1.1 .Helicobacter pylori
1.3. Phác đồ nối tiếp có levofloxacin trong điều trị H.pylori
1.3.3. Phác đồ nối tiếp cải tiến có levofloxacin
1.3.3.1. Các thuốc trong phác đồ nối tiếp cải tiến có levofloxacin † Levofloxacin
Levofloxacin là một fluoroquinolon mới, một đồng phân của ofloxacin có tác dụng đối với nhiều loại vi khuẩn gram dương và gram âm. Thuốc hấp thu nhanh, sinh khả dụng 100%, ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn, phân bố rộng khắp cơ thể, thâm nhập tốt vào các mô và dịch cơ thể. Nồng độ thuốc trong mô và dịch cơ thể cao hơn huyết tương, thời gian bán hủy 6 - 8 giờ ở người có chức năng thận bình thường [54]. Các fluoroquinolon có tác dụng chống vi khuẩn H. pylori [194]. Hơn nữa, Tanaka M. và cs đã chứng minh rằng
levofloxacin và PPI có tác dụng hiệp đồng chống vi khuẩn H. pylori [220].
† Amoxicillin
Amoxicillin là 1 trong số 3 kháng sinh được sử dụng phổ biến trong phác đồ 3 thuốc chuẩn. Thuộc nhóm kháng sinh betalactam. Thuốc dung nạp tốt và đặc biệt rất ít bị đề kháng bởi H. pylori
† Tinidazol
Tinidazol và metronidazol là 2 thuốc có cấu trúc hóa học liên quan với nhau thuộc nhóm 5 nitroimidazol [248]. Tuy nhiên tinidazol có thời gian bán hủy gần gấp đôi metronidazol. Với liều đơn 2g, thời gian bán hủy của tinidazol là 12,5 giờ so với metronidazol là 7,3 giờ, có lẽ vì vậy màcác phác đồ metronidazol kém hơn tinidazol [248], [260]. Tinidazol được sử dụng trong phác đồ nối tiếp ban đầu chứ không phải metronidazol và theo Zullo, về sau các phác đồ nối tiếp dùng metronidazol là một phần lý do giảm hiệu quả của phác đồ nối tiếp [258], [261].
Hình 1.9. Cấu trúc phân tử metronidazol và tinidazol
† Rabeprazol
Rabeprazol là một thuốc PPI mới, được giới thiệu lần đầu tiên năn 1997 và là thuốc PPI đầu tiên được Hoa Kỳ công nhận trong điều trị H. pylori bằng phác đồ 7 ngày [124]. Phần lớn các PPI đều chuyển hóa ở gan qua enzyme CYP2C19. Đa hình gen CYP2C19 là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị tiệt trừ H.pylori [114]. Tuy nhiên, trong số các PPI,
rabeprazol ít phụ thuộc vào chuyển hóa CYP2C19 nhất. Trong các đa hình gen, kiểu gen chuyển hóa trung bình (IM, intermediate metabolizer) và chuyển hóa mạnh (EM, extensive metabolizer) làm giảm hiệu quả của PPI và do đó giảm hiệu quả của phác đồ điều trị tiệt trừ H. pylori. Phân bố kiểu gen CYP2C19 ở Việt Nam EM 40%, IM 40%, chuyển hóa kém (PM, poor metabolizer) 20% [124]. Do đó việc lựa chọn rabeprazol để điều trị H. pylori có ích lợi hơn các PPI khác tại Việt nam. Theo Lim P. W. và cs ngồi yếu tố ít phụ thuộc vào chuyển hóa qua CYP2C19 rabeprazol cịn có ưu điểm là giảm nhanh triệu chứng, dung nạp tốt và liều dùng tiện dụng và do đó là lựa chọn hàng đầu trong điều trị các rối loạn liên qua đến axit dạ dày [126].
1.3.3.2. Sự phối hợp levofloxacin với PPI trong điều trị H. pylori
Trên invitro, Tanaka M. và cs đã chứng minh rằng có một sự hiệp đồng tác dụng cao hơn khi phối hợp PPI với levofloxacin so với clarithromycin và amoxicillin [220]. Năm 2000, lần đầu tiên Camarota G. và cs đã sử dụng
levofloxacin trong điều trị tiệt trừ H. pylori. Tác giả áp dụng 2 phác đồ phối hợp PPI và levofloxacin với tinidazol hoặc amoxicillin. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ tiệt trừ H. pylori của 2 phác đồ 3 thuốc có levofloxacin ≥ 90%, tuân thủ điều trị tốt và tác dụng phụ nhẹ [54]. Sau đó nhiều nghiên cứu khác áp dụng levofloxacin trong điều trị H. pylori.
Tại Việt Nam, năm 2009, Đào Hữu Ngôi và cs đã áp dụng phác đồ 3 thuốc có levofloxacin. Tỷ lệ thành cơng của phác đồ này là 88,2% theo phân tích PP và 68% theo phân tích ITT và an toàn trong sử dụng [22]. Năm 2015 Hoàng Trọng Thảng đã áp dụng phác đồ này thời gian điều trị 7 ngày, tỷ lệ thành công là 86,3 % theo phân tích PP 74,6% theo phân tích ITT, đồng thời dung nạp tốt [25].