Mối quan hệ giữa nồng độ SID lysine thức ăn và tỉ lệ G:F

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn và tỉ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh với lysine cho lợn (pietrain x duroc) x (landrace x yorkshire) giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg (Trang 66 - 67)

Ngồi ra, nhu cầu SID lysine từ phân tích G:F cao hơn nhu cầu SID lysine từ phân tích ADG (1,38% so với 1,36%). Một số công bố khác cũng cho thấy sự quan sát tương tự trong nghiên cứu này [142], [88], [107]. Kết quả nghiên cứu của Nemechek và cs (2012) [107] khi nghiên cứu nhu cầu SID Lys cho lợn giai đoạn 7 đến 14 kg với 6 mức SID Lys 1,15; 1,23; 1,30; 1,38; 1,45 và 1,53% cũng đã phân tích trên 2 chỉ tiêu ADG và FCR và kết quả cho thấy nhu cầu SID lysine tối ưu đối với ADG là 1,30% và G:F là 1,39% cho lợn giai đoạn 7 đến 14 kg. Tương tự, các phát hiện của Kendall và cs (2008) [88] cho thấy TID lysine cho lợn 11 đến 19 kg là 1,33% và 1,35% để tối đa ADG và G:F theo thứ tự tương ứng. Htoo và Morales (2010) [82] cho thấy nhu cầu SID lysine

của lợn 10 – 20 kg dòng PIC cao nạc trên hai chỉ tiêu AGD và FCR đều cao hơn 1,38%. Như vậy, kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các công bố gần đây đã chỉ ra rằng nhu cầu SID lysine có thể sẽ khác nhau phụ thuộc vào chỉ tiêu theo dõi.

Trong nghiên cứu này, lượng ăn vào (FI) không bị ảnh hưởng bởi hàm lượng SID lysine thức ăn. Quan sát này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác sử dụng axit amin bổ sung vào thức ăn theo các mức khác nhau để gia tăng nồng độ lysine thức ăn [132], [88], [86]. Ngược lại, trong các thí nghiệm sử dụng các nguồn protein để gia tăng nồng độ lysine thức ăn, FI giảm tuyến tính [88]. Sự dư thừa protein thức ăn dẫn đến gia tăng phân giải axit amin do đó có thể góp phần vào việc giảm FI.

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn và tỉ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh với lysine cho lợn (pietrain x duroc) x (landrace x yorkshire) giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)