Nội dung nghiên cứu và các tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả khôi phục huyết động của bóng đối xung nội động mạch chủ trong điều trị sốc tim do nhồi máu cơ tim (Trang 66 - 68)

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Nội dung nghiên cứu và các tiêu chí đánh giá

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 2.3.1.

- Mô tả được đặc điểm tuổi, giới, tiền sử bệnh tim mạch

- Đặc điểm xét nghiệm huyết học, đông máu, chức năng gan, thận, đường máu, lactat, procalcitonin, khí máu, NT-proBNP, TNT…

- Đặc điểm tim mạch trên siêu âm tim, trên hình ảnh chụp động mạch

vành

- Đánh giá được tình trạng sốc tim.

- Đánh giá được độ nặng của bệnh nhân khi nhập viện thông qua các

Bảng điểm Glasgow, APACHE II, phân độ suy tim Killip.

- Mức độ suy đa tạng theo tiêu chuẩn Knaus và bảng điểm SOFA.

- Các biện pháp điều trị cơ bản đã áp dụng trong nghiên cứu.

- So sánh một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm bệnh

nhân sống (nhóm 1) và nhóm tử vong (nhóm 2).

Đánh giá hiệu quả khôi phục huyết động của bệnh nhân sốc tim do nhồi 2.3.2.

máu cơ tim được điều trị bằng bóng đối xung nội động mạch chủ.

* Mơ tả và đánh giá sự khôi phục các chỉ số huyết động theo thời gian và sau

đợt điều trị có sử dụng bóng đối xung nội động mạch chủ:

- Nhịp tim, HA động mạch, áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP).

- Phân suất tống máu (EF %).

- Cung lượng tim (CO), Chỉ số tim (CI). - Sức cản mạch máu hệ thống (SVR).

Để tăng tính chính xác và khách quan nhóm nghiên cứu đã phối hợp

chắt chẽ với các bác sĩ chuyên khoa để thực hiện các các quy trình kỹ thuật

+ Chẩn đoán sốc tim do NMCT do 03 bác sĩ cũng tham gia: 01 Bs khoa cấp cứu, 1 Bs khoa nội tim mạch, 01 Bs khoa Hồi sức tích cực.

+ Siêu âm đánh giá các chỉ số huyết động: do 01 bác sĩ chuyên về siêu

âm tim của khoa chẩn đoán chức năng thực hiện.

+ Đặt bóng đối xung động mạch chủ và theo dõi: do kíp kỹ thuật của khoa Hồi sức tích cực thực hiện.

* Mô tả và đánh giá sự biến của nồng độ lactac máu và lượng nước tiểu:

* Mô tả và đánh giá sự thay đổi- mức độ giảm liều của các loại thuốc co mạch,

thuốc cường tim trong quá trình điều trị, gồm các thuốc sau: noradrenalin,

adrenalin, dobutamin và dopamin.

* Phân tích sự khác biệt về sự biến đổi các chỉ số huyết động của các phân nhóm:

- Nhóm đặt bóng đối xung nội động mạch chủ trước 12 giờ và nhóm đặt

sau 12 giờ (nhóm trước 12 giờ và nhóm sau 12 giờ).

- Nhóm có tái thơng động mạch vành qua da (PCI) và nhóm khơng PCI.

Kết quả điều trị và tác dụng không mong muốn của bệnh nhân sốc tim 2.3.3.

do nhồi máu cơ tim được điều trị bằng bóng đối xung nội động mạch chủ.

Đánh giá kết quả điều trị: 2.3.3.1.

- Ghi nhận và đánh giá các mốc thời gian chính liên quan tới q trình điều tri: + Thời gian từ khi sốc tim và thời gian từ khi sốc tới khi được đặt bóng + Thời gian lưu bóng đối xung nội động mạch chủ

+ Thời gian thở máy, thời gian nằm viện + Thời gian thoát sốc

+ Thời gian đạt huyết áp tâm thu > 90 mmHg - Đánh giá hiệu qủa hỗ trợ huyết động và kết quả điều trị:

+ Mức độ cải thiện huyết động sau q trình điều trị, tỷ lệ thốt sốc. + Mức độ cải thiện độ nặng của bệnh nhân thông qua số tạng suy, điểm SOFA, điểm APACHE II.

- Xác định một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng liên quan đến tử vong ở bệnh nhân sốc tim do nhồi máu cơ tim.

Nhận xét tỷ lệ tai biến và tác dụng không mong muốn của bệnh 2.3.3.2.

nhân sốc tim do nhồi máu cơ tim được điều trị bằng BĐXNĐMC

+ Tai biến về kỹ thuật đặt bóng: khơng đặt được bóng, thủng bóng gây

rị khí, rị máu trong catheter, gãy rập catheter.

+ Biến chứng chảy máu: mức độ mất máu.

+ Giảm tiểu cầu, thiếu máu do vỡ hồng cầu.

+ Thiếu máu chi: chi lạnh, hồi lưu mao mạch chậm, mạch yếu hoặc

mất, giảm dòng chảy trên siêu âm Dopler mạch.

+ Chảy máu: tại điểm đặt, các cơ quan khác liên quan đến việc dùng

thuốc chống đơng khi đặt bóng đối xung nội động mạch chủ.

+ Nhiễm khuẩn: tại chỗ, toàn thân.

Thời điểm đánh giá 2.3.4.

- Theo dõi toàn bộ các tiêu chí trên từ khi nhập viện tới lúc rút bóng. + Trước khi đặt bóng (T0).

+ Đặt bóng sau 1 giờ (T1), sau khi đặt bóng 3 giờ (T3), sau 6 giờ (T6), sau 24 giờ (T24),...., sau ngày thứ 4,5,6,7 (N4,N5,N6,N7) và thời điểm rút bóng.

- Theo dõi trong thời gian điều trị tại khoa hồi sức: + Biến chứng muộn: thiếu máu chi, tắc mạch. + Tỷ lệ tái phát NMCT

+ Tỷ lệ sống, tỷ lệ tử vong chung và tử vong trong 30 ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả khôi phục huyết động của bóng đối xung nội động mạch chủ trong điều trị sốc tim do nhồi máu cơ tim (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)