ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn và tỉ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh với lysine cho lợn (pietrain x duroc) x (landrace x yorkshire) giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg (Trang 43 - 44)

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Lợn lai 4 giống [(Pietrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire)] (viết tắt là PiDu x LY): Tổng cộng 400 con lợn PiDu x LY có khối lượng trung bình 10 kg được nhập từ Công ty cổ phần giống cây trồng - vật nuôi Thừa Thiên Huế. Lợn được nhập thành 2 đợt mỗi đợt 200 con. Sau đó, lợn được chuyển về nuôi chuẩn bị tại Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Chăn nuôi thuộc Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế. Lợn đã được tiêm vacxin đầy đủ trước khi đưa về nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Chăn nuôi. Lợn khỏe mạnh và độ đồng đều cao. Lợn khi đưa về trại được bấm thẻ tai và bố trí ngẫu nhiên vào các ơ chuồng. Lợn được cho uống điện giải, ni thích nghi trong 7 ngày ni và 4 ngày ni thích nghi cuối thức ăn ni thích nghi được chuyển đổi sang thức ăn ni thí nghiệm theo quy trình: ngày thứ nhất: 75% thức ăn viên + 25% thức ăn thí nghiệm; ngày thứ hai: 50% thức ăn viên + 50% thức ăn thí nghiệm; ngày thứ ba: 25% thức ăn viên + 75% thức ăn thí nghiệm; ngày thứ tư: 100% thức ăn thí nghiệm. Sau đó, lợn được bắt đầu được tiến hành thí nghiệm. Lợn được cân từng con bằng cân bàn điện tử FG-150 KAL của hãng A&D Nhật Bản sản xuất, độ chính xác 20g để xác định khối lượng khi bắt đầu thí nghiệm.

Nguyên liệu sử dụng để phối trộn khẩu phần thức ăn gồm : Ngô, tấm gạo, cám gạo, khô đậu nành, đậu nành nguyên dầu, đậm đặc protein đậu nành, bột sữa (whey), dầu nành, tinh bột ngô, DCP 19% (Dicalcium phosphate), bột đá, premix vitamin – khoáng, muối ăn và axit amin tinh chế.

Các loại nguyên liệu : Ngô, tấm gạo, khô đậu tương, đậu tương nguyên dầu, protein đậu tương, bột sữa whey, dầu nành, DCP 19%, bột đá, premix vitamin – khống được mua của Cơng ty Công nghệ sinh học R.E.P địa chỉ 10 đường 8, phường Long Trường, quận 9, TP. HCM, sau đó được vận chuyển về Huế và được nghiền thành bột trước khi sử dụng làm thức ăn thí nghiệm. Các nguyên liệu cần nghiền là ngô, tấm gạo, khô đậu tương. Cám gạo được mua trực tiếp tại các cơ sở xay xát gạo ở Thừa Thiên Huế. Cám gạo được sử dụng cho nghiên cứu có mùi thơm, màu vàng nhạt, không ôi mốc. Các axit amin bổ sung gồm có DL-Methionine, L-Threonine, L-Tryptophan, L- Valine và L-Lysine.HCl. Các axit amin này được mua của Tập đồn Cơng nghiệp Evonik – Đức, được sản xuất tại Bỉ và Indonesia.

Tổng số 04 thí nghiệm được ni trong cùng điều kiện chuồng trại, chuồng nuôi gồm 36 ơ chuồng ni, diện tích là 2,16 m2/ơ chuồng. Chuồng nuôi được thiết kế theo kiểu chuồng hở, có hệ thống bạt che hai bên chuồng và có hệ thống phun sương được nắp đặt trên mái để làm mát cho lợn khi thời tiết nắng nóng. Chuồng trại, máng ăn và dụng cụ chăn nuôi được rửa sạch, phun sát trùng trước khi bắt đầu thí nghiệm. Sát trùng chuồng trại được thực hiện theo các bước: Bước 1: Làm sạch phân và các chất thải hữu cơ; Bước 2: Vệ sinh sạch bằng nước; Bước 3: Tẩy bằng xà phòng; Bước 4: Sát trùng bằng thuốc sát trùng Virkon tỉ lệ 1:100, phun 300 ml/m3 và sau đó để khơ. Để trống chuồng 7 ngày và trước khi chuyển lợn thí nghiệm vào (2 ngày) phun thuốc sát trùng lại. Phun thuốc sát trùng nền chuồng, tường chuồng và khu vực xung quanh chuồng trại để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh, rải vôi bột xung quanh chuồng, sử dụng cạm bẫy chuột. Trong q trình thí nghiệm, chuồng trại và khu vực xung quanh được phun sát trùng định kỳ 1 lần/1 tuần. Hố sát trùng chứa vôi bột được đặt trước cửa ra vào dùng để sát trùng ủng trước khi vào chuồng.

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn và tỉ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh với lysine cho lợn (pietrain x duroc) x (landrace x yorkshire) giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)