Kỹ thuật bơm bóng đối xung nội động mạch chủ (IABP: intraaortic

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả khôi phục huyết động của bóng đối xung nội động mạch chủ trong điều trị sốc tim do nhồi máu cơ tim (Trang 39 - 43)

balloon pump counterpulsation)

Giới thiệu lược sử 1.3.1.

Khái niệm đối xung: Sự giảm nhanh áp lực trong động mạch chủ đồng

thì với giai đoạn tống máu của thất trái (pha co đẳng trương), sau đó là sự gia

tăng áp lực trong động mạch chủ khi thất trái giãn (pha giãn đẳng tích) được gọi là đối xung- q trình này cịn gọi là tăng áp tâm trương hoặc giảm áp tâm thu.

Hiện tượng đối xung được tạo ra bằng cách rút nhanh máu từ động mạch chủ hoặc thất trái trong thì tâm thu và bơm nhanh trở lại trong thì tâm trương thơng qua một buồng bơm bên ngoài, kết quả làm giảm tải tâm thu và

tăng tưới máu động mạch vành [125,126].

Nguyên lý đối xung đã mở ra kỷ nguyên mới trong điều trị bệnh nhân

suy tim nặng và sốc tim, dẫn đến sự ra đời của BĐXNĐMC và người đi tiên

phong trong lĩnh vực này là Moulopoulos và cộng sự [48] [79]. Sau đó, Dennis

và Osborn báo cáo làm giảm hậu gánh bằng phương pháp đối xung ngoài cơ

thể [163]. BĐXNĐMC đã được coi là biện pháp hỗ trợ cơ bản và thường xuyên

nhất cho bệnh nhân suy tim nặng [125]. Năm 1952, Adrian và Arthur

Kantrowitz là những người đầu tiên ứng dụng nguyên tắc đối xung trên thực nghiệm. Năm 1962, Harken và cộng sự đã báo cáo nghiên cứu về bóng đối xung trên động vật [126].

Trong những năm đầu, BĐXNĐMC được đặt trong lòng ĐMC bằng phẫu thuật rạch ĐM đùi với kích thước của bóng là 15 French. Năm 1980, Bregman và cộng sự đã mô tả đặt BĐXNĐMC qua da với kích thước 8,5 - 9,5 French rồi đến 8 - 9 French, chính là kỹ thuật đang được sử dụng hiện nay [51]. BĐXNĐMC là một phương thức hỗ trợ tim đơn giản, giúp giảm tiền gánh, tăng cung lượng tâm thu và tăng tỷ lệ cung cầu oxy của cơ tim, thời gian sử dụng có thể kéo dài nhiều ngày [48].

Nguyên lý hoạt động của bơm bóng đối xung nội động mạch chủ 1.3.2.

* Nguyên lý hoạt động

BĐXNĐMC được bơm căng vào thì tâm trương và xả xẹp vào thì tâm thu. Bóng được bơm lên ngay sau khi van động mạch chủ đóng gây tăng áp lực tâm trương động mạch chủ làm tăng tưới máu động mạch vành dẫn đến

tăng tưới máu cơ tim, tăng cung cấp O2 cho cơ tim và tăng lưu lượng tưới

máu não (tăng cung cấp O2 não). Thì tâm thu bóng xẹp nhanh đột ngột làm

giảm thể tích và áp lực cuối tâm thu và cuối tâm trương thất trái dẫn đến giảm hậu tải thất trái, giảm công hoạt động của tim, làm tăng cung lượng tim và

giảm nhu cầu tiêu thụ O2 cơ tim. Giảm áp lực thành tim, giảm nhu cầu năng

lượng, giảm thiếu máu cơ tim nhưng khơng làm thay đổi tuần hồn vành [48].

Nguyên lý hoạt động của bóng đối xung nội động mạch chủ Hình 1.5.

Bóng được bơm phồng trong kỳ tâm trương làm tăng tưới máu mạch vành; Bóng được xả xẹp trong kỳ tâm thu làm giảm công hoạt động của tim, giảm

Để đạt được hiệu quả tối ưu của BĐXNĐMC thì việc cài đặt thời điểm bơm và xả bóng phải theo đúng chu chuyển tim của bệnh nhân. Máy được cài đặt khởi động (trigger) dựa trên ECG hoặc đường biểu diễn áp lực động mạch.

Người ta thường chọn khởi động BĐXNĐMC dựa trên sóng R của

ECG. Trên ECG, đỉnh sóng R tương ứng với bắt đầu kỳ tâm thu của thất trái,

bóng được cài đặt tự động, bắt đầu bơm bóng ở giữa sóng T tương ứng với thời kỳ tâm trương và làm xẹp bóng trước khi chấm dứt phức bộ QRS.

Ảnh hưởng trên huyết động của bóng đối xung nội động mạch chủ Hình 1.6.

A: ECG; B, C: bóng xẹp tương ứng với thời kỳ tâm thu của chu kỳ tim, và bóng bơm phồng tương ứng thời kỳ tâm trương. E: Biểu đồ áp lực ĐMC trong lúc bóng hoạt động [48].

Trên đường biểu diễn huyết áp động mạch, bóng được bơm ngay sau khi đóng van động mạch chủ (tương ứng với điểm dicrotic notch) và xả xẹp ngay trước khi bắt đầu kỳ tâm thu mới - lúc mở van động mạch chủ (tương ứng với điểm ngay trước đường đi lên của huyết áp tâm thu.

Hệ thống bơm BĐXNĐMC và đường biểu diễn huyết áp ĐM [128] Hình 1.7.

• Thời điểm cài đặt và cai bóng

Với thế hệ máy hiện đại - Datascope CS 100- 300, việc khởi động diễn ra tự động theo nhịp tim trên EGC, bóng ln được bơm đồng bộ với nhịp tim theo tỷ lệ 1:2 giúp ta dễ dàng so sánh giữa nhịp thất của bệnh nhân và sự gia tăng nhát bóp của tim để xác định được thời điểm cài đặt bóng lý tưởng.

Tùy theo tình trạng huyết động của bệnh nhân, ta có thể thay đổi chế độ hỗ trợ theo tỷ lệ 1:1; 1:2; 1:3.

Thời điểm bơm và xả bóng khơng đúng làm thay đổi hiệu quả tác dụng của bóng trên huyết động.

- Nếu BĐXNĐMC có biến chứng, cai và rút bóng ngay lập tức.

Tăng tưới máu vành mmHg C D A B E F 120 100 80 B Giảm tiêu thụ oxy cơ tim

- Việc cai bóng ĐXNĐMC được tiến hành khi đã giảm được liều vận mạch: Dobutamine 6-7µg/kg/phút, hoặc Epinephrine 0.1µg/kg/phút.

- Khi cai bóng, giảm tỷ lệ hỗ trợ bóng dần dần từ 1:1 xuống 1:2 rồi 1:3 trong mỗi 6 giờ, nếu tình trạng huyết động ổn định thì giảm dần độ căng phồng của bóng (giảm mức độ hỗ trợ), khi đã giảm trên 50% mà huyết động vẫn được duy trì ổn định thì dừng máy và rút bóng.

Chỉ định và chống chỉ định đặt bóng đối xung nội động mạch chủ[48] 1.3.3.

* Chỉ định

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả khôi phục huyết động của bóng đối xung nội động mạch chủ trong điều trị sốc tim do nhồi máu cơ tim (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)