Cao độ địa hình khu vực ven biển TV và vị trí trích xuất hoa sóng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát khu vực bờ biển tỉnh trà vinh, đề xuất giải pháp chính trị (Trang 105 - 108)

Bảng 3. 8: Tổng hợp các hoa sóng tại khu vực ven biển Trà Vinh Vị

trí Điểm Mùa gió đơng bắc Mùa gió tây nam

Cách bờ 1km S1 S2 Vách ngầm Hiệp Thạnh Trường Long Hịa Dân Thành

Đơng Hải Trên

Độ sâu (m)

S3 Cách bờ 5km S4 S5 S6 Cách bờ 10 km S7

Các hoa sóng cũng thể hiện rõ xu thế: chiều cao sóng trong mùa gió đơng bắc cao hơn mùa gió tây nam; các vị trí giữa bờ có chiều cao sóng cao hơn khu vực gần cửa sơng; hướng sóng ở ngồi khơi trùng với hướng gió; vào khu vực

gần bờ hướng sóng có xu thế vng góc với đường đẳng sâu; trong phạm vi cách bờ 5km chiều cao sóng đa phần < 1,5m.

3.1.5. Chế độ vận chuyển bùn cát và trữ lượng

a) Vận chuyển bùn cát dọc bờ

Vận chuyển bùn cát là một chu trình lặp đi lặp lại của sự tái lơ lửng và bồi lắng, vì vậy nồng độ bùn cát đo đạc được dọc theo bờ (có thể nhận thấy rõ thơng qua các ảnh vệ tinh và kết quả từ mơ hình trên hình 12, 13 – Phụ lục 1) chủ yếu là kết quả của việc tái lơ lửng do ứng suất đáy gây ra bởi sóng trên những vùng sườn nghiêng nước nơng (clinoform), là khu vực phía trong của vách ngầm (đã được nhắc đến ở trên). Bởi vậy, để đánh giá tồn bộ thơng lượng bùn cát dọc bờ, các mặt cắt (vng góc với bờ) cần được thiết lập có độ rộng ra tới ngoài khu vực vách ngầm (từ 6 -> 10km). Tuy nhiên, luận án này sử dụng cách tiếp cận mới hơn, xem xét q trình vận chuyển bùn cát dọc bờ thơng qua kết quả chuyển tải lưu lượng bùn cát tại 03 mặt cắt ven bờ MC 1, MC 2 và MC 3 (hình 3.29), độ rộng mỗi mặt cắt là 2km từ mép bờ ra biển.

Khoảng cách 2km được lựa chọn trên cơ sở sau:

- Yếu tố sóng: trong phạm vi khoảng 5km, chiều cao sóng khu vực ven Trà Vinh đa phần <1,5m, các đợt sóng này sẽ vỡ ở độ sâu <3m. Theo sơ đồ địa hình ven biển hình 3.28, phạm vi này nằm trong khoảng 2km cách bờ.

- Ngoài ra, khoảng cách 2km cũng là phạm vi phù hợp nếu có đề xuất xây dựng cơng trình nhằm mục đích can thiệp vào q trình vận chuyển bùn cát dọc bờ.

- Phục vụ cho việc xem xét quá trình vận chuyển bùn cát ngang bờ (ở phần sau), từ đó làm cơ sở cho đề xuất giải pháp cơng trình phù hợp.

Tọa độ vị trí các mặt cắt thể hiện trong bảng 3.9, với MC1 và MC3 lần lượt là vị trí đầu và cuối phạm vi bờ biển nghiên cứu, đoạn bờ biển từ MC1 đến MC2 là phạm vi bờ biển xảy ra nhiều biến động trong năm.

Hình 3. 29: Vị trí các mặt cắt và

hướng vận

chuyển bùn cát tương ứng với giá trị trích xuất từ mơ hình

Bảng 3. 9: Tọa độ các mặt cắt trích xuất kết quả chuyển tải lưu lượng bùn cát

STT Tên mặt cắt UTM-48 Ghi chú vị trí Sát bờ Xa bờ EE NN EE NN 1. MC 1 669588.4 1078335.1 670329.3 1080134.0 Cổ Chiên 2. MC 2 672716.3 1067021.3 674645.4 1066508.5 Bến Giá 3. MC 3 650283.7 1053664.9 650174.1 1051764.4 Định An Kết quả chuyển tải bùn cát qua các mặt cắt được thể hiện trong các hình 3.30, 3.31, 3.32 dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát khu vực bờ biển tỉnh trà vinh, đề xuất giải pháp chính trị (Trang 105 - 108)