Bơm bóng đối xung nội động mạch chủ trong điều trị sốc tim do nhồ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả khôi phục huyết động của bóng đối xung nội động mạch chủ trong điều trị sốc tim do nhồi máu cơ tim (Trang 43 - 47)

- Loạn nhịp thất trơ với thuốc điều trị.

- Đau ngực sau nhồi máu cơ tim hoặc đau ngực không ổn định không

đáp ứng điều trị nội khoa.

- Suy tim không đáp ứng điều trị nội khoa.

- Hỗ trợ huyết động cho can thiệp mạch và phẫu thuật tim (thay van,

bắc cầu nối chủ- vành) trên bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao.

- Khó cai máy tuần hồn ngồi cơ thể.

- Sốc nhiễm khuẩn. - Chuẩn bị ghép tim.

* Chống chỉ định

- Tuyệt đối: Hở van động mạch chủ nặng, phình bóc tách động mạch chủ. - Tương đối: Bệnh mạch máu ngoại vi nặng, chấn thương nặng, xuất huyết nặng.

1.4. Bơm bóng đối xung nội động mạch chủ trong điều trị sốc tim do nhồi máu cơ tim máu cơ tim

Ảnh hưởng của bơm bóng đối xung nội động mạch chủ tới huyết động 1.4.1.

Bóng được bơm phồng làm di chuyển máu, tăng tưới máu mạch vành thông qua sự tăng áp lực tâm trương và sự chênh áp lực tâm trương.

Lưu lượng mạch vành theo chu chuyển tim [37]. Hình 1.8.

Kern và cộng sự báo cáo trên các động vật có huyết áp bình thường,

BĐXNĐMC làm giảm nhu cầu tiêu thụ 02 cơ tim nhưng không làm thay đổi

đáng kể lưu lượng mạch vành. Hiệu quả tưới máu của BĐXNĐMC hạn chế trên các vùng cơ tim thiếu máu do mạch vành bị tắc [99].

Folland và cộng sự quan sát thấy có liên quan giữa BĐXNĐMC với

triệu chứng đau thắt ngực trên những người có bệnh lý ĐM vành và động mạch chủ nặng và kết luận rằng sự cải thiện lưu lượng mạch vành là do BĐXNĐMC [51].

Anderson, Ohman và cộng sự mô tả điều trị BĐXNĐMC như một

phương thức duy trì cơ tim nhân tạo. Fuchs và Cộng sự cho rằng tuần hoàn bàng hệ tăng trong lúc huyết áp tâm trương tăng [16][53]. Trong q trình đặt bóng, áp lực cuối tâm trương giảm. Theo định luật Law, sự giảm áp lực cuối tâm trương sẽ làm giảm sức căng trước khi mở van động mạch chủ, do đó giảm nhu cầu tiêu thụ oxy cơ tim.

Với việc tăng huyết áp tâm trương và giảm huyết áp tâm thu, BĐXNĐMC làm giảm hậu gánh thất trái, làm giảm sức căng thành thất trái và giảm nhu cầu tiêu thụ oxy cơ tim. Do đó làm tăng thể tích nhát bóp và tăng cung lượng tim.

- Giảm áp lực động mạch chủ tiền tâm thu (cuối tâm trương)

Trong nhiều nghiên cứu cho thấy, khi đặt BĐXNĐMC áp lực cuối tấm trương ĐMC giảm trên 30% do giảm tải tâm thu [64]

- Rút ngắn giai đoạn đồng thể tích (isometric) của thất trái

Trong lúc BĐXNĐMC hoạt động van động mạch chủ mở sớm, do đó làm rút ngắn giai đoạn đồng thể tích của sự co bóp thất trái. Khoảng cách này có liên quan tỷ lệ với nhu cầu tiêu thụ O2 cơ tim [111].

- Giảm sức căng thành thất trái và tăng tỷ số áp lực thất trái (dp/dt)

Theo Urschel và cộng sự, tỷ lệ tăng áp lực thất trái bị giảm bởi điều trị BĐXNĐMC trên 20% so với giá trị của nhóm chứng [214].

- Tác dụng tới phân suất tống máu, cung lượng tim, và định luật Frank Starling trên thất trái

BĐXNĐMC làm tăng phân suất tống máu của thất trái [81] và tăng cung lượng tim từ 0,5 - 1lít/phút hoặc hơn 30% [46][48]. Đường biểu diễn

Frank Starling biến đổi khi đặt BĐXNĐMC- biểu đồ này di chuyển qua trái,

cho thấy sự cải thiện chức năng thất trái [51]. - Giảm tiền gánh

Thể tích tâm trương thất trái bị giảm vì hiệu quả của bóng làm giảm tải tâm thu, do thay đổi áp lực và thể tích tâm trương thất trái, điều này biểu hiện sự cải thiện sức co bóp của thất trái [51].

Ảnh hưởng của BĐXNĐMC tới tỷ số cung cầu oxy DPTI/TTI [69] Hình 1.9.

- BĐXNĐMC và sự tiêu thụ - cung cấp oxy cơ tim

Tác dụng của BĐXNĐMC làm cải thiện sự cung cấp oxy cơ tim được đánh giá bởi chỉ số thời gian áp lực tâm trương (diastolic pressure tension index: DPTI) và chỉ số thời gian sức căng (tension time index: TTI) (Hình 1.9).

DPTI phản ánh thời kỳ tâm trương và lưu lượng máu dưới nội tâm mạc. Nó tùy thuộc vào áp lực tâm trương động mạch chủ và thời gian tâm trương. DPTI được tăng bởi điều trị BĐXNĐMC vì nó làm tăng áp lực tâm trương động mạch chủ và giảm áp lực cuối tâm trương TTI tương ứng với vùng bên dưới biểu đồ dạng sóng của áp lực tâm thu thất trái. TTI giảm trong lúc bóng xả xẹp vì giảm huyết áp tâm thu.

EVR =

DPTI

= CUNG CẤP ÔXY

TTI NHU CẦU ÔXY

Tỷ lệ DPTI/TTI phản ánh mối liên quan giữa cung cấp và tiêu thụ O2 cơ tim và được gọi là tỷ số cung cầu oxy cơ tim (endocardial viability ratio: EVR). Giá trị tối đa là 1 tương ứng với sự cân bằng giữa cung cấp và tiêu thụ.

EVR < 0,7 gợi ý thiếu máu cơ tim nghiêm trọng.

Nghiên cứu của Bolooki và cộng sự cho rằng, BĐXNĐMC làm tăng EVR. Chỉ số EVR được coi như 1 tiêu chuẩn để quyết định sử dụng

BĐXNĐMC cho các trường hợp suy tim trong khi đang phẫu thuật [48][49].

Một số biến chứng của bơm bóng đối xung nội động mạch chủ 1.4.2.

Biến chứng mạch máu: chảy máu, tắc do huyết khối, thiếu máu chi. Biến chứng mạch máu thường gặp nhất là thiếu máu chi, với tần suất từ 14 - 45% ở bệnh nhân đặt BĐXNĐMC [38] [48]. Một nghiên cứu đa quốc gia gồm 16.909 bệnh nhân có đặt BĐXNĐMC, tỷ lệ biến chứng là 7%. Trong đó 2,6% biến chứng nặng gồm: chảy máu nhiều 0,8%, thiếu máu đe dọa chi 0,9%; đoạn chi 0,1% và tử vong có liên quan với BĐXNĐMC là 0,05% [125]. Các sự cố về kỹ thuật như rách bóng, gãy catheter, lỗi phần điều khiển của hệ thống bơm bóng ít gặp [73]

1.5. Một số nghiên cứu về điều trị sốc tim do nhồi máu cơ tim cấp trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả khôi phục huyết động của bóng đối xung nội động mạch chủ trong điều trị sốc tim do nhồi máu cơ tim (Trang 43 - 47)