Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm xác định nhu cầu

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn và tỉ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh với lysine cho lợn (pietrain x duroc) x (landrace x yorkshire) giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg (Trang 47 - 50)

SID Lys cho lợn giai đoạn 10 – 20 kg (% nguyên trạng)

Nguyên liệu thức ăn (%)

SID Lys, %

0,9 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4

KP1 KP2 KP3 KP4 KP5 KP6

Ngô 52,69 52,69 52,69 52,69 52,69 52,69

Khô đậu tương 15,00 15,00 15,00 15,00 15,00 15,00

Đậu tương nguyên dầu 5,12 5,12 5,12 5,12 5,12 5,12

Tấm 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00

Đậm đặc protein đậu tương 7,26 7,26 7,26 7,26 7,26 7,26

Bột sữa whey 5,00 5,00 5,00 5,00 5,00 5,00

Dầu đậu tương 2,94 2,94 2,94 2,94 2,94 2,94

Tinh bột ngô 1,00 0,872 0,744 0,615 0,487 0,231 DCP 19% 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86 0,86 Bột đá 0,55 0,55 0,55 0,55 0,55 0,55 Premix vitamin-khoáng* 0,30 0,30 0,30 0,30 0,30 0,30 Muối 0,52 0,52 0,52 0,52 0,52 0,52 DL-Methionine 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 0,28 L-Threonine 0,24 0,24 0,24 0,24 0,24 0,24 L-Tryptophan 0,09 0,09 0,09 0,09 0,09 0,09 L-Valine 0,14 0,14 0,14 0,14 0,14 0,14 L-Lysine.HCl - 0,128 0,256 0,385 0,513 0,641 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

*1 kg Pre-Starter 500 (lợn con – 20kg) chứa 11.000.000 IU vitamin A; 1.500.000 IU vitamin D3; 40.000 mg vitamin E; 2.000 mg vitamin K3; 2.4000 mg vitamin B1; 4.000 mg vitamin B2; 27.000 mg vitamin B3; 13.500 mg vitamin B5; 4.000 mg vitamin B6; 1.700 mg vitamin B9; 35.000 mcg vitamin B12; 140.000 mcg biotin, 31.000 mg Fe; 20.000 mg Cu; 92.500 mg Zn; 40.000 mg Mn; 400 mg I; 420 mg Co; 225 mg Se; 120.000 mcg Cr; tá dược và chất chống oxy hóa vừa đủ 1.000g

Bảng 2.4. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm xác định SID Lys cho lợn

giai đoạn 10 – 20 kg (% DM) Thành phần dinh dưỡng, % SID Lys, % 0,9 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 NE (MJ/kg) 10,40 10,40 10,40 10,40 10,40 10,40 CP, % 19,08 19,08 19,08 19,08 19,08 19,08 SID Lys, % 0,90 1,00 1,10 1,20 1,30 1,40 SID Met, % 0,53 0,53 0,53 0,53 0,53 0,53 SID M+C, % 0,79 0,79 0,79 0,79 0,79 0,79 SID Thr, % 0,83 0,83 0,83 0,83 0,83 0,83 SID Trp, % 0,29 0,29 0,29 0,29 0,29 0,29 SID Ile, % 0,68 0,68 0,68 0,68 0,68 0,68 SID Val, % 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90 SID Leu, % 1,33 1,33 1,33 1,33 1,33 1,33 SID Arg, % 1,17 1,17 1,17 1,17 1,17 1,17 SID, Phe, % 0,79 0,79 0,79 0,79 0,79 0,79 SID His, % 0,45 0,45 0,45 0,45 0,45 0,45 Ca, % 0,70 0,70 0,70 0,70 0,70 0,70 P sẵn có, % 0,35 0,35 0,35 0,35 0,35 0,35 Na, % 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 * Phối trộn thức ăn

Sau khi xây dựng xong cơng thức thí nghiệm, thức ăn được trộn thành từng mẻ trộn có khối lượng 50 kg cho từng khẩu phần, sử dụng máy trộn thức ăn siêu tốc của cơng ty TNHH cơ khí Minh Trí – TP. HCM với tốc độ vòng quay 500 vòng/phút, thời gian trộn 10 phút/mẻ. Nguyên liệu được cân riêng từng loại và cho vào máy trộn, đối với các nguyên liệu thức ăn có khối lượng nhỏ như premix vitamin – khống, axit amin...

đã được trộn với một lượng bột ngơ hoặc cám gạo để tăng khối lượng sau đó mới cho vào máy. Dầu ăn cũng được trộn với một lượng nhỏ bột ngô hoặc cám gạo trước khi cho vào máy. Sau mỗi mẻ trộn, tiến hành lấy mẫu từng khẩu phần đã trộn để phân tích lại thành phần dinh dưỡng, kiểm tra độ chính xác của từng khẩu phần đã phối trộn. Thức ăn đã phối trộn được cho vào bao tải có bao nilon ở trong, buộc kín lại và ghi chú đánh dấu từng khẩu phần. Thức ăn đã trộn được bảo quản nơi khơ ráo, mát, có mái che. Bao thức ăn được đặt lên giá kê, không tiếp xúc trực tiếp với nền và tường nhà, có biện pháp chống chuột phá hoại.

* Phương pháp cho ăn

Lợn thí nghiệm được cho ăn theo chế độ ăn bán tự do (semi-ad libitum) như đã được mô tả theo ARC 1981 [29] và nước uống theo chế độ tự do bằng núm uống tự động. Lợn được cho ăn nhiều lần trong ngày (8 lần/ngày) vào các thời điểm 6h, 8h, 10h, 11h30, 15h30, 17h30, 20h, 22h. Mỗi lần cho ăn, thức ăn sẽ được bổ sung vào máng nhiều lần cho đến khi lợn no (trong máng còn lại một ít thức ăn, lợn khơng liếm sạch máng) và tất cả các con trong ơ thí nghiệm đều có thể ăn no thỏa mãn. Lượng thức ăn cho ăn của ngày hơm sau được ước tính dựa trên lượng thức ăn ngày hôm trước và được cân 1 lần vào buổi sáng trước lần cho ăn đầu tiên, trường hợp xơ nào hết thì cân bổ sung. Mỗi ơ thí nghiệm có 1 xơ đựng thức ăn có ghi nhãn loại thức ăn. Thức ăn thừa (trong xô và máng ăn) sẽ được cân vào sáng ngày hơm sau để tính lượng thức ăn ăn vào (g/con/ngày).

* Cách lấy mẫu máu

Sau thời gian ni thí nghiệm, lợn được lấy máu để kiểm tra hàm lượng nitơ urea huyết tương (PUN). Vào ngày kết thúc thí nghiệm, lợn được cho nhịn đói 12 giờ, sau đó mỗi ơ chuồng ni chọn ra 2 con lợn (1 đực và 1 cái), tổng số 12 con/nghiệm thức để lấy máu. Lợn được lấy 5ml mẫu máu qua tĩnh mạch cổ với xi-lanh 10ml sau đó được đưa vào ống 10ml chứa sẵn heparine, tạm giữ trong nước đá. Trong vòng 2 giờ sau khi lấy mẫu máu, mẫu máu được li tâm ở 1500xg ở 4oC trong 10 phút để tách chiết huyết thanh, sau đó giữ huyết thanh ở -18ºC cho đến khi phân tích PUN [141].

2.4.2. Thí nghiệm 2: Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của lợn giai đoạn 30 – 50 kg giai đoạn 30 – 50 kg

* Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được tiến hành trên 72 con lợn lai 4 giống PiDu x LY ở độ tuổi trung bình 71,5 ngày tuổi với khối lượng lợn khi bắt đầu thí nghiệm trung bình là 28,85 kg/con Lợn thí nghiệm là những lợn khỏe mạnh. 02 con lợn (1 đực, 1 cái) được bố trí vào 1 ơ chng ni và đảm bảo độ đồng đều giữa các ơ thí nghiệm và giữa các cơng thức thí nghiệm. Mỗi ơ chuồng ni là 1 đơn vị thí nghiệm. Thí nghiệm được lặp lại 6 lần cho 1 nghiệm thức. Thời gian ni thí nghiệm là 28 ngày (4 tuần). Thí nghiệm được bố trí như trong bảng 2.5.

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu lysine tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn và tỉ lệ tối ưu giữa axit amin chứa lưu huỳnh với lysine cho lợn (pietrain x duroc) x (landrace x yorkshire) giai đoạn 10 – 20 kg và 30 – 50 kg (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)