Biển đồ cho thấy:
- Chiều cao sóng gió mùa tây nam bé (bằng khoảng ½ độ cao sóng trong mùa gió đơng bắc). Điều này góp phần hình thành nên xu hướng bồi tụ là chủ yếu đối với bờ biển Trà Vinh trong gió mùa tây nam.
- Do ảnh hưởng của hướng sóng tới, vào mùa gió đơng bắc, các vị trí ở nửa bờ phía bắc có chiều cao sóng cao hơn tại các vị trí ở nửa bờ phía nam. Điều này có xu hướng ngược lại vào mùa gió tây nam.
- Giá trị chiều cao sóng tại các vị trí gần 2 cửa sơng Cung Hầu và Định An thấp hơn so với chiều cao sóng tại khu vực ven biển (Trường Long Hòa, Dân Thành) trung bình từ 0,3-0,6m. Điều này có thể bao gồm cả 2 lý do: (i) Dịng chảy từ các nhánh sơng Mê Cơng có hướng tác động ngược với hướng sóng khu vực gần bờ, do đó làm giảm độ cao sóng khu vực cửa sơng; (ii) Phụ thuộc vào độ dốc địa hình đáy.
Sóng từ vùng biển ngồi khơi truyền vào bờ biển, do đáy biển nơng dần, khi độ sâu nước chỉ bằng khoảng 1,3 lần chiều cao sóng, sóng sẽ biến hình, hình thành sóng đổ (sóng vỡ), giải phóng năng lượng. Năng lượng sóng được giải phóng tác dụng lên đáy biển, đào xới vật chất đáy biển, mang chúng đi rồi lại tái trầm tích ở một nơi khác, gây ra xói lở hoặc bồi tụ bờ biển [7].
Để xác định phạm vi dải sóng vỡ, sơ đồ cao độ địa hình đáy biển Trà Vinh được xuất từ mơ hình Mike 21 như trên hình 3.28. Hình 3.28 cho thấy, địa hình đáy biển khu vực Trà Vinh tồn tại một “vách ngầm” (đáy địa hình có độ dốc rất lớn từ cao trình (-6) ÷ (-20)m). Trong q trình lan truyền vào bờ sóng vỡ khi bị hạn chế về độ sâu nước, tại vị trí vách ngầm độ sâu nước bị suy giảm một cách đột ngột. Phần phía trong của vách ngầm này là vùng địa hình “sườn nghiêng nước nơng” (clinoform) có tác động đến sự suy giảm của sóng và xói liên quan đến ma sát đáy. Đây là đặc trưng riêng của khu vực Trà Vinh và cũng là đặc trưng chung của khu vực bờ đông ĐBSCL. Điều này cũng đã được nhắc đến trong nghiên cứu của AFD [23].
Trên biển khơi Đông Nam bộ, độ cao sóng trong mùa gió đơng bắc là 1,5m6m và trong mùa gió tây nam là 13m. Sóng có độ cao dưới 1m thường bị vỡ trên vùng biển ven bờ độ sâu <3m. Các sóng lớn (độ cao >3m) thường vỡ ở khoảng cách xa bờ 610km (đường cao trình - 8m), khi đi vào khu vực nước nông này. Đây là một trong các yếu tố tự nhiên rất quan trọng giúp giảm chiều cao sóng tới (đặc biệt trong điều kiện gió bão), góp phần làm giảm sạt lở bờ biển tại Trà Vinh. Tuy nhiên tại một số vị trí ở Hiệp Thạnh, Trường Long Hịa bị xói khá mạnh mẽ bởi các đợt sóng tác động trực tiếp, đặc biệt vào gió mùa đơng bắc và một số nguyên nhân khác sẽ được phân tích tiếp trong phần sau. Như vậy, luận án đặt ra nghi vấn, vùng đại dương có liên quan đến xói lở sẽ là tồn bộ khu vực phía trong của vách ngầm này (clinoform).
Bảng 3.8 thể hiện các hoa sóng được vẽ từ kết quả tính tốn theo mùa gió đơng bắc và tây nam đối với các vị trí như trên hình 3.28 (từ S1 – S7).