Kết quả nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát khu vực bờ biển tỉnh trà vinh, đề xuất giải pháp chính trị (Trang 47 - 48)

1.3. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU XĨI LỞ BỜ BIỂN TRÀ VINH

1.3.2. Kết quả nghiên cứu trong nước

Một số nghiên cứu có phạm vi gần với khu vực bờ biển Trà Vinh gồm có: (i) Phạm Sơn Hải (2004) – Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt đã sử dụng

phương pháp đánh dấu phóng xạ nghiên cứu cơ chế vận chuyển nguồn gốc bùn cát gây bồi lắng cửa Định An và phát hiện ra cơ chế sàng lắc trong chuyển động bùn cát dọc theo luồng tầu dưới tác dụng của sóng và dịng chảy [15]; (ii) Vũ

Kiên Trung (2009) sử dụng mơ hình tốn nghiên cứu về sự hình thành các bãi bồi ven biển khu vực từ cửa Tiểu đến cửa Định An và đề xuất các giải pháp khai thác [20].

Các nghiên cứu chuyên sâu cho riêng vùng bờ biển Trà Vinh phải kể đến Hoàng Văn Huân (2008, 2013, 2014) [1] [2] [3]. Trong đó, tiêu biểu nhất là đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp Khoa học Cơng nghệ dự báo, phịng chống biển lấn đoạn bờ biển tỉnh Trà Vinh và vùng phụ cận” [1] đã nghiên cứu về các vấn đề: (i) khảo sát thực địa diễn biến đường bờ qua mùa gió Đơng bắc – Tây Nam; (ii) khảo sát một số vị trí địa hình, sóng, dịng chảy, nồng độ bùn cát lơ lửng để phục vụ tính tốn mơ hình; (iii) sử dụng ảnh viễn thám phân tích diễn biến đường bờ giai đoạn từ 1989 – 2012; (iiii) sử dụng mơ hình tốn đánh giá tổng hợp các yếu tố thủy động lực ven bờ, diễn biến bồi xói có xét đến kịch bản bão và NBD; (iiiii) đề xuất các giải pháp phịng chống xói lở cho các khu vực trọng điểm.

Các kịch bản đều được tính tốn tốc độ dịng chảy, chiều cao sóng, diễn biến bồi/xói để so sánh. Kết quả dự báo đối với kịch bản bão cấp 12 là: sạt lở bờ biển sẽ tăng đáng kể, bồi lấp cửa sông sẽ tăng khá mạnh và ngưỡng cạn tại các cửa sông sẽ di chuyển sâu vào bên trong các nhánh sông. Kết quả dự báo đối với kịch bản NBD =15cm (năm 2020): không ảnh hưởng nhiều đến q trình sạt lở do nó khơng ảnh hưởng nhiều đến giá trị dịng chảy và sóng [1].

Đề tài [1] cũng đã phân tích các yếu tố tác động đến q trình xói lở - bồi tụ bờ biển Trà Vinh, được phân làm ba nhóm: (i) yếu tố nội sinh gồm: cấu tạo địa chất vùng bờ, hướng đường bờ; (ii) yếu tố ngoại sinh gồm: tác động của dịng chảy biển, tác động của gió, sóng, thủy triều, nước biển dâng,… (iii) yếu tố nhân sinh gồm: xây dựng các cơng trình thủy điện trên thượng nguồn sơng Mê Cơng, xây dựng các cơng trình vùng ven biển và các hoạt động khai thác cát.

Một số điểm lưu ý trong đề tài trên là:

- Đề tài đã tính tốn các yếu tố thủy động lực (sóng, dịng chảy, thủy triều) và diễn biến hình thái bờ biển (q trình bồi/xói) nhưng chưa đề cập, phân tích đến sự khác biệt của dòng vận chuyển bùn cát ven bờ giữa 2 mùa gió Đơng bắc và Tây Nam (yếu tố cơ bản gây ra những thay đổi ngắn hạn của đường bờ).

- Kịch bản NBD 15cm vào năm 2020 là kịch bản cũ, cần được cập nhật mới theo dự báo của Bộ TNMT năm 2016. Nghiên cứu chỉ tập trung phân tích về dịng chảy và sóng, chưa có kết quả trích xuất cao trình địa hình đáy để so sánh chi tiết giữa các kịch bản hiện trạng và NBD. Ngoài ra, đề tài chỉ xây dựng 1 kịch bản NBD =15cm, cần bổ sung thêm kịch bản khác để thấy rõ xu thế biến động địa hình đáy phụ thuộc vào mức độ dâng cao của mực nước biển.

- Việc xây dựng các cơng trình thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Công làm giảm đáng kể lượng phù sa, dẫn tới làm nghiêm trọng hơn tình trạng xói lở bờ biển Trà Vinh trong thời gian qua. Nhưng, trong nghiên cứu chưa có tính tốn cụ thể mức độ ảnh hưởng của sự suy giảm lượng phù sa sông Mê Công đến xu thế biến động địa hình đáy khu vực ven biển Trà Vinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát khu vực bờ biển tỉnh trà vinh, đề xuất giải pháp chính trị (Trang 47 - 48)