1.1 .Helicobacter pylori
1.1.3. Viêm dạ dày mạn tiến triển do H.pylori
Người ta ước đốn có hơn một nửa dân số thế giới mắc bệnh viêm dạ dày mạn với nhiều mức độ và phạm vi khác nhau [204]. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày, trong đó vi khuẩn H. pylori là nguyên nhân phổ
biến nhất [192], [215]. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu cho thấy việc điều trị tiệt trừ H. pylori làm thay đổi diễn biến tự nhiên của viêm dạ dày mạn. Sau đây là diễn biến tự nhiên của viêm dạ dày mạn
Viêm dạ dày mạn là một quá trình viêm tiến triển, kéo dài qua nhiều bước. Bắt đầu là tình trạng viêm mạn tính đơn thuần (viêm nơng) [132]. Q trình này có thể kéo dài nhiều năm hay nhiều thập kỷ dẫn đến viêm teo dạ dày [205], [204]. Nguy cơ tiến tới viêm teo hàng năm khoảng 2-3% [234]. Khoảng 50% số bệnh nhân viêm dạ dày mạn do H. pylori sẽ có viêm teo ở
một mức độ nào đó và lan rộng trong suốt cuộc đời. Khoảng 5% số người bị nhiễm H. pylori có viêm teo nặng và tiến tới giai đoạn cao hơn [107]. Sự lan rộng chậm từ viêm hang vị lên thân vị tạo thành dạng viêm toàn dạ dày, viêm teo đa ổ hoặc viêm chủ yếu thân vị là một lộ trình chung [108].
Hình 1.2. Hình ảnh mơ học viêm dạ dày mạn
(Nguồn Rugge M. và cs: Dig Liver Dis, 43 Suppl 4, S373-384, 2011) [192] Niêm mạc thân vị. Bình thường (A): Lớp tuyến tiết axit bình thường. Viêm khơng teo (B): Viêm nhẹ với bạch cầu đơn nhân ở lớp trên của niêm mạc (viêm mạn nông) (mũi tên). Viêm teo thân vị mức độ vừa (C): Viêm với bạch cầu đơn nhân nhiều hơn ở cả lớp dưới kèm mất tuyến tiết axit rõ (teo). Viêm teo nặng thân vị (D): Tình trạng viêm nhẹ nhưng các tuyến tiết axit bị mất hồn tồn. Một vài chỗ có dị sản ruột ở góc dưới phải.
Dị sản ruột (IM, intestinal metaplasia) hầu như luôn đi kèm với viêm dạ dày mạn teo đa ổ thậm chí ung thư hóa cũng được khởi động, q trình này được gọi là tiến trình Correa (Correa cascade) [60]. Có nhiều yếu tố và cơ chế bệnh sinh tiềm tàng liên quan đến ung thư đóng vai trị là yếu tố kích hoạt trong tiến trình [204].