Lưới tính vùng nghiên cứu của dự án JICA

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát khu vực bờ biển tỉnh trà vinh, đề xuất giải pháp chính trị (Trang 40 - 42)

Dự án EU- AFD năm 2017 do cơ quan phát triển Pháp kết hợp với Viện KHTL miền Nam [23], là dự án nghiên cứu về q trình xói lở vùng ven biển ĐBSCL và tập trung nhiều vào vùng ven biển Gị Cơng và U Minh. Ưu điểm của nghiên cứu này là với nguồn kinh phí lớn nên dữ liệu khảo sát rất phong phú, các mơ hình mơ phỏng sóng, dịng chảy, vận chuyển bùn cát được kiểm định chi tiết, lưới tính được chia rất mịn cho vùng trọng điểm (nhỏ hơn 2 -3 lần bước sóng), các kết quả tính tốn có tin cậy cao và xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu phong phú cho các dự án sau. Ưu điểm thứ 2 là dự án kết hợp tính tốn nhiều mơ hình hiện đại như TELEMAC-2D, SYSIPHE, MIKE 21/3 FM,…Tuy nhiên, dự án vẫn chú trọng phân tích nhiều đến diễn biến hình thái (bồi/xói) mà chưa phân tích kỹ đến q trình cân bằng bùn cát đối với mỗi đoạn bờ biển.

1.2.3. Các cơng trình nghiên cứu của tác giả trong nước

Các nghiên cứu gần đây có liên quan đến lĩnh vực và phạm vi nghiên cứu của luận án, có thể kể đến:

Nguyễn Địch Dỹ (2010) nghiên cứu địa chất-địa mạo vùng cửa sông và khu vực đới bờ 4 tỉnh ven biển ĐBSCL gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tuổi tuyệt đối của các lớp trầm tích trong các mũi khoan địa chất, xây dựng được bản đồ mặt cắt địa chất các tỉnh ven biển [8].

Tham khảo mặt cắt địa chất ven biển Trà Vinh (Hình 1.13) cho thấy lớp trầm tích phần trên cùng (mới nhất) của vùng biển ven bờ Trà Vinh có nguồn gốc chủ yếu từ sơng – biển, gồm 3 loại [8]:

- Trầm tích aluvi (aQ23) (Trầm tích nguồn gốc sơng): Nhìn chung thành phần trầm tích chủ yếu là bột-sét xen lẫn cát hạt mịn.

- Trầm tích sơng - đầm lầy (abQ23b): Thành phần trầm tích chủ yếu là bột sét màu xám đen chứa tàn tích thực vật.

- Trầm tích nguồn gốc hỗn hợp sông - biển (amQ23b): Thành phần trầm tích chủ yếu là cát pha sét.

Nhìn nhận một cách tổng quan, vùng bờ biển gần cửa Cung Hầu, Định An và một số cửa rạch nhỏ cắt ngang bờ biển Trà Vinh có trầm tích (lớp trên) nguồn gốc chủ yếu từ sông với thành phần thạch học chủ yếu là bột sét (aQ23, abQ23b) thích hợp cho các giống cây rừng ngập mặn phát triển. Các phần còn lại của bờ biển Trà Vinh có trầm tích nguồn gốc hỗn hợp sơng - biển với thành phần thạch học là cát pha sét, thích hợp cho rừng phi lao phịng hộ phát triển. Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm địa chất ven biển Trà Vinh có ý nghĩa trong việc thiết lập đặc điểm lớp trầm tích đáy trong các mơ hình tính tốn thủy động lực – bùn cát và trong việc định hướng các giải pháp bảo vệ bờ biển bằng trồng rừng ngập mặn hoặc rừng phi lao phòng hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát khu vực bờ biển tỉnh trà vinh, đề xuất giải pháp chính trị (Trang 40 - 42)