Sơ họa mặt cắt ngang đới bờ biển Trà Vinh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát khu vực bờ biển tỉnh trà vinh, đề xuất giải pháp chính trị (Trang 125 - 126)

Trong đó:

- Khu vực bãi sau: là khu vực thềm cao nằm trên mực nước đỉnh triều. Bãi sau là vùng bãi mà sóng gió và sóng triều thơng thường khơng tác dụng đến được (ngoại trừ sóng do gió bão lớn). Phía trong của vách bờ là các cồn cát ven biển.

- Khu vực bãi trước: là khu vực có dao động lên xuống của mực nước thủy triều cộng thêm chiều cao sóng leo. Phần trên của bãi trước có độ dốc tương đối lớn, phần dưới thoải hơn.

- Khu vực sườn bờ ngầm (bãi ngầm): là khu vực ngập hoàn toàn dưới mực nước biển. Giới hạn trong của sườn bờ ngầm là mực nước trung bình triều thấp, giới hạn ngồi là nơi bắt đầu có sóng vỡ (sóng bạc đầu).

Với sơ họa mặt cắt ngang như hình 3.43 có thể thấy địa hình ven biển (phần ngập nước) của Trà Vinh thuộc dạng khá thoải, điều này giúp giảm đáng

kể chiều cao sóng ngồi khơi khi tiến vào bờ. Diễn biến xói lở vùng ven biển Trà Vinh xảy ra có liên quan đến ma sát đáy ảnh hưởng đến toàn bộ vùng đồng bằng nước nông này (rộng khoảng 6->10km).

Trong các phần khác của luận án này, vẫn sử dụng thuật ngữ “bờ biển” với ý nghĩa của “đới bờ biển”.

b) Mặt bằng bờ biển

Xét về mặt hình thái, các dạng bờ biển và các dạng cửa sơng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Bờ biển tỉnh Trà Vinh nằm trong vùng châu thổ sông Mê Công (Mê Cơng delta), các khu vực cửa sơng mang tính chất hỗn hợp khi có lợi thế về nguồn bùn cát trong lưu vực tương đối phong phú nhưng lại chịu chi phối mạnh bởi các yếu tố sóng và triều của biển Đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát khu vực bờ biển tỉnh trà vinh, đề xuất giải pháp chính trị (Trang 125 - 126)