Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHU CẦU AXIT AMIN TIÊU HĨA HỒI TRÀNG
1.3.2. Tình hình nghiên cứu nhu cầu axit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn ở
lợn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các thông tin về nhu cầu axit amin cũng như nhu cầu axit amin tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn cho các giống lợn chính trong chăn ni vẫn rất hạn chế [9]. Những nghiên cứu về nhu cầu axit amin thường tập trung nghiên cứu nhu cầu của lysine và thường biểu thị dưới dạng axit amin tổng số [24]. Một số nghiên cứu về nhu cầu
lysine tổng số, methionine tổng số, cysteine tổng số và threonine tổng số đã được thực hiện trên các giống lợn địa phương, lợn ngoại và lợn lai [8], [14], [131]. Theo Lã Văn Kính (2003) [8], nhu cầu axit amin của lợn ngoại và lợn lai giai đoạn dưới 7 kg là 1,65 và 1,35% đối với lysine tổng số; 0,45 và 0,36% đối với methionine tổng số; 0,94 và 0,77% đối với tổng axit amin chứa lưu huỳnh; 1,04 và 0,85% đối với threonine tổng số; 0,33 và 0,27% đối với tryptophan tổng số. Trong khi đó, nhu cầu ở lợn ngoại và lợn lai giai đoạn 7-15 kg là 1,5 và 1,1% đối với lysine tổng số; 0,41 và 0,3% đối với methionine tổng số; 0,86 và 0,63% tổng axit amin chứa lưu huỳnh; 0,95 và 0,69% đối với threonine tổng số; 0,33 và 0,32% đối với tryptophan tổng số (Lã Văn Kính, 2003) [8]. Khi tiến hành nghiên cứu trên giống lợn địa phương, Đặng Thúy Nhung và Bùi Quang Tuấn (2004) [14] đã kết luận rằng mức lysine tổng số phù hợp cho lợn Móng Cái giai đoạn 5- 10 kg là 1,5%. Tác giả Nguyễn Nghi và cs (1995) [12] đã thí nghiệm trên 68 con lợn lai [Duroc x (Yorkshire x Landrace)], với hai mức protein 16% và 18% trên cùng mức 0,8% lysine ở giai đoạn 20-55kg, ở giai đoạn 56-90kg mức protein giảm tương ứng ở hai lơ là 14% và 16%, lysine giảm cịn 0,7%. Kết quả thấy hai lơ lợn thí nghiệm có mức tăng khối lượng không khác nhau ở cả hai giai đoạn nhưng chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng ở lơ có tỉ lệ protein cao sẽ thấp hơn. Pham Khanh Tu và cs (2010) [131] cũng đã thông báo mức lysine tối ưu cho sinh trưởng ở lợn nái và lợn con Móng Cái là 1,05% lysine tổng số trong khẩu phần cho lợn nái. Nhu cầu axit amin tổng số cho lợn ngoại và lợn lai ở các giai đoạn sinh trưởng và kết thúc cũng đã được Lã Văn Kính (2003) [8] khuyến cáo. Ngồi nghiên cứu nhu cầu axit amin tổng số của các axit amin thiết yếu, các tác giả cũng nghiên cứu về tỉ lệ axit amin/năng lượng. Theo Nguyễn Ngọc Hùng và cs (2000) [7], tỉ lệ lysine/năng lượng cho lợn giai đoạn 20-50 kg 0,65 g/MJDE và giai đoạn 20-50 kg là 0,55 g/MJDE. Trần Quốc Việt và cs (2001) [25] cho biết tỷ lệ lysine/năng lượng (g/MJDE) ở lợn sau cai sữa đực Yorkshire x cái (Yorkshire x Móng Cái) 3200 kcal ME/kg, 19% protein, 1,26% lysine, 0,75% methionine+cystine, 0,81% threonine and 0,22% trytophan đã cải thiện tăng cường và giảm chi phí thức ăn. Tương tự, Vũ Thị lan Phương và cs (2001) [16] cho biết lợn từ 1-8 tuần với mức lysine là 0,65 g/MJDE thức ăn đã làm giảm đáng kể tiêu tốn thức ăn (0,3 kg) so với mức 0,95 g/MJDE. Ở giai đoạn từ 8-16 tuần với mức lysine là 0,55 g/MJDE và mức năng lượng là 12,5 MJDE/kg thức ăn cho khả năng thu nhận thức ăn và tăng trọng cao nhất (tương ứng 2,31 kg/con/ngày, 680 g/con/ngày). Tác giả Hồ Trung Thông (2009) [19] cho biết lợn đực thiến lai 3 máu ăn khẩu phần có tỷ lệ protein tăng dần từ 4,58% đến 30,03% tính theo vật chất khơ cho tỷ lệ tiêu hố tồn phần đối với protein tổng số tăng từ 76,8% đến 90% và tổng lượng
nitơ đào thải theo phân, nước tiểu tăng theo mức tăng protein, lượng nitơ ở nước tiểu nhiều hơn nitơ thải ra qua phân. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu này, nhu cầu axit amin cho lợn chỉ được biểu thị ở mức độ axit amin tổng số. Một nghiên cứu gần đây được thực hiện tại Viện Chăn nuôi nhưng không nghiên cứu trên lợn con, chỉ nghiên cứu lysine cho lợn sinh trưởng và vỗ béo lai 4 máu sau đó tính các axit amin khơng thay thế khác theo tỷ lệ công bố trên thế giới. Hiện nay, chưa có thơng báo nào về nhu cầu các axit amin tiêu hóa cho lợn con ở Việt Nam. Trong cơ sở dữ liệu thức ăn cho lợn hiện nay cũng khơng có thơng tin về tỷ lệ tiêu hóa axit amin hồi tràng tiêu chuẩn (Viện Chăn ni, 2001) [24]. Do đó, các nhà dinh dưỡng Việt Nam hiện vẫn phải sử dụng các hệ số tiêu hóa từ các cơ sở dữ liệu thức ăn của nước ngồi để tính tốn nhu cầu axit amin tiêu hóa cho lợn. Chính vì vậy, nghiên cứu xác định nhu cầu axit amin tiêu hóa hồi tràng trên các giống lợn nuôi chủ yếu và trong điều kiện chăn nuôi của Việt Nam là vô cùng cần thiết.