Kết quả tính tốn thơng lượng bùn cát dọc bờ qua các mặt cắt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát khu vực bờ biển tỉnh trà vinh, đề xuất giải pháp chính trị (Trang 112 - 115)

Đơn vị: tấn/năm

Mặt cắt

Thông lượng bùn cát dọc bờ (độ rộng mặt cắt 2km)

Tính cho năm 2011

Mùa gió đơng bắc Mùa gió tây nam Cả năm

MC1 W1ĐB = 70.368 W1TN = -170.289 W1 = - 99.921 MC2 W2ĐB = -1.251.666 W2TN = -294.831 W2 = - 1.546.497 MC3 W3ĐB = -875.859 W3TN = 14.145.348 W3 = 13.269.489 Từ kết quả tính tốn thơng lượng bùn cát dọc bờ như trong bảng 3.11 có thể xây dựng nên sơ đồ hướng vận chuyển bùn cát dọc bờ trong mùa gió đơng bắc và tây nam như trong hình 3.33 và 3.34.

Hình 3. 33: Hướng vận chuyển bùn cát dọc bờ vận chuyển bùn cát dọc bờ trong mùa gió đơng bắc Như đã phân tích ở phần trên, vào MGĐB, dịng vận chuyển bùn cát dọc bờ bao gồm một phần nhỏ đi vào các cửa sông (MC1), phần lớn vận chuyển về phía nam (MC2 và MC3).

Hình 3. 34: Hướng vận chuyển bùn cát dọc bờ chuyển bùn cát dọc bờ trong mùa gió tây nam

Vào MGTN, nguồn bùn cát dồi dào từ sông cung cấp cho BBTV qua cửa Cung Hầu – Cổ Chiên (phía bắc – MC1) và cửa Định An (phía nam-MC2). Dịng bùn cát ven bờ qua MC2 cũng có chiều về phía nam, luận án đưa ra một số lý giải như sau:

- MC2 cách cửa sông Cung Hầu – Cổ Chiên 10km và cách MC1 13km (MC1 nằm trong khu vực cửa sơng, chiều dài tồn bộ bờ biển từ MC1 đến MC3 khoảng 45km), do vậy khu vực này cũng được bổ sung bùn cát từ sơng. Có thể nhận thấy rõ hiện tượng này thông qua ảnh vệ tinh và kết quả từ mơ hình trên hình 12– Phụ lục 1.

- Mặc dù vào MGTN, dịng ven sóng sẽ đi lên phía bắc nhưng chiều cao sóng mùa này nhỏ, đồng nghĩa với việc dịng ven sóng sẽ yếu hơn trong MGĐB và sẽ chỉ tác động nhiều lên nửa bờ phía nam.

- Dịng chảy khi triều lên trong MGTN vẫn có hướng từ phía đơng bắc, điều này có thể ảnh hưởng đến dòng bùn cát từ phía nam đi lên.

Hình 3. 35: Thông lượng bùn cát dọc bờ hàng năm qua các mặt cắt

Kết quả tính tốn với thời lượng 1 năm như sau (kết hợp xem hình 3.35): Giá trị W1 và W2 mang dấu “-” cho thấy quá trình vận chuyển bùn cát dọc bờ chiếm ưu thế về phía tây nam trên đoạn bờ biển giữa mặt cắt MC 1 và MC2. Trong khi đó, giá trị W3 mang dấu “+” cho thấy rằng qua mặt cắt MC3, hàng năm bờ biển Trà Vinh được bổ sung một lượng vô cùng lớn bùn cát ven biển (13.269.489 tấn/năm). Đây là đặc điểm riêng lợi thế cho Trà Vinh, vì theo nghiên cứu mới nhất của AFD [23] khi đánh giá thông lượng bùn cát dọc bờ hàng năm đối với dải bờ biển phía đơng ĐBSCL, xu thế chung là bùn cát đi về phía nam.

b) Vận chuyển bùn cát dọc bờ, ngang bờ và trữ lượng

Do vùng bờ biển là một vùng rộng lớn, dưới tác động đa chiều của các yếu tố thủy lực, hướng vận chuyển bùn cát cũng rất phức tạp, trong đó hai hướng chủ đạo là vận chuyển bùn cát dọc bờ và vng góc với bờ. Luận án chia BBTV thành hai khu vực để đánh giá kỹ hơn vấn đề này, bao gồm khu vực xói lở trọng điểm (xã Hiệp Thạnh) và khu vực Trường Long Hịa – Đơng Hải.

Khu vực bờ biển Hiệp Thạnh được chia thành 3 vùng khép kín (1, 2, 3) giới hạn bởi các mặt cắt vng góc với bờ (MC1, MC-N1, MC-N2, MC-N3) và song song với bờ (MC-D1, MC-D2, MC-D3, MC-D4) như hình 3.36 và bảng 3.12. Trong đó, mặt cắt MC-D4 là cửa sơng Bến Giá, được thiết lập để đánh giá lượng bùn cát bổ sung cho vùng bờ biển này từ sơng Bến Giá. Với các tính tương tự phần trên, kết quả tính tốn tổng lượng vận chuyển bùn cát qua các mặt cắt trong một năm thể hiện trên hình 3.36, trữ lượng bùn cát tại mỗi vùng thể hiện trên bảng 3.13. Xu thế chung của quá trình này là vận chuyển bùn cát dọc bờ về phía tây nam và lượng bùn cát vận chuyển vng góc với bờ cũng rất lớn. Cụ thể như sau:

- Vùng 1: Do nằm ở khu vực cửa sơng rộng, dịng chảy mạnh, lượng bùn cát bổ sung nhỏ hơn nhiều so với lượng bùn cát mất đi, dẫn đến xói lở mạnh. Lượng bùn cát thiếu hụt do cả 2 nguyên nhân: tải bùn cát dọc bờ và ngang bờ đều rất lớn.

- Vùng 2: Lượng bùn cát bổ sung (từ vùng 1 chuyển sang vùng 2) lớn hơn lượng bùn cát mất đi, dẫn đến hiện tượng xói mạnh ở phần đầu (MC-N1) và bồi nhẹ ở phần cuối (MC-N2).

- Vùng 3: Lượng bùn cát bổ sung (từ vùng 2 chuyển sang vùng 3 và từ cửa sông Bến Giá - MC-D4) lớn hơn lượng bùn cát mất đi, dẫn đến hiện tượng bồi ở khu vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát khu vực bờ biển tỉnh trà vinh, đề xuất giải pháp chính trị (Trang 112 - 115)