại. Về thẩm quyền tài phán, theo quy định của Bộ luật Thƣơng mại Pháp (Điều 462-6), Cơ quan QLCT quốc gia chỉ có thẩm quyền tài phán trong các vụ việc phản cạnh tranh. Thẩm quyền tài phán của Cơ quan QLCT quốc gia bị giới hạn trong các hành vi phản cạnh tranh theo quy định của các điều luật: Điều L.420-1 Bộ luật Thƣơng mại (thỏa thuận HCCT), Điều L.420-2 (lạm dụng vị trí thống lĩnh) và Điều L.420-5 (bán phá giá). Riêng thẩm quyền xử lý hành vi bán phá giá mới đƣợc bổ sung theo Luật số 96-558 ngày 01/7/1996. Nhƣ vậy, Cơ quan QLCT quốc gia khơng có thẩm

quyền xét xử các hành vi tập trung kinh tế (thuộc thẩm quyền của Bộ trƣởng Bộ Kinh tế), tuyên bố hợp đồng vô hiệu để xem xét vấn đề bồi thƣờng thiệt hại (thuộc thẩm quyền của hệ thống Tòa án tƣ pháp) [79, tr. 206 - 222].

Tại Vƣơng quốc Anh, cơ quan có thẩm quyền điều tra và xử lý các vụ việc HCCT là Cơ quan cạnh tranh và thị trƣờng (Competition and Markets Authority) đƣợc thành lập trên cơ sở sáp nhập Cơ quan thƣơng mại lành mạnh (Office of Fair Trading) và Ủy Ban cạnh tranh (Competition Commission) từ ngày 1 tháng 4 năm 2014. Cơ quan này đƣợc trao thẩm quyền thực hiện các hoạt động thực thi nhằm cấm các thỏa thuận HCCT và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trƣờng. Bên cạnh đó, Cơ quan cạnh tranh và thị trƣờng cũng xử lý hình sự vụ việc cartel liên quan đến các cá nhân tham gia vụ việc ấn định giá hoặc các dạng khác của vụ việc hard core cartel [4, tr. 31 - 34].

Tại Liên bang Nga, theo quy định của Hiến pháp Liên bang Nga và Chƣơng 9, Luật Liên bang về bảo vệ cạnh tranh năm 2006 (sửa đổi năm 2018), cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ việc vi phạm trong lĩnh vực chống độc quyền ở Liên bang Nga là Cục Chống độc quyền Liên bang. Theo Nghị định số 331 năm 2004 của Chính phủ Liên bang về Quy chế tổ chức của Cục chống độc quyền Liên bang Nga (sửa đổi năm 2018), cơ quan này là cơ quan thuộc quyền hành pháp Liên bang có nhiệm vụ xây dựng văn bản, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật Liên bang về chống độc quyền, giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật về chống độc quyền theo quy định… Cơ quan này trực thuộc trực tiếp Chính phủ Liên bang và chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ Liên bang về lĩnh vực đƣợc giao. Theo quy định tại Điều 39 Luật Liên bang về bảo vệ cạnh tranh năm 2006 (sửa đổi năm 2018), Cục Chống độc quyền Liên bang giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật về chống độc quyền theo quy định của Luật này. Đây là một thủ tục pháp lý mang tính chất hành chính - tƣ pháp.

Tại Hàn Quốc, Ủy Ban thƣơng mại lành mạnh Hàn Quốc (Korea Fair Trade Commission), với vai trò là cơ quan bán tƣ pháp có thẩm quyền điều tra và xử lý tất cả các VVCT, đƣơng nhiên trong đó có cả các vụ việc HCCT, bên cạnh các chức năng khác [4, tr. 38 - 42].

Tại Nhật Bản, Uỷ ban thƣơng mại lành mạnh của Nhật Bản đƣợc Luật chống độc quyền trao cho hai loại thẩm quyền liên quan tới việc giải quyết vụ việc HCCT là: thẩm quyền hành chính và thẩm quyền tƣ pháp [4, tr. 5]. Thẩm quyền hành chính cho phép Uỷ ban thƣơng mại lành mạnh Nhật Bản tiếp nhận các thơng báo từ phía các doanh nghiệp theo Luật chống độc quyền, điều tra khảo sát về tình hình hoạt

động của doanh nghiệp, tình trạng độc quyền trong nền kinh tế. Thẩm quyền tƣ pháp cho phép cơ quan này xử lý các vụ việc vi phạm Luật chống độc quyền. Uỷ ban có thể tổ chức phiên họp tƣơng tự nhƣ việc xét xử của Toà án và ra phán quyết. Quyết định của Uỷ ban có thể bị kháng cáo lên Toà phúc thẩm Tokyo [23, tr. 252 - 265].

Qua nghiên cứu các mơ hình cơ quan có thẩm quyền giải điều tra, xử lý các vụ việc HCCT, nhìn chung cơ quan này đều mang tính "lƣỡng tính", tức nó vừa là cơ quan hành chính, lại là cơ quan tƣ pháp. Sự kết hợp hai đặc tính "hành chính", "tƣ pháp" là yếu tố đảm bảo cho cơ quan này thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình trong quá trình giải quyết vụ việc HCCT [56, tr. 14-20]; [4, tr. 3].

Theo pháp luật cạnh tranh các nƣớc trên thế giới, thẩm quyền điều tra và thẩm quyền xử lý đối với vụ việc HCCT luôn luôn đƣợc cố gắng phân tách riêng để đảm bảo kết quả xử lý vụ việc khách quan và chính xác. Hai chức năng này có thể đƣợc trao cho hai cơ quan khác nhau đảm nhiệm (Ở Việt Nam, Luật Cạnh tranh (2004) quy định thẩm quyền điều tra thuộc về Cục QLCT còn thẩm quyền xử lý thuộc về HĐCT) hoặc có thể do một cơ quan thống nhất đảm nhiệm. Theo “Báo cáo

mơ hình cơ quan QLCT - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” (2017) của

Bộ Cơng Thƣơng thì hiện nay trên thế giới tồn tại ba mơ hình liên kết giữa chức năng điều tra và chức năng xử lý đối với các VVCT, cụ thể là:

- Mơ hình cơ quan cạnh tranh chia nhánh: Nghĩa là cơ quan cạnh tranh có thẩm quyền điều tra, đƣa vụ việc lên Tòa án xét xử và có thể đề nghị cƣỡng chế, có quyền kháng cáo lên Tòa án phúc thẩm (ví dụ cơ quan cạnh tranh Úc, Ja-Maica);

- Mơ hình cơ quan cạnh tranh hai cấp xét xử: Nghĩa là cơ quan cạnh tranh có thẩm quyền điều tra và có trách nhiệm trình vụ việc đƣa lên cơ quan cạnh tranh chuyên trách xét xử, có quyền kháng cáo đến cơ quan chuyên trách xét xử về cạnh tranh và Tịa án phúc thẩm chung (ví dụ cơ quan cạnh tranh Nam Phi, Chi Lê);

- Mơ hình cơ quan cạnh tranh thống nhất: Nghĩa là cơ quan cạnh tranh có cả quyền điều tra và xét xử, quyền kháng cáo đến cơ quan chuyên trách xét xử về cạnh tranh hoặc cơ quan phúc thẩm (ví dụ: cơ quan cạnh tranh EU, Trung Quốc) [4, tr. 11].

Tuy nhiên, ngay cả trong trƣờng hợp chức năng điều tra và xử lý cùng do một cơ quan đảm nhiệm thì trong cơ quan đó sẽ có những bộ phận giúp việc chuyên trách đƣợc thành lập để thực hiện các nhiệm vụ về điều tra hoặc xử lý vụ việc HCCT. Cơ quan điều tra sẽ đƣợc thiết kế đảm bảo sự độc lập, chỉ tuân theo pháp

luật trong quá trình thực hiện hoạt động điều tra. Nhiều cơ quan cạnh tranh trên thế giới theo mơ hình hành chính, vừa điều tra, vừa ra quyết định xử lý, chẳng hạn nhƣ Nhật Bản, Pháp, Hungary, Bỉ, Ai-len, Balan..., mà vẫn đảm bảo tính độc lập, khách quan trong q trình giải quyết vụ việc HCCT.

2.2.2. Các giai đoạn của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT

- Giai đoạn tiếp nhận và đánh giá các thông tin, khiếu nại làm cơ sở pháp lý cho việc điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh

Theo khái niệm về vụ việc HCCT đã đƣợc nêu tại Mục 2.1.3 của Luận án, khi một doanh nghiệp (hay một hiệp hội) thực hiện hành vi HCCT có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật cạnh tranh thì vụ việc HCCT chƣa xuất hiện và thủ tục giải quyết vụ việc cũng chƣa đƣợc bắt đầu. Vụ việc HCCT chỉ phát sinh trong trƣờng hợp hành vi có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật chống HCCT bị cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lý theo các quy định của pháp luật cạnh tranh.

Tại Liên bang Nga, Điều 39 Luật Liên bang về bảo vệ cạnh tranh năm 2006 (sửa đổi năm 2018) quy định: Sau khi có đầy đủ căn cứ theo quy định của pháp luật (bao gồm: Có thơng báo của cơ quan nhà nƣớc hoặc chính quyền tự quản về các dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật chống độc quyền; đơn, thƣ của tổ chức, cá nhân mà trong đó nêu rõ dấu hiệu vi phạm pháp luật về chống độc quyền; thông tin từ các phƣơng tiện thơng tin đại chúng mà trong đó chỉ rõ các dấu hiệu vi phạm …), Cơ quan chống độc quyền Liên bang sẽ điều tra về vụ việc.

Pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT của các quốc gia trên thế giới có thể khác nhau ở nhiều điểm, nhƣng đều cơ bản giống nhau ở một điểm là các hoạt động tố tụng của cơ quan có thẩm quyền nhằm giải quyết vụ việc HCCT đƣợc tiến hành (bắt đầu bằng hoạt động điều tra) khi có một trong hai căn cứ:

- Căn cứ thứ nhất: Xuất phát và trên cơ sở hành vi khiếu nại (hay khởi kiện)

của cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Quyền “khiếu nại” (là quyền đặc trƣng trong thủ tục hành chính) và quyền “khởi kiện” (là quyền đặc trƣng trong thủ tục tƣ pháp) có thể khác nhau về tên gọi song đều thể hiện “tố quyền” của các tổ chức, cá nhân yêu cầu đƣợc công lý bảo vệ khi các quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại bởi một hành vi trái pháp luật. Trong thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, có thể hiểu quyền khiếu nại là quyền của tổ chức, cá nhân yêu cầu cơ quan cạnh tranh thực hiện các hoạt động tố tụng theo thẩm quyền để xử lý hành vi HCCT có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới các quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Chủ thể có các quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại bởi hành vi HCCT khá đa dạng, đó có thể là các doanh nghiệp, hiệp hội khác trong cùng thị trƣờng liên quan với danh nghiệp, hiệp hội đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh hoặc có thể là ngƣời tiêu dùng. Đối với ngƣời tiêu dùng, khi thực hiện quyền khiếu nại của mình, pháp luật nhiều nƣớc cho phép các tổ chức bảo vệ quyền lợi cho ngƣời tiêu dùng có thể đại diện cho họ (hành động theo ủy quyền) thực hành quyền khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền xử lý. Thậm chí tại Hoa Kỳ, Chính phủ liên bang cũng có thể trở thành một nguyên đơn cá nhân trong các vụ kiện chống lại các hành vi phản cạnh tranh, gây thiệt hại cho Chính phủ liên bang. Điều 4a Đạo luật Clayton cho phép Bộ Tƣ pháp đại diện cho Chính phủ liên bang tại các phiên tịa với tƣ cách của một nguyên đơn cá nhân trong vụ kiện chống độc quyền [94, tr. 333 - 334].

Để khuyến khích việc thực hiện quyền khiếu nại, pháp luật một số quốc gia cịn cho phép các cá nhân có thể cùng nhau thực hiện quyền khiếu nại (khởi kiện tập thể), đặc biệt là trong trƣờng hợp ngƣời tiêu dùng khiếu nại, bởi lẽ, đối với từng ngƣời tiêu dùng riêng lẻ, thiệt hại do hành vi HCCT gây ra cho họ không đủ lớn để họ cân nhắc tới việc khiếu nại về vụ việc HCCT. Tuy nhiên, quy định về việc cho phép khiếu nại tập thể khơng đƣợc nhiều quốc gia áp dụng và nếu có cho phép thì cũng chỉ đƣợc thực hiện trong những trƣờng hợp nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)