:Lys khẩu phần đến nồng độ PUN

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn và tỉ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh với lysine cho lợn (pietrain x duroc) x (landrace x yorkshire) giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg (Trang 79 - 103)

của lợn giai đoạn 10 – 20 kg

Nồng độ PUN đã được sử dụng làm chỉ tiêu để xác định nhu cầu axit amin [45], [57]. Giảm PUN là một dấu hiệu của sự giảm xuống của phản ứng khử amin của axit amin dư thừa. Trong nghiên cứu này, tỉ lệ SID SAA:Lys tối ưu để giảm thiểu PUN là 62,9% đối với lợn 10 – 20 kg.

3.4. XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TỐI ƯU GIỮA AXIT AMIN CHỨA LƯU HUỲNH SO VỚI LYSINE TIÊU HÓA HỒI TRÀNG TIÊU CHUẨN CỦA LỢN GIAI ĐOẠN 30 – 50 KG

Kết quả thí nghiệm xác định tỷ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh so với lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 30 – 50 kg được trình bày ở bảng 3.7, 3.8 và đồ thị 3.10, 3.11 và 3.12. Khối lượng lợn bắt đầu thí nghiệm là 32,9 kg, đảm bảo độ đồng đều giữa các nghiệm thức (P>0,05).

Nồng độ Lys và Met+Cys phân tích cao hơn so với các giá trị tính tốn. Tỉ lệ SID SAA:Lys hiệu chỉnh (hiệu chỉnh sau khi phân tích khẩu phần) là 52%, 59%, 63%, 68%, 75% và 60% (bảng 3.7). Tất cả các số liệu được thể hiện ở các phần sau là SID Lys đã được hiệu chỉnh hay tỉ lệ SID SAA:Lys đã được hiệu chỉnh như là SID Lys hay SID SAA:Lys. Khi gia tăng tỉ lệ SID SAA:Lys từ 52% lên 63% thì khối lượng lợn khi kết thúc thí nghiệm tăng, sự sai khác có ý nghĩa thơng kê (P<0,05). Khối lượng lợn sau 21 ngày ni thí nghiệm đạt thấp nhất ở nghiệm thức có nồng độ SID SAA:Lys là 52% (tương ứng 49,04 kg). Khối lượng lợn đạt cao ở nghiệm thức có SID SAA:Lys là 63%, 68%, 75% và 60% với khối lượng tương ứng là 50,86 kg, 50,51 kg, 50,23 kg và 50,59 kg. Khối lượng lợn kết thúc thí nghiệm ở bốn nghiệm thức này khơng có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05), nhưng lại có sự sai khác so với nghiệm thức 1 (52% SID SAA:Lys) và 2 (59% SID SAA:Lys) (P<0,001). Khối lượng lợn kết thúc thí nghiệm có sự gia tăng tuyến tính và bậc 2 (P<0,0001) với sự gia tăng nông độ SID SAA:Lys do vậy ADG, G:F và FCR thay đổi tuyến tính và bậc 2 (P≤0,001) (bảng 3.7 và 3.8). Lượng thức ăn ăn vào khơng bị ảnh hưởng bởi yếu tố thí nghiệm. Lượng ăn vào hàng ngày trung bình ở giai đoạn này là 821,5 g/con/ngày. Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy, sự gia tăng SID SAA trong khẩu phần ăn đã làm giảm nitơ urea huyết tương (Plasma Urea Nitrogen, PUN) theo quan hệ bậc 2 (P<0,05) và nồng độ PUN thấp nhất được quan sát thấy ở tỉ lệ SID SAA:Lys 63%. Khẩu phần 6 tương tự khẩu phần 5 và chỉ khác nhau ở chỗ khẩu phần 6 có nồng độ Lys cao hơn. ADG và G:F của lợn được nuôi bằng khẩu phần 6 cao hơn khi so với khẩu phần 5 nhưng sự sai khác này khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy rằng ảnh hưởng của nồng độ Lys khẩu phần không khác nhau (P>0,05). FCR thấp nhất ở tỉ lệ SID SAA:Lys 63%. Dựa trên những kết quả này, các phát hiện này cho thấy rằng để tối đa ADG, G:F, FCR và giảm thiểu PUN, tỉ lệ tối ưu SID SAA so với Lys cho lợn 30 kg đến 50 kg là 63%.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của việc gia tăng tỉ lệ SID SAA:Lys đến sinh trưởng và nồng độ PUN của lợn giai đoạn 30 – 50 kg

Chỉ tiêu SID SAA:Lys (%)

SEM

P-value

Tỉ lệ hiệu chỉnh 52 59 63 68 75 60

Anova Lin Quad

So sánh KP5 và KP6 Tỉ lệ tính tốn 50 55 60 65 70 64 BW bắt đầu, kg/con 33,0 32,9 32,9 33,0 32,9 33,0 0,405 1,000 0,99 0,99 0,977 BW 07 ngày, kg/con 37,91c 38,16bc 38,56a 38,39ab 38,34ab 38,42a 0,12 0,007 0,006 0,012 0,618 BW 14 ngày, kg/con 43,31c 43,84b 44,53a 44,24ab 44,16ab 44,29ab 0,17 0,001 0,001 0,002 0,592 BW 21 ngày, kg/con 49,04c 49,93b 50,86a 50,51ab 50,23ab 50,59a 0,21 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,235 PUN (mg/100ml) 11,71b 11,57b 11,18b 11,30b 12,58a 11,23b 0,21 0,012 0,115 0,003 0,002 Tồn bộ thí nghiệm (ngày 1 đến 21) ADG, g/con/ngày 767c 807b 853a 837ab 824ab 841a 9,81 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,241 FI, g/con/ngày 1686 1701 1706 1688 1687 1691 25,23 0,99 0,893 0,575 0,926 FCR 2,200a 2,106b 2,000c 2,017c 2,048bc 2,011c 0,03 <0,0001 <0,0001 0,001 0,32 G:F 0,455c 0,475b 0,501a 0,496a 0,488ab 0,497a 0,01 <0,0001 0,0001 0,0001 0,324

(a-d Các giá trị trung bình trong cùng một hàng khơng có chữ cái ở phần mũ giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê p ≤ 0,05; FI: lượng ăn vào; Lin: linear; Quad: quadratic)

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của việc gia tăng tỉ lệ SID SAA:Lys đến sinh trưởng của lợn giai đoạn 30 – 50 kg qua các tuần ni thí nghiệm

Chỉ tiêu SID SAA:Lys (%)

SEM

P-value

Tỉ lệ hiệu chỉnh 52 59 63 68 75 60

Anova Lin Quad

So sánh KP5 và KP6 Tỉ lệ tính tốn 50 55 60 65 70 64 Tuần 1 (ngày 1 đến 7) ADG, g/con/ngày 710c 745bc 798a 780ab 770ab 785ab 16,01 0,0075 0,005 0,013 0,537 FI, g/con/ngày 1533 1555 1580 1575 1568 1567 28,97 0,883 0,329 0,431 0,987 FCR 2,157a 2,091ab 1,981b 2,022b 2,043ab 1,998b 0,04 0,063 0,035 0,05 0,461 G:F 0,465b 0,479ab 0,506a 0,495ab 0,492ab 0,501a 0,01 0,075 0,037 0,066 0,539 Tuần 2 (ngày 8 đến 14) ADG, g/con/ngày 772b 810ab 855a 836ab 830ab 842ab 22,03 0,141 0,049 0,074 0,707 FI, g/con/ngày 1682 1707 1692 1687 1691 1694 34,63 0,998 0,982 0,804 0,946 FCR 2,184a 2,113ab 1,982b 2,024b 2,038b 2,013b 0,04 0,028 0,01 0,045 0,689 G:F 0,459b 0,474ab 0,506a 0,495a 0,491a 0,497a 0,01 0,03 0,013 0,041 0,68 Tuần 3 (ngày 15 đến 21) ADG, g/con/ngày 818b 868ab 907a 894ab 872ab 896ab 25,03 0,177 0,103 0,043 0,489 FI, g/con/ngày 1844 1840 1846 1801 1803 1810 55,86 0,98 0,502 0,853 0,93 FCR 2,263a 2,123ab 2,039b 2,012b 2,076ab 2,025b 0,06 0,071 0,019 0,055 0,568 G:F 0,444b 0,472ab 0,493a 0,499a 0,485ab 0,495a 0,01 0,088 0,021 0,067 0,629

(a-d Các giá trị trung bình trong cùng một hàng khơng có chữ cái ở phần mũ giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê p ≤ 0,05; FI: lượng ăn vào; Lin: linear; Quad: quadratic)

Xác định tỉ lệ tối ưu SID SAA so với Lys bị ảnh hưởng bởi mơ hình thống kê được sử dụng. Khi phân tích bằng mơ hình curvilinear-plateau trên chỉ tiêu ADG, kết quả cho thấy tỉ lệ SID Met+Cys:Lys tối ưu là 65,5% với phương trình y = 835,5 – 0,387 (65,5 – x)2 (R2 = 0,84). Trong khi đó, cũng dựa trên kết quả ADG, phân tích bằng mơ hình linear broken-line đã xác định được tỉ lệ SID Met+Cys:Lys tối ưu là 63,0% với phương trình y = 846,5 – 7,5 (63,0 – x) – 1,87 (x – 63,0) (R2 = 0,97). Đối với kết quả G:F, khi phân tích bằng mơ hình curvilinear-plateau đã xác định được tỉ lệ SID Met+Cys:Lys tối ưu là 66,7% với phương trình y = 0,494 – 0,0002 (66,7 – x)2 (R2 = 0,86). Cũng với kết quả G:F, khi áp dụng mơ hình linear broken-line kết quả tỉ lệ SID Met+Cys:Lys tối ưu là 63,9% với phương trình y = 0,501 – 0,004 (63,9 – x) – 0,001 (x – 63,9) (R2 = 0,96). Khi phân tích kết quả PUN bằng mơ hình linear broken-line, tỉ lệ SID Met+Cys:Lys tối ưu đã xác định được là 66,8% với phương trình y = 11,09 + 0,045 (66,8 – x) + 0,18 (x – 66,8) (R2 = 0,9). Tính trung bình chung cho tất cả các chỉ tiêu, tỉ lệ tối ưu SID SAA:Lys cho lợn sinh trưởng trong thí nghiệm này là 65,2%.

Đồ thị 3.10. Ảnh hưởng của tỉ lệ SID SAA:Lys khẩu phần đến ADG

Tính trung bình chung cho tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu, tỉ lệ tối ưu SID SAA so với Lys là 65,2%. Tỉ lệ này cao hơn so với khuyến cáo của NRC (2012) [112] cho lợn giai đoạn 25 – 50 kg (65,2% so với 56%). Các kết quả trong nghiên cứu này có thể một phần bị ảnh hưởng bởi sự cân đối giữa các axit amin trong khẩu phần cuối cùng có tỉ lệ SID Met+Cys:Lys 64% do có sự thay đổi nhỏ trong khẩu phần. Các kết quả trong nghiên cứu này tương tự với kết quả nghiên cứu của Zhang và cs. (2015) [146] vì theo các tác

giả này tỉ lệ tối ưu cho lợn 25 – 50 kg SID SAA: Lys là 62,3%. Kết quả của nghiên cứu này cũng phù hợp với một số kết quả nghiên cứu khác trong thời gian gần đây. Gaines và cs. (2004b) [69] thấy rằng tỉ lệ tối ưu TID SAA:Lys cho lợn 29 – 45 kg đối với chỉ tiêu ADG và G:F theo trình tự lần lượt là 59,7% và 61,1%. Yi và cs. (2005) [143] cũng cơng bố rằng tỉ lệ lý tưởng trung bình TID SAA:Lys là 61% cho lợn cả lợn đực thiến và lợn cái giống PIC giai đoạn 28 – 49 kg.

Đồ thị 3.11. Ảnh hưởng của tỉ lệ SID SAA:Lys khẩu phần đến G:F

Tỷ lệ SAA: Lys tối ưu có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như tình trạng sức khoẻ (có hoặc khơng có kháng sinh) và giống (tiềm năng tích lũy nạc) lợn được sử dụng, tiêu chí và phương pháp hồi quy được áp dụng trong các nghiên cứu. Cân đối khẩu phần để đủ tổng axit amin chứa lưu huỳnh từ đó đáp ứng nhu cầu Met là điều cần thiết bởi vì Cys có thể được hình thành từ con đường chuyển hóa Met nhưng con đường ngược lại không thể diễn ra được. Gaines và cs. (2005) [67] đã thơng báo rằng mơ hình hồi quy đường gãy khúc hai độ dốc (two-slope broken-line), giá trị x của đường cong gãy khúc và đường cong bậc hai, và 95% cận trên ở cả bốn thí nghiệm cho thấy tỉ lệ TID SAA:Lys tối ưu trung bình là 59,3; 60,1 và 57,7% đối với chỉ tiêu ADG và 60,6; 61,7 và 60,1% đối với chỉ tiêu G:F. Trung bình, tỉ lệ TID SAA:Lys tối ưu đối với lợn 8-26 kg là 59,0% đối với ADG và 60,8% đối với G:F. Đối với lợn giai đoạn kết thúc, Frantz và cs. (2009) [59] đã tóm tắt rằng để tối ưu hóa sinh trưởng của lợn giai đoạn kết thúc được nuôi bằng thức ăn bổ sung 5 ppm ractopamine HCl, tỷ lệ SID SAA: Lys không nên cao hơn 58%.

Đồ thị 3.12. Ảnh hưởng của tỉ lệ SID SAA:Lys khẩu phần đến nồng độ PUN

của lợn giai đoạn 30 – 50 kg

Urea là sản phẩm cuối cùng có nguồn gốc từ sự dị hóa của axit amin và hậu quả của khẩu phần kém cân đối axit amin. Giảm PUN là một dấu hiệu của sự giảm xuống của phản ứng khử amin của axit amin dư thừa. Nồng độ PUN đã được sử dụng làm chỉ tiêu để xác định nhu cầu axit amin [45], [57]. Trong nghiên cứu này, mơ hình tuyến tính hai đường dốc (two-slope linear broken line model) đã xác định tỉ lệ SID SAA:Lys tối ưu để giảm thiểu PUN là 66,8% đối với lợn 30 – 50 kg. Tương tự, Zhang và cs. (2015) [146] sử dụng mơ hình curvilinear-plateau đã báo cáo rằng tỉ lệ SID SAA:Lys tối ưu là 61,5% đối với chỉ tiêu PUN cho lợn giai đoạn 25 - 50 kg. Kim và cs. (2012) [90] cho rằng tỉ lệ SID SAA:Lys để tối đa hóa sự tích lũy protein trong cơ thể gia tăng từ 58% lên 75% khi lợn sinh trưởng được kích thích miễn dịch bằng lipopolysaccharide. Điều này có thể là do Met có thể cung cấp Cys và cần nhiều Cys hơn cho sự tổng hợp glutathione trong điều kiện kích thích miễn dịch. Các khẩu phần được sử dụng trong thí nghiệm này đã được thiết lập khơng có kháng sinh. Vì thế, kết quả tỉ lệ SAA:Lys tính trung bình cho các chỉ tiêu nghiên cứu cho lợn 30 – 50 kg lợn trong nghiên cứu này là 65,2% có thể là do tình trạng miễn dịch dưới mức tối ưu của lợn nuôi trong điều kiện kết hợp với việc sử dụng các khẩu phần không chứa kháng sinh.

Chương 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. KẾT LUẬN

- Đối với lợn lai thương phẩm [(Pietrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire)] giai đoạn 10 – 20 kg, nồng độ SID lysine tối ưu trong khẩu phần để tối đa ADG và tỉ lệ G:F lần lượt là 1,36% và 1,38%. PUN đạt thấp nhất ở mức SID lysine là 1,28%. Trung bình chung tất cả các chỉ tiêu theo dõi này, nhu cầu SID lysine cho lợn giai đoạn 10 – 20 kg là 1,34%.

- Giai đoạn 30 – 50 kg, nồng độ SID lysine tối ưu trong khẩu phần để tối đa ADG, G:F và giảm thấp nhất PUN là 1,23%; 1,10% và 0,98%. Trung bình chung tất cả các chỉ tiêu theo dõi này, nhu cầu SID lysine cho lợn giai đoạn này là 1,10%.

- Tỉ lệ SID (Met+Cys):Lys tối ưu để tối đa sinh trưởng, G:F và giảm thiểu FCR và PUN cho lợn lai [(Pietrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire)] giai đoạn 10 – 20 kg là: 63,1%; 62,5% và 62,9%. Như vậy, tỉ lệ (Met+Cys):Lys tối ưu nhất trong giai đoạn 10 – 20 kg là 62,8%.

- Tỉ lệ SID SAA:Lys tối ưu trong khẩu phần có sự khác nhau khi sử dụng các chỉ tiêu nghiên cứu khác nhau và các mơ hình thống kê khác nhau. Khi phân tích bằng mơ hình curvilinear-plateau trên chỉ tiêu ADG, G:F thì tỉ lệ SID Met+Cys:Lys tối ưu là 65,5% và 66,7%. Cũng trên hai chi tiêu đó khi phân tích bằng mơ hình linear broken- line thì tỉ lệ SID Met+Cys:Lys tối ưu là 63,0% và 63,9%. PUN phân tích bằng mơ hình linear broken-line, tỉ lệ SID Met+Cys:Lys tối ưu đã xác định được là 66,8%. Như vậy, tỉ lệ SID Met+Cys: Lys tối ưu để tối đa sinh trưởng, G:F và giảm thiểu FCR và PUN cho lợn lai (Pietrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire) giai đoạn 30 – 50 kg là 65,2%.

4.2. ĐỀ NGHỊ

- Các giá trị nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn và tỉ lệ tối ưu giữa axit

amin chứa lưu huỳnh với lysine nên được sử dụng để lập khẩu phần ăn cũng như xác định mơ hình lý tưởng của protein thức ăn cho lợn lai [(Pietrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire)] giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg để tối đa sinh trưởng, tỉ lệ G:F và tích lũy protein đồng thời giảm thiểu đào thải nitơ ra ngồi mơi trường qua nước tiểu.

- Bổ sung, cập nhật kết quả nghiên cứu vào tài liệu về nhu cầu axit amin cho lợn thương phẩm ở Việt Nam.

- Tiếp tục nghiên cứu xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn và tỉ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh với lysine cho lợn [(Pietrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire)] cho lợn giai đoạn 50 kg đến khi xuất bán.

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA NGHIÊN CỨU SINH

1. Nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn lai (Pietrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire) giai đoạn 10 – 20 kg. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn

nuôi, số 210 (tháng 8-2016), 18-25.

2. Xác định tỉ lệ tối ưu của các axit amin chứa lưu huỳnh so với lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn cho lợn lai thương phẩm giai đoạn 30 – 50 kg. Tạp chí Khoa học

- Đại học Huế, 127(3B), 2018.

3. Estimation of the standardized ileal digestible lysine requirement and optimal sulphur amino acids to lysine ratio for 30 – 50 kg pigs. Journal of Animal Physiology and Animal Nutrition, 2018; 1-11. Doi: 10.1111/JPN.13029

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

[1]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2017), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch

9 tháng năm 2017 ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ NN&PTNN.

[2]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2016), Tổng kết công tác quản lý, chỉ đạo

phát triển sản xuất chăn nuôi năm 2016 theo định hướng tái cơ cấu, Bộ

NN&PTNN.

[3]. Chăn nuôi Việt Nam, Thống kê chăn nuôi Việt Nam 01/10/2017 (Nguồn Tổng cục Thống kê, 2017), 01/12/2017, http://channuoivietnam.com/thong-ke-chan-nuoi/tk-chan-nuoi/. [4]. Nguyễn Văn Đức (2018), Đánh giá ảnh hưởng của kiểu gen FUT1, MUC4 đến năng

suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire, Học viện Nông nghiệp Việt

Nam, Hà Nội.

[5]. Vũ Duy Giảng (2011), Protein lý tưởng trong khẩu phần lợn thịt, Bài giảng sinh hoạt

Câu lạc bộ dinh dưỡng Bayer, tháng 3/2011, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

[6]. Hội chăn ni Việt Nam, Chi phí ni heo cơng nghiệp trại 1.000 con, 03/05/2018, http://nhachannuoi.vn/chi-phi-nuoi-heo-cong-nghiep-trai-1-000-con/.

[7]. Nguyễn Ngọc Hùng, Lê Thanh Hải, Nguyễn Nghi, Đỗ Văn Quang (2000), "Ảnh hưởng của tỷ lệ lysine/năng lượng trong khẩu phần đến các chỉ tiêu sản xuất của heo thịt giống Yorkshire và con lai Yorkshire x Thuộc nhiêu", Báo cáo khoa học

Chăn nuôi thú y, tr. 228-242

[8]. Lã Văn Kính (2003), Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức

ăn gia súc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, TPHCM.

[9]. Ninh Thị Len, Trần Quốc Việt, Lê Văn Huyên, Nguyễn Thị Hồng (2010), "Hệ số tiêu hóa axit amin hồi tràng biểu kiến và tiêu chuẩn của một số loại thức ăn dùng chủ yếu cho lợn ở Việt Nam", Tạp chí Khoa học Cơng nghệ Chăn ni, 26, tr. 35-43.

[10]. Ninh Thị Len, Trần Quốc Việt, Lê Văn Huyên, Sầm Văn Hải (2011), "Nghiên cứu nhu cầu năng lượng, protein và axit amin (lysine, methionine, threonine và trytophan) cho lợn lai 4 máu ngoại nuôi lợn thịt ở Việt Nam", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kỳ 1 - tháng 5/2011, tr. 64-72.

[11]. Lê Thị Mến (2008), "Ảnh hưởng của nhiệt độ cao đến năng suất tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và hoạt tính của enzyme tổng hợp và phân giải chất béo ở

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn và tỉ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh với lysine cho lợn (pietrain x duroc) x (landrace x yorkshire) giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg (Trang 79 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)